“Bà đỡ” cho người lao động khi thôi việc, tại sao không tham gia?

(CTG) “Khi đủ điều kiện, người lao động nhận cấp thất nghiệp (TCTN) hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Trường hợp tham gia liên tục 10 năm, người lao động có thể nhận tối đa tổng số tiền TCTN tới hàng trăm triệu đồng”.

Khách mời Giao lưu trực tuyến chụp ảnh lưu niệm

Bà Hoàng Thị Kim Chi - Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm, Bộ LĐ-TB&XH) phát biểu tại Giao lưu trực tuyến giải đáp chính sách bảo hiểm thất nghiệp 2019. Chương trình Báo Dân trí và Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH) đã tổ chức sáng 24/9, tại Hà Nội.

Tham gia chương trình có các khách mời, gồm: Bà Hoàng Thị Kim Chi - Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Cục Việc làm), bà Nguyễn Thị Kim Loan, Trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội).

Chia sẻ tại chương trình, bà Hoàng Thị Kim Chi đánh giá cao ý nghĩa thiết thực nhưng đầy tính nhân văn của chính sách bảo hiểm thất nghiệp tới người lao động, người sử dụng lao động.

Nhà báo Phạm Huy Hoàn, Tổng Biên tập Báo Dân trí, tặng hoa 2 khách mời của chương trình

“Với vai trò như “bà đỡ” cho người lao động không may gặp tình huống thất nghiệp, chính sách đã hỗ trợ nguồn kinh phí, hỗ trợ học nghề, tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí. Qua đó nhanh chóng đưa người lao động quay lại thị trường lao động, tạo việc làm bền vững” - bà Hoàng Thị Kim Chi cho biết.

Sau 10 năm triển khai chính sách, cả nước có hơn 12,6 triệu lao động tham gia với hơn 13,5 ngàn tỷ đồng vào năm 2018. Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, ước kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp tính đến cuối năm 2018 là 79.073 tỷ đồng, dự báo đến năm 2020, Quỹ bảo hiểm thất nghiệp vẫn đảm bảo an toàn.

TỚI GIỜ ĐÃ KẾT THÚC GIỜ GIAO LƯU, TRÂN TRỌNG CẢM ƠN BẠN ĐỌC

Danh sách câu hỏi.

Nguyễn Thanh Uyển

Xin chào chị, Tôi đã lãnh trợ cấp thất nghiệp được 9 tháng. Vậy chị cho tôi hỏi sau này khi tôi nhận lương hưu hoặc BHXH 1 lần thì có bị trừ số tiền đã hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Xin cám ơn.

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật việc làm, khi bạn đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà hưởng lương hưu hàng tháng thì sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó, nếu bạn đã hết thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà hưởng lương hưu thì vẫn hưởng lương hưu theo quy định mà không bị trừ số tiền trợ cấp thất nghiệp đã nhận.

Nguyễn Xứng

Thưa bà Chi, khi thử việc thành công, người lao động có được doanh nghiệp trả khoản tiền tương đương với mức đóng BHTN vào lương thử việc cho người lao động hay không?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Thời gian thử việc bạn không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm.

Do đó, theo quy định tại khoản 3 điều 186 bộ luật lao động thì ngoài việc trả lương, người sử dụng lao động phải trả một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho bạn.

Nguyễn Trần Thị Ngọc Hà

Thưa cô Loan, theo quy định thì phải đóng BHTN liên tục 12 tháng trong vòng 24 tháng mới được hưởng BHTN. Nhưng do trong thời gian đó cháu bị ốm đau nên nghỉ bị gián đoạn 2 tháng nên không đủ điều kiện để hưởng BHTN. Cháu lại ở nhà kinh doanh và không muốn đóng tiếp thì coi như cháu bị mất đi số tiền BHTN. Thời gian cháu đóng BHTN là từ năm 2009 tới 30/05/2018, nếu cháu không đi làm nữa thì số tiền đó của cháu sẽ bị mất.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Trường hợp của cháu nếu chưa được giải quyết chế độ BHTN thì thời gian đóng BHTN của cháu vẫn sẽ được bảo lưu và được cộng dồn cho đến khi cháu tham gia lại vào thị trường lao động và có đóng BHTN.

Chử Kim Hương

Thưa chị Loan, xin được hỏi, NLĐ đang đóng BHXH bình thường, tới tháng 6 bị ốm nên nghỉ hưởng chế độ tới hết tháng 7 (Nghỉ 2 tháng). Vậy 2 tháng này có bị gián đoạn khi tính BHYT 5 năm liên tục không?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Trường hợp này, xin mời bạn liên hệ với cơ quan bảo hiểm xã hội để làm rõ trường hợp của bạn!

