Tri thức trẻ vì giáo dục 2019: Đổi mới cần xuất phát từ thực tiễn

(CTG) Vừa qua, ngày 2-5, tại Hà Nội, chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2019 đã chính thức được phát động với nhiều điểm mới so với những năm trước. Dù thể, năm nay, các công trình, sáng kiến vẫn được chấm dựa theo tiêu chí: tính mới, tính khả thi, bám sát thực tiễn!

 

Họp báo chương trình Tri thức trẻ vì giáo dục năm 2019.

 

Cái tên… nói lên tất cả!

Đây là chương trình thường niên do Trung ương Đoàn, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo, Báo Tuổi Trẻ, và Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thiên Long đồng tổ chức. Ngược dòng thời gian, cuộc thi lần đầu tiên đã được triển khai vào năm 2016, và đến nay, Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục đã có thể vững vàng bước sang mùa giải mới – mùa thứ Tư với một tâm thế mới.

Từ trong tên gọi, Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục (TTTVGD) đã cho thấy được mục tiêu và định hướng mà Ban tổ chức (BTC) đã xây dựng ngay từ đầu. Đó là một cuộc thi mang ý nghĩa cống hiến vì giáo dục và đối tượng cống hiến không ai khác chính là những Tri Thức Trẻ. Cụ thể, đó là những đối tượng thanh niên, dưới 35 tuổi, có quốc tịch Việt Nam, đang sinh sống trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt.

Thông qua chương trình, BTC mong muốn tạo ra một sân chơi thực tiễn, sáng tạo dành cho thanh niên đóng góp các công trình, sáng kiến tại 03 hạng mục nội dung: Đổi mới phương pháp giáo dục và học tập; Sáng chế công cụ phục vụ giảng dạy và học tập; Chia sẻ công trình nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học giáo dục.

Hành trình 03 năm và 40 công trình ứng dụng

Ban tổ chức hỗ trợ kinh phí cho một số công trình tiêu biểu 2018.

 

Trải qua hành trình 03 năm với nhiều đổi mới trong công tác tổ chức, định hướng, BTC đã nhận được trên dưới 1,000 công trình, sáng kiến từ các Tri Thức Trẻ. Và trong đó, có hơn 40 công trình đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong học đường, thậm chí, một số công trình cũng đã được thương mại hóa trên thị trường giáo dục.

Lấy 2018 là một ví dụ điển hình về việc gặt hái với khối lượng công trình gửi về, và là “đỉnh cao” trong việc BTC quyết tâm hết mình để hỗ trợ, chung tay hiện thực hóa các công trình tiêu biểu. Cụ thể, sản phẩm "Đèn học thông minh The Smart Light công nghệ 4.0 (IoT); của tác giả Nguyễn Huy Du nhận được một khoảng đầu tư trong và ngoài nước và hiện đang xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm tại TP.HCM; Công trình Toán tương tác - Flash for Math" của học sinh Nguyễn Nga Nhi được dạy thử nghiệm ở nhiều trường học; Thiết kế “Thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc hội chứng Down học - đọc thông qua các chủ đề của kỹ năng sống của nhóm tác giả Dương Thị Thu Hà nhận được gói đầu tư trị giá 300 triệu đồng…

Có thể nói, “Tính mới” và “Tính khả thi” luôn là kim chỉ nam đưa cuộc thi phát triển bền vững qua từng năm. Trong bối cảnh cả nước nói chung, và ngành giáo dục nói riêng đang bắt buộc phải thay đổi từng ngày để phá bỏ những rào cản, những thể chế rườm rà nhằm bắt kịp “chuyến tàu” 4.0 trong năm 2019, T.S Nguyễn Quân, nguyên bộ trưởng Bộ Khoa học - công nghệ, gắn bó với chương trình suốt 04 năm với vai trò giám khảo, cũng khẳng định rằng: “Quan trọng hơn cả, các công trình đều cần phải xuất phát từ thực tiễn nhu cầu của giáo viên, học sinh, và của ngành giáo dục”.

Đối với những công trình tiêu biểu, BTC nói chung và Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long nói riêng luôn có một nỗi trăn trở, đó là làm sao để hiện thực hóa những sáng kiến này trở thành những sản phẩm hàng hóa trên thị trường giáo dục. Ông Trịnh Văn Hào, giám đốc Marketing Tập đoàn Thiên Long cho biết thêm: “Trong 3 năm qua, chúng tôi đã trực tiếp hỗ trợ kinh phí cho một số công trình, trở thành cầu nối giữa tác giả với các đơn vị khác để hiện thực hóa các ý tưởng. Song, để các ý tưởng hay có thể đi xa hơn, ngoài nỗ lực của ban tổ chức cũng rất cần sự chung tay góp sức của các nguồn lực xã hội.

Chương trình Tri Thức Trẻ Vì Giáo Dục 2019 sẽ bắt đầu nhận hồ sơ dự thi từ ngày 2/5 đến hết ngày 30/9 qua cổng đăng ký chính thức: trithuctrevigiaoduc@gmail.com

Kế hoạch, thể lệ, tiến độ và kết quả hoạt động được đăng tải rộng rãi trên trang website: https://trithuctre.doanthanhnien.vn/ và fanpage:https://www.facebook.com/trithuctrevigiaoduc

Nguồn Tập đoàn Thiên Long