Ngành công nghệ thông tin được các bạn trẻ lựa chọn

(CTG) Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam tuy rằng có những bước tiến đáng kể nhưng mức độ phát triển của ngành này vẫn ít nhiều còn hạn chế vì hiện nay vấn đề nhân lực cho ngành này vẫn còn thiếu hụt trầm trọng.

 

Các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến khi gần như ai ai cũng đều có điện thoại thông minh kết nối nhiều tính năng hữu ích, đây là thời điểm rất phù hợp để bạn học ngành này để nắm bắt cơ hội công việc trong tương lai.

Theo các thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, Ngành công nghệ thông tin ở Việt Nam chỉ có khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp, đáp ứng được chuyên môn công việc yêu cầu.

Sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin.

Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Riêng với ngành công nghệ thông tin, ở một số nước trên thế giới còn có nhiều công ty sẵn sàng chi ra số tiền lớn để mời về cho mình những những kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, thiết kế lập trình game, lập trình viên, an ninh mạng,… đáp ứng được trình độ chuyên môn.

Vậy rất nhiều câu hỏi của các bạn trẻ đặt ra xoay quanh vấn đề công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là gì?

Công nghệ thông tin (Information Technology) là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội

Hiện tại ngành CNTT phân thành 5 chuyên ngành chính: Khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông, kỹ thuật phần mềm. Công nghệ thông tin cung cấp cho các doanh nghiệp bốn nhóm dịch vụ lõi để giúp thực thi các chiến lược kinh doanh đó là: quá trình tự động kinh doanh, cung cấp thông tin, kết nối với khách hàng và các công cụ sản xuất. Người làm trong ngành này đòi hỏi tư duy nhạy bén, tư duy logic, độc lập sáng tạo, say mê công việc thiết kế, có khả năng tiếp cận công nghệ mới.

Công nghệ thông tin học gì? học công nghệ thông tin ở đâu?

Ngành CNTT là một ngành chung, sinh viên được trang bị các kiến thức về khoa học tự nhiên, các kiến thức cơ bản như mạng máy tính, an toàn và bảo mật hệ thống thông tin, phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… đồng thời người học sẽ được lựa chọn các kiến thức các chuyên ngành chuyên sâu như: Hệ thống thông tin; công nghệ phần mềm; mạng và truyền thông máy tính; khoa học máy tính. Tùy theo từng chuyên ngành mà sẽ có hướng chuyên sâu và khả năng công tác khác nhau. học văn bằng 2 công nghệ thông tin ở đâu

Sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội trong giờ thực hành Thiết kế web.

Cơ hội việc làm cao không?

CNTT luôn phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Hơn nữa, phạm vi của ngành CNTT rất rộng nên sinh viên hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp với khả năng.

Học Công nghệ thông tin ra trường làm gì?

Lĩnh vực việc làm của ngành Công nghệ thông tin cho bạn nhiều lựa chọn hấp dẫn vì bạn có thể:

- Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm

- Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra

- Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,...

- Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin

Học Công nghệ thông tin ra làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin bạn có thể làm việc tại:

- Các công ty phần mềm
- Các công ty sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng
- Các công ty cung cấp giải pháp tích hợp
- Các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng
- Bộ phận Quản trị mạng và hệ thống, bộ phận IT tại các công ty, kể cả công ty hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ và các lĩnh vực

khác như ngân hàng, nhà máy, xí nghiệp công nghệ cao, ... học công nghệ thông tin ở đâu

Với sự phát triển thần tốc của Internet tại Việt Nam và những vấn đề nảy sinh về an ninh mạng như virus, hacker…Lĩnh vực hoạt động của ngành Công nghệ thông tin đầy tiềm năng phát triển và đang mở ra những cơ hội lớn cho sự nghiệp của bạn.

Lương của ngành Công nghệ thông tin thế nào?

Nếu bạn dạo qua một chút về các trang tuyển dụng, việc làm, bạn sẽ thấy mức lương của ngành Công nghệ thông tin thực sự đáng kể so với khá nhiều ngành khác. Với một lập trình viên mới ra trường, bạn không nên đòi hỏi mức lương cao nhưng tối thiểu bạn có thể có thu nhập tới 3 triệu/tháng. Lập trình viên từ 2-3 năm kinh nghiệm có thể đạt mức lương 5-6 triệu. Đặc biệt nếu bạn được làm việc cho những công ty tin học nước ngoài, mức lương của bạn sẽ được tính bằng đô la Mỹ và có thể nói rất hấp dẫn.ậy học công nghệ thông tin ở đâu?

Tương lại nghề nghiệp của ngành Công nghệ thông tin ra sao?

Khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có khả năng tham mưu tư vấn, thực hiện các công việc trong lĩnh vực chuyên ngành như lập trình, phân tích thiết kế hệ thống, lập trình hệ thống thông tin, lập dự án xây dựng các phần mềm ứng dụng, quản lý dữ liệu, mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, thiết kế phần mềm và thiết kế cơ sở dữ liệu… Bên cạnh đó bạn có thể tham gia công tác tại các cơ quan trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực CNTT, các phòng chức năng trong các cơ quan, công ty, trung tâm phụ trách CNTT; tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các trường ĐH, CĐ, TCCN có đào tạo ngành hoặc chuyên ngành về CNTT.

Tuy nhiên, áp lực công việc của ngành Công nghệ thông tin là rất cao vì bạn không thể đơn thuần chỉ áp dụng những gì học được trong nhà trường. Công nghệ là một thứ liên tục thay đổi, vì vậy bạn phải có khả năng tự học tốt, đặc biệt phải đọc được tài liệu tiếng Anh vì mọi công nghệ mới đều được cập nhật bằng tiếng Anh. Tuổi nghề của lĩnh vực Công nghệ thông tin cũng khá ngắn, bạn có thể làm việc rất "trâu bò" đến khoảng 35 tuổi, nhưng sau đó nếu bạn vẫn tiếp tục chỉ làm lập trình viên thì khá mệt mỏi. Tuy nhiên vẫn có nhiều con đường cho bạn lựa chọn, hoặc bạn có thể vươn lên vị trí quản lý, hoặc bạn phải chọn một lĩnh vực công nghệ chuyên biệt nào đó để trở thành chuyên gia, như chuyên gia hệ thống, chuyên gia bảo mật, chuyên gia giải pháp, hoặc nếu bạn có tố chất tốt về giao tiếp, bạn có thể trở thành một chuyên gia bán hàng trong lĩnh vực này.

Tham khảo thêm danh sách các trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin tại Hà Nội:

1 ĐH Bách Khoa Hà Nội 14 ĐH Đông Đô
2 ĐH Công nghệ - ĐH QG Hà Nội 15 ĐH Phương Đông
3 Học viện Kỹ thuật Quân sự 16 ĐH Công nghiệp Hà Nội
4 Học viện Kỹ thuật Mật mã 17 ĐH Công nghiệp Việt – Hung
5 Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 18 ĐH Mỏ Địa chất
6 ĐH FPT 19 ĐH Hà Nội
7 ĐH Hòa Bình 20 ĐH Sư phạm Hà Nội
8 ĐH Thủy lợi 21 Học viện Quản lý Giáo dục
9 ĐH Điện lực 22 ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
10 ĐH Thăng Long 23 ĐH Quốc tế Bắc Hà
11 ĐH Giao thông vận tải 24 ĐH Thành Tây
12 ĐH Công nghệ Giao thông vận tải 25 ĐH Thành Đô

Hoàng Long