Khôi Nguyên

Chào các anh chị ạ, Em đóng BHTN từ 01/01/2009 đến nay nhưng trong quá trình đó e bị gián đoạn 1 tháng. Vậy 1 tháng này có bị gián đoạn khi tính BHTN 10 năm liên tục không ạ?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Theo quy định tại Điều 45 của Luật Việc làm quy định về thời gian đóng BHTN thì:

Thời gian đóng BHTN để xét BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng TCTN.

Như vậy, trường hợp của bạn được cộng dồn thời gian đóng BHTN.

Văn Minh

Tôi hiện đang làm việc ở 1 công ty cũng đã đóng BH được đủ 10 năm mức lương tôi đóng trong 1 năm nay là 5.800.000 đồng. Tôi đang có ý định muốn nghỉ việc. Tiền trợ cấp của tôi được bao nhiêu tôi có được hưởng chế độ 1 lần không và nếu được thì tính như thế nào?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 1, 2 điều 50 Luật việc làm bạn sẽ được hưởng 10 tháng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng của bạn là: 60%.5,800,000 = 3,480,000 đồng.

Bạn không được hưởng trợ cấp 1 lần vì bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật việc làm đã bỏ trợ cấp 1 lần.

Nguyễn Đức Tuân

Tôi tham gia BHTN từ năm 2009 - 2015 và không tham gia đóng BHTN nữa, đến 6/2019 mới tham gia đóng lại với mức đóng 10 triệu . Vậy cho tôi hỏi nếu tôi đóng thêm một năm nữa và nghĩ. Vậy số tháng tôi được lãnh BHTN và số tiền nhận được một tháng là bao nhiêu. Xin cảm ơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm như sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Như vậy trong trường hượp này, bạn được hưởng 6 triệu/tháng * 8 tháng hưởng TCTN = 48 triệu

Tuấn Đức

Chào chị Loan, tôi tham gia công tác từ tháng 3/1992, là đơn vị doanh nghiệp trong Quân đội. Đến tháng 01/2009 đơn vị chuyển sang công ty CP. Trước khi chuyển sang Công ty CP thì mang quân hàm Thiếu tá, hệ số 5,4. Từ tháng 01/2009 hưởng lương theo thang bảng lương cơ bản của nhà nước đến năm 2015, hệ số lương đến khi chuyển sang hưởng theo lương tối thiểu vùng là 4,51, từ 2016 đến nay hưởng lương theo lương tối thiểu vùng III. Vậy, nếu tôi xin nghỉ việc thì hưởng trợ cấp như theo mức nào. Và được bao nhiêu. Xin tư vấn. Trân trọng.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm như sau:

1.Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Vậy, trường hợp bạn hưởng lương theo lương tối thiểu vùng 3 thì với hệ số 4,51 theo quy định tại Nghị định 157/2018 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng năm 2019, trường hợp bạn hưởng lương theo lương tối thiểu vùng 3 là 3.250.000đ*4,51= 14.657.500đ.

Nếu bạn đóng BHTN từ tháng 01/2009 đến tháng 9/2019 sẽ được tính là 10 năm 9 tháng tương đương với thời gian hưởng là 10 tháng (9 tháng lẻ bảo lưu) thì mức hưởngTCTN hàng tháng sẽ được tính là 14.657.500*60% = 8.794.500đ.

Tổng tiền hưởng TCTN của 10 tháng là 87.945.000đ

Mai Phương

Tôi hiện đang làm việc ở 1 cty cũng đã đóng BHXH được 10 năm mức lương tôi đóng bây giờ là 5.800.000 đồng. Tôi đang có ý định muốn ngỉ việc. Tiền trợ cấp của tôi được bao nhiêu tôi có đc hưởng chế độ 1 lần không và nếu được thì tính như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Tiền trợ cấp bạn sẽ được hưởng là:

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm như sau:

1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Nếu Anh/chị đóng BHTN được 10 năm và lương 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệpcủa anh/chị là 5.800.000 đ thì mức hưởng 01 tháng = 60% * 5.800.000 = 3.480.000 đ/ tháng

Anh/chị được hưởng TCTN 10 tháng; Tổng tiền hưởng TCTN là 34.800.000

Về vấn đề hưởng chế độ 1 lần, sau 1 năm kể từ ngày nghỉ việc đề nghị Anh/chị liên hệ với cơ quan BHXH để được hướng dẫn.

Đinh Thị Hằng

Tôi tham gia đóng BHXH từ tháng 9 năm 1990 đến nay (9/2019), tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2009. Tôi sinh 11/1967, vậy nay tôi nghỉ việc thì tôi được hưởng mấy tháng TCTN và có đủ điều kiện để được đi giám định sức khỏe hưởng lương hưu không?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ửng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 của Luật việc làm thì bạn sẽ được hưởng 10 tháng trợ cấp thất nghiệp. Về việc giám định sức khỏe để hưởng lương hưu, đề nghị bạn trao đổi với cơ quan bảo hiểm xã hội.

trịnh ngọc dung

Chồng e đóng bảo hiểm từ tháng 12 năm 2010 đến tháng 7 năm 2013, theo mức đóng là công nhân từ mức lương 1.299.400 đ đến 2.247.000 đ. Chồng e nghỉ việc đến nay, tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 2 năm 10 tháng, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng là 2 năm 10 tháng. Vậy tại thời điểm tháng 9/2019 này mới lấy sổ bảo hiểm thì có được thanh toán bảo hiểm thất nghiệp k? và nếu thanh toán bảo hiểm 1 lần có được không?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu chồng bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 của Luật việc làm thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Mức hưởng, thời gian hưởng, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật việc làm.

Hiện nay chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm đã bỏ chế độ trợ cấp 1 lần. Do đó, nếu chồng bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì sẽ được nhận tiền trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.

Khanh Toan

Tôi tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2009 tới nay, hiện tại tôi sẽ nghỉ việc tháng 9/2019, thẻ BHYT vẫn có giá trị đến tháng 9/2019. Vậy khi tôi đi làm thủ tục và hưởng chế độ BHTN thì thẻ BHYT của tôi có giá trị không hay tôi phải đến TTYT để mua BHYT tự nguyện?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Theo quy định tại Điều 51 của Luật Việc làm về BHYT thì người đang hưởng TCTN được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật về BHYT. Tổ chức BHXH đóng BHYT cho người đang hưởng TCTN từ quỹ BHTN.

Vậy khi bạn đi làm thủ tục và hưởng chế độ BHTN thì bạn sẽ được cơ quan BHXH cấp thẻ BHYT mới được tính từ thời điểm hưởng TCTN theo quy định.

Ngô Hồng Lan

Thưa chị Loan, tôi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và muốn tham gia 1 khoá học nghề trị giá hơn 10 triệu đồng thì có thể được hỗ trợ chi trả hết hay không, nếu không thì vì sao chính sách lại không cho phép?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Tại Điều 56 Luật Việc làm quy định về thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế nhưng không quá 06 tháng và theo quy định tại Điều 3 Quyết định này (trường hợp NLĐ tham gia khóa học nghề có mức chi phí học nghề cao hơn mức hỗ trợ học nghề theo quy định thì phần vượt quá mức hỗ trợ học nghề do NLĐ tự chi trả).

Nguyễn Viết Trung

Xin cho hỏi, tôi dạy 1 trường ngoài công lập. Tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 9/2004 đến nay và BHTN từ 2009 đến nay. Do lương thấp nên tôi muốn làm BHTN thì thủ tục như thế nào và trợ cấp được bao nhiêu ? (Hệ số lương của tôi là 3,66)

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, bạn nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

- Thành phần hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp: Quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/ 2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ.

- Mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp: Quy định tại Điều 50 của Luật việc làm.

Phạm Thành Tâm

Xin chào chị Chi. Em làm việc tại doanh nghiệp nhà nước được 18 năm, đóng BHTN cho đến nay, em xin nghỉ công tác thì được tính như thế nào. Nhờ chị tư vấn giúp. Xin cảm ơn.

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ửng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn được tính như sau:

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là: 10 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Đào Minh

Tôi làm việc tại một Cty xây dựng từ T10/1995 đến nay nghề lái máy xúc, ủi, đầm, san, tôi bị thoát vị đĩa đệm lưng và cổ, thoái hóa cột sống lưng, và viêm sưng các khớp, đi lại khó khăn, ngồi lâu đau buốt, giảm khả năng sức lao động. Tôi muốn nghỉ hưu sớm được không, thủ tục như thế nào. (Tôi sinh 27/7/1967). Hiện nay công ty không có việc và phải cho người lao động nghỉ, vậy tôi có được hưởng lương BHTN không, và được bao nhiêu. (Tôi tham gia đóng BHTN từ 2009 đến nay), xin cảm ơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Về thủ tục nghỉ hưu sớm, bạn cần liên hệ cơ quan BHXH để được giải đáp

Câu hỏi của bạn về vấn đề hưởng lương BHTN, tôi xin trả lời bạn như sau: Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Tiến Dũng

Xin chào bà, tôi là công nhân ở khu công nghiệp Thăng Long. Sắp tới, tôi sẽ nghỉ việc sau 5 năm tham gia BHTN. Vậy, tôi muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì cần những loại giấy tờ gì và nộp ở đâu?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thì cần những loại giấy tờ sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồnglao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc.

e) Sổ bảo hiểm xã hội.

Nộp ở đâu?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm và Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Tô Quang Dũng

Chào chị Loan, tôi ở Tây Đằng, Ba Vì (Hà Nội). Sắp tới tôi sẽ nghỉ việc làm chế độ hưởng BHTN. Vậy xin hỏi, Trung tâm có tổ chức chương trình tiếp nhận thủ tục BHTN nào ở gần chỗ tôi ở không và khi đi làm thủ tục cần những giấy tờ gì, xin cảm ơn?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Để làm thủ tục Bảo hiểm thất nghiệp gần nơi sinh sống, bạn có thể tới Sàn Giao dịch việc làm vệ tinh Ba Vì có địa chỉ tại: Km 55+500 quốc lộ 32 Thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, HN (SĐT: 0246.663.4411).

Về thủ tục hưởng BHTN: Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

- Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.

- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồnglao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồnglàm việc.

e) Sổ bảo hiểm xã hội.

Lê Quân

Chồng tôi tham gia làm cho Doanh Nghiệp và có thấy báo là được đóng BH, như vậy từ khi đi làm và được đóng BH cũng chính là được tính tham gia Bảo Hiểm thất nghiệp phải không? Và hiện giờ chồng tôi đã 50 tuổi! Nếu làm việc khoảng 5 năm nữa tổng là 10 năm đóng BH, và lúc đó là 55 tuổi, có được tính trợ cấp BH thất nghiệp không?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Với trường hợp của chồng bạn, tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 2 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 thì người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam giao kết các loại hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc sau đây với người sử dụng lao động:

Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ mười hai tháng đến ba mươi sáu tháng;Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì:

Trường hợp người lao động đã giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng trước ngày 01 tháng 01 năm 2015 và đang thực hiện hợp đồng lao động này thì người sử dụng lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động này nếu thời hạn kết thúc hợp đồng còn ít nhất 03 tháng trở lên.

Trường hợp người lao động giao kết nhiều hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm và đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực đầu tiên mà khi chấm dứt hoặc thay đổi hợp đồng dẫn đến người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp của hợp đồng lao động giao kết có hiệu lực kế tiếp có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời gian này.

Về vấn đề hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải đáp ứng đủ những điều kiện sau:

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết.

Hoàng Lan

Chào chị Chi, em xin hỏi, người lao động bị thất nghiệp thì mới nhận được bảo hiểm thất nghiệp. Vậy, em chủ động nghỉ việc, không phải thất nghiệp thì có được hưởng trợ cấp BHTN không ạ, xin chị giải thích thêm.

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại điều 49 của Luật Việc làm thì khi bạn chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật hoặc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng thì vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do đó trường hợp của bạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 49 Luật Việc làm thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trần Văn Thức

Thưa bà Chi, xin cho hỏi, tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp tôi đóng từ 1/1/2009 đến nay. Công ty cho tôi nghỉ việc bắt đầu từ ngày 1/8/2019. Vậy tôi được tính bảo hiểm thất nghiệp như thế nào?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn được tính như sau:

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là: 10 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thu Tuyết

Tôi có người quen làm việc tại công ty cổ phần bị tai nạn lao động giảm khả năng lao động 37%. Cho tôi hỏi tôi vừa làm tham gia bhxh vừa hưởng trợ cấp tnld có sai luật ko. Hoặc tôi ko tham gia bhxh tại công ty nữa thì tôi được hưởng chế độ gì của công ty và bhxh. Tôi chân thành cảm ơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Với nội dung câu hỏi về trợ cấp tai nạn lao động, bạn liên hệ với cơ quan BHXH để được giải đáp cụ thể!

Đào Thị Ngọc Bích

Chào chị, em tham gia BHTN từ 01/01/2009 đến T10/2018 thì nghỉ việc, đến T12/2018 em đi làm và đóng tiếp BHTN cho đến nay (Trong thời gian nghỉ 1 tháng em chưa hưởng BHTN) thì tối đa người lao động được hưởng bao nhiêu ạ?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại khoản 2 điều 50 Luật việc làm bạn sẽ được nhận 10 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Nguyễn Nam

Kính gửi Bà Loan. Tôi tham gia làm việc tại 1 công ty và đóng BHXH liên tục từ tháng 8/2009 đến nay, mức lương đóng BHXH của tôi hàng tháng là 9 triệu đồng/ tháng. thì đến thời điểm hiện tại nếu nghĩ việc thì tôi được hưởng mức trợ cấp thất nghiệp là được bao nhiêu. Trận trọng cám ơn bà.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 50 Luật Việc làm như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Nếu bạn đóng BHTN từ tháng 8/2009 đến hết tháng 9/2019, nếu lương 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp của bạn là 9.000.000 đ thì mức hưởng 01 tháng = 60% * 9.000.000 = 5.400.000 đ/ tháng

Bạn được hưởng TCTN 10 tháng; Tổng tiền hưởng TCTN là: 54.000.000đ

Nguyễn Thị Bình

Thưa chị Chi, em làm việc từ năm 2013. Đến tháng 3 năm 2016 em có nghỉ 6 tháng. Và có lấy 3 tháng bảo hiểm thất nghiệp. Đến tháng 7, em lại đi làm đến bây giờ. Vậy liệu sau này 10 năm đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục em có được hưởng theo quy định số 49 không ạ?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định hiện nay bạn cứ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Lê Văn Mạc

Xin hỏi chị Chi, tôi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1/1/2009. Năm 2017 tôi có 2 tháng không đóng bảo hiểm thất nghiệp do chuyển công tác và phải thử việc trong 2 tháng. Sau 2 tháng tôi lại tiếp tục đóng bảo hiểm đến nay. (tháng 9/ 2019). Vậy nếu thất nghiệp tôi sẽ được hưởng mấy tháng trợ cấp. Xin cám ơn.

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật việc làm bạn sẽ được hưởng 10 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Tuấn Vũ

Chào bà Loan, xin bà cho biết hiện nay ở Hà Nội, TT VVL Hà Nội có bao nhiêu điềm tiếp nhận đăng ký BHTN, xin cảm ơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Hiện nay, Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội có 15 điểm tiếp nhận đăng ký BHTN trên địa bàn thành phố Hà Nội tại các địa chỉ sau:

Trụ sở chính: Số 215 phố Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội - (024) 37.822.806

* Cơ sở: Số 144 Trần Phú, Mộ Lao, Hà Đông, Hà Nội - (024) 33.829.082

* Các Sàn GDVL vệ tinh:

Sàn GDVL vệ tinh Đông Anh: (024) 39.555.248 - Thôn Bầu, xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội (Trường TC kinh tế KT Bắc Thăng Long)

Sàn GDVL vệ tinh Ba Vì: ((024) 666.3.44.11 - Thôn Vật Phụ, xã Vật Lại, huyện Ba Vì, Hà Nội(Trung tâm GDNN và GDTX huyện Ba Vì)

Sàn GDVL vệ tinh Phú Xuyên: ((024) 32.222.458 - Tiểu khu Phú Mỹ, TT Phú Xuyên, Hà Nội (Trường Trung cấp nghề số 1 Hà Nội)

Sàn GDVL vệ tinh Đan Phượng: ((024) 33.87.80.99 - 101 phố Tây Sơn, TT Phùng, Đan Phượng, Hà Nội (TT Bồi dưỡng chính trị huyện Đan Phượng)

Sàn GDVL vệ tinh Thạch Thất: ((024) 3.2222.735 - Thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất, Hà Nội (TT GDNN&GDTX huyện Thạch Thất)

* Các Điểm GDVL vệ tinh:

Điểm GDVL vệ tinh Sóc Sơn: ((024) 22.468.928 - Thôn Miếu Thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội(Trung tâm GDNN và GDTX huyện Sóc Sơn)

Điểm GDVL vệ tinh Long Biên: ((024) 36.740.595 - Ngõ 403, tổ 14, Phúc Đồng, Long Biên, Hà nội (Trường trung cấp nghề Quang Trung)

Điểm GDVL vệ tinh Nam Từ Liêm: ((024) 32.123.085 - 18 đường Nguyễn Cơ Thạch, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm (TT GDNN&GDTX quận Nam Từ Liêm)

Điểm GDVL vệ tinh Gia Lâm: ((024) 32.161.465 - Số 6 đường Cổ Bi, Gia Lâm, Hà Nội (Trung tâm GDNN và GDTX huyện Gia Lâm )

Điểm GDVL vệ tinh Mê Linh: ((024) 32.161.578 - Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội (Trung tâm hành chính huyện Mê Linh)

Điểm GDVL vệ tinh Hoài Đức: ((024) 32.00.55.12 - Khu 6, thị trấn Trạm Trôi, Hoài Đức (TT Văn hóa – Thông tin & Thể thao huyện Hoài Đức).

Điểm GDVL vệ tinh Ứng Hòa: ((024) 33.212.233 - 59 thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa (Trung tâm quỹ đất huyện Ứng Hòa)

Điểm GDVL vệ tinh Thường Tín: ((024) 33.66.88.06 - Cụm Công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, Thường Tín (BQL khu CN huyện Thường Tín)

Quý Trọng

Thưa chị Chi, em là một cử nhân mới ra trường. Em sắp được ký hợp đồng lao động tại một công ty. Vậy em xin hỏi, nguồn đóng góp BHTN này có từ người lao động hay công ty? Và mức đóng ra sao ạ?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 của Luật việc làm thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động, người sử dụng lao động được quy định như sau:

a, Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng

b, Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Nông Đức Tới

Xin bà Loan có thể giải thích rõ hơn cho người lao động về quy trình đăng ký bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm DVVL Hà Nội.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Người lao động đến với các điểm tiếp nhận hồ sơ BHTN của Trung tâm cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, bao gồm:

1. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:

a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồnglao động;

b) Quyết định thôi việc;

c) Quyết định sa thải;

d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

2. Sổ bảo hiểm xã hội( bản gốc và bản photo);

3. Xuất trình giấy tờ tùy thân (chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu...)

Khi tới Trung tâm, bạn sẽ được các cán bộ tại điểm tiếp nhận hướng dẫn lấy số thứ tự, và hướng dẫn làm thủ tục theo quy định.

Thái Dũng

Xin chị Loan cho biết, tình trạng người lao động và người sử dụng lao động cấu kết để trục lợi BHTN có xuất hiện hay không? Nếu có thì chế tài xử phạt ra sao?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Hiện nay Trung tâm chưa phát hiện trường hợp người lao động và người sử dụng lao động cấu kết để trục lợi BHTN. Tuy nhiên, trường hợp nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu trục lợi thì cơ quan thanh tra của Sở LĐ-TB&XH sẽ thanh, kiểm tra và xử phạt theo quy định.

Trường hợp nếu người lao động có vi phạm trục lợi BHTN, Trung tâm DVVL phối hợp với cơ quan BHXH thực hiện thu hồi TCTN và NLĐ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Phương Nhung

Thưa bà Chi, tôi thấy Luật BHXH quy định từ 1/1/2018 sẽ áp dụng đóng BHXH cho lao động có HĐLĐ tù 1-3 tháng. Nhưng tại sao lao động có hợp đồng như trên không được đóng BHTN, điều này có thiệt thòi cho lao động?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Luật Việc làm được ban hành năm 2013, theo đó người lao động giao kết hợp đồng lao động dưới 03 tháng không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2014, Luật Bảo hiểm xã hội được ban hành trong đó đối tượng này thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (ban hành sau Luật Việc làm).

Do đó, trong thời gian tới khi sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đề xuất với cấp có thẩm quyền để bổ sung đối tượng này là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp nhằm tương đồng với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và mở rộng diện bao phủ của bảo hiểm thất nghiệp.

Cường Đức

Cho em hỏi,em tham gia đóng BHXH từ năm 2000, thì BH thất nghiệp của em có từ năm nào, nếu có thì hưởng như nào

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Chính sách BHTN có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2009, trường hợp của bạn mới nêu là tham gia BHXH từ năm 2000 đến thời điểm nào thì chưa có nên tôi không thể tư vấn cụ thể cho bạn được!

Vũ Văn Tiến

Chào chị Chi, tôi là một doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc. Tôi xin hỏi, quyền lợi của doanh nghiệp khi tham gia BHTN là gì?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp đúng theo quy định thì doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kĩ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo quy định.

Ngoài ra còn được trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp các thông tin về thị trường lao động để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng lao động.

vũ công hưng

Chào bà Chi, xin bà cho biết nếu chủ hộ kinh doanh cá thể có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc trong dó có bảo hiểm thất nghiệp ko?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại điều 43 của Luật việc làm thì chủ hộ kinh doanh cá thể không phải là đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Chu Hồng Giang

Xin hỏi chị Chi, tôi đã tham gia đóng bảo hiểm từ tháng 01/2009 đến nay. Tôi chuẩn bị sinh và được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng và đồng thời công ty cho tôi thôi việc. Vậy tôi sẽ được tính bảo hiểm thất nghiệp thời điểm nào và ra sao ạ.

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại điều 49 của Luật việc làm thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Mức hưởng, thời gian hưởng, thời điểm hưởng được tính theo quy định tại điều 50 Luật việc làm.

nguyễn văn phước

chào Bà Loan, tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 5 năm 2017 tôi nghỉ việc. Mức lương đóng BHXH của tôi trước khi nghỉ việc là 4 triệu đồng. Khi tôi nghỉ việc đến nay tôi không làm thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp. Vậy thưa bà, giờ tôi muốn lấy tiền bảo hiểm thất nghiệp thì có được không và được thì được bao nhiêu ạ

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm và Khoản 1 Điều 17 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồnglao động hoặc hợp đồnglàm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, trường hợp của bạn nghỉ việc từ tháng 5/2017 đến nay đã quá hạn làm thủ tục nhận BHTN.

Tuy nhiên, bạn vẫn được bảo lưu thời gian đóng BHTN chưa hưởng để cộng dồn cho lần hưởng sau nếu bạn đủ điều kiện hưởng BHTN.

David Cường

Thưa bà, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động nhận được hiện nay là bao nhiêu nếu người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục từ ngày 01/01/2009 đến nay?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu người lao động đóng liên tục từ ngày 01/01/2009 đến nay thì theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm, mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động nhận được là:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa bằng 5 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động: 5 lần lương tối thiểu vùng x 4.180.000 đồng (mức lương tối thiểu của vùng 1) = 20.900.000 đồng.

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là: 10 tháng.

Như vậy, tổng số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa mà người lao động nhận được là: 10 tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp x 20.900.000 đồng/tháng = 209.000.000 đồng”.

Phú Cường

Tôi đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc với mức lương là 6 triệu đồng/tháng và tổng thời gian tôi tham gia BHTN là 6 năm vậy nếu tôi nghỉ việc thì đc hưởng bao nhiêu tháng trợ cấp thất nghiệp và tôi đc hưởng bao nhiêu một tháng. Xin cám ơn?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn được tính như sau:

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bạn là 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng cuối trước khi nghỉ việc: 60% x 6.000.000 đồng = 3.600.000 đồng/tháng

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là: 6 tháng.

Từ Cường

Chào cô Loan, cháu tham gia bảo hiểm TN từ 2009. Đến tháng 11 năm 2011 cháu nghỉ việc nhưng Cty nợ bảo hiểm. Cháu không được hưởng BHTN. Sau đó cháu bị gián đoạn đóng BHTN gần 2 năm. Đến năm 2013, cháu lại tham gia BHTN và duy trì cho đến nay. Hỏi sau này cháu được tính hưởng BHTN như thế nào?. Và có được cộng dồn thời gian đóng bhtn hay không ạ. Cháu xin cảm ơn.

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Theo quy định tại Điều 45 của Luật Việc làm quy định về thời gian đóng BHTN thì:

Thời gian đóng BHTN để xét BHTN là tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng BHTN cho đến khi NLĐ chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng TCTN.

Như vậy, trường hợp của bạn được cộng dồn thời gian đóng BHTN.

Hoàng Văn Thơm

Xin hỏi chị Loan, công ty của tôi có một số lao động đã ngoài 60 tuổi nhưng đóng bảo hiểm xã hội chưa đến 10 năm. Tôi xin hỏi, nếu những lao động này vẫn tiếp tục làm việc thì công ty chỉ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế và không đóng bảo hiểm thất nghiệp có được không?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Người lao động này, nếu giao kết các hợp đồng sau mà không thuộc đối tượng đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì vẫn thuộc đối tượng tham gia BHTN: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ từ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Đinh Trí Chuyền

Tôi tham gia đóng BHTN từ năm 2009 đến nay, hiện tại mức lương đóng BHTN của tôi là 1.390.000 đồng. Vậy nếu tôi nghỉ việc thì sẽ được lãnh bao nhiêu tháng và số tiền một tháng là bao nhiêu ạ ? Tôi xin cảm ơn !

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn được tính như sau:

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là: 10 tháng trợ cấp thất nghiệp.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Nguyễn Hồng Phong

Hiện nay cháu đã làm tại công ty được 8 năm, mức lương bình quân đóng BH hàng tháng là 15 triệu. Vậy nếu cháu nghỉ bây giờ thì được hưởng bao nhiêu tiền ạ. Cháu cám ơn !

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm mức hưởng và thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn được tính như sau:

- Tổng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là: 8 tháng

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của bạn bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Như vậy, mức hưởng trợ cấp hằng tháng của bạn là: 60% x 15.000.000 đồng = 9.000.000 đồng/tháng.

Tổng tiền trợ cấp thất nghiệp bạn nhận được là: 9.000.000 đồng/tháng x 8 tháng trợ cấp thất nghiệp = 72.000.000 đồng.

Nguyễn Quang Tuấn

Thưa bà Loan, tôi đã đóng bảo hiểm xã hội được 11 năm liên tiếp. Cơ quan tái cơ cấu tôi mất việc làm từ tháng 10/2018 đến nay. Vậy cho tôi hỏi cụ thể nội dung TCNT của tôi ra sao?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Theo như nội dung câu hỏi của bạn, bạn đã nghỉ việc đến nay đã được 11 tháng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm thì trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV, NLĐ nộp hồ sơ hưởng TCTN tại TTDVVL do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

Như vậy, đến nay đã quá thời hạn để bạn làm thủ tục hưởng TCTN.

Lê Thị Mai

Thưa bà Loan, tôi từng làm việc ở 1 Cty đóng trên địa bàn TP Hà Nội, tôi có đóng BHXH ở DN này từ tháng 1/2017 đến hết tháng 11/2017 là 11 tháng. Trong thời gian 11 tháng này, tôi có nghỉ sinh cháu thứ 2 và đã được lĩnh tiền trợ cấp thai sản. Hiện tại, tôi có tham gia BHXH tại 1 DN trên địa bàn Bắc Ninh và đóng theo số sổ cũ, vậy giờ tôi chốt sổ tại DN cũ (DN tại Hà Nội) như thế nào để gộp lại quá trình từ trước tới nay?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Trường hợp này bạn liên hệ với doanh nghiệp trên địa bàn ở Bắc Ninh để được thực hiện chốt sổ tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

Lưu Thanh Hà

Tôi tham gia bảo hiểm thất nghiệp 10 năm 7 tháng.Vậy khi thất nghiệp trợ cấp bao nhiêu tháng ạ và có được hỗ trợ gì không ?. Tôi làm bên ngành thuốc lá ạ!

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm bạn sẽ được hưởng 10 tháng trợ cấp thất nghiệp, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp bạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Không chỉ vậy, bạn còn được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí để sớm tìm được việc làm mới và được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp hoặc nâng cao tay nghề (với mức hỗ trợ tối đa là 1.000.000 đồng/tháng, thời gian hỗ trợ tối đa là 6 tháng).

Lê Văn Đức

Chào chị Loan, tôi đang làm tại 1 trung tâm đơn vị sự nghiệp thuộc ngành tài nguyên và môi trường. Tôi ký hợp đồng lao động từ tháng 8/2008 nhưng vì thường xuyên phải đi công tác xa và chế độ trợ cấp không đủ và hưởng lương cơ bản từ hệ số 1,86 đến năm 2019 là 2,86. Tôi muốn nghỉ để tìm việc khác vậy cho tôi hỏi tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Xin cảm ơn!

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Trường hợp của bạn chưa thể hiện rõ thời gian công tác và thời gian tham gia BHXH cũng như BHTN nên tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn được!

Nguyễn Tuấn

Tôi làm việc tại công ty từ tháng 3/2011 đến 2/2019 sau đó tôi nghỉ việc, sang tháng 3/2019 tôi đi làm, tháng 5/2019 tôi đóng bảo hiểm, tôi chưa bao giờ lĩnh BHTN, vậy cho tôi hỏi nếu giả sử giờ tôi nghỉ việc thì tôi có được lĩnh BHTN không hay phải đóng đủ tiếp 12 tháng hay không?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ điều kiện sau đây:

- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trừ các trường hợp sau đây: người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 43 Luật việc làm; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định.

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết.

Như vậy, nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không phải đóng thêm 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp nữa.

Nguyễn Hồng

Chào bà Loan, tôi đang hưởng BHTN thì trúng tuyển phỏng vấn và sẽ đi làm trong tháng tới. Vậy, tôi sẽ phải làm thủ tục gì để bảo lưu thời gian tham gia BHTN không và nếu có thì làm ở đâu?

Bà Nguyễn Thị Kim Loan
Trưởng phòng Bảo hiểm thất nghiệp (Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, Sở LĐ-TB&XH Hà Nội)

Bạn đang hưởng Trợ cấp thất nghiệp, nếu có việc làm, theo quy định thì trong vòng 3 ngày kể từ ngày có việc làm, đề nghị bạn liên hệ Trung tâm dịch vụ việc làm nơi bạn đang hưởng TCTN để đề nghị hướng dẫn thủ tục về chấm dứt hưởng TCTN để được bảo lưu thời gian chưa hưởng theo quy định.

Hoàng Cao

Chào bà, xin ông cho biết khi chấm dứt HĐLĐ thì tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động được hưởng bằng bao nhiêu phần trăm tiền lương đóng BHTN. Cảm ơn bà?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn được tính như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Phú Thăng

Tôi đã đóng bảo hiểm được 21 năm 5 tháng, tôi làm ở công ty liên doanh nước ngoài, công ty đóng đầy đủ trên khung lương, nay tôi được 52 tuổi muốn về hưu. Vậy tôi có được hưởng trợ cấp thất nghiệp trước khi nghỉ hưu không?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm và theo quy định tại Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm thì trong thời gian đang hưởng trợ cấp thất nghiệp, bạn sẽ bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi hưởng lương hưu hằng tháng.

Ngọc Diễm

Tôi làm việc và tham gia bảo hiểm thất nghiệp đã được 2 năm, nếu tôi nghỉ việc thì sẽ được nhận tiền tương ứng với mấy tháng trợ cấp thất nghiệp?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm bạn sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Vũ Đào Anh Linh

Em tham gia bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng với mức lương 5 triệu đồng, em nghỉ việc chấm dứt HĐLĐ. Vậy em được hưởng mấy tháng trợ cấp thất nghiệp không ạ?

Bà Hoàng Thị Kim Chi
Phó trưởng Phòng Bảo hiểm thất nghiệp, Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH)

Nếu bạn đáp ứng đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp thì theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm bạn sẽ được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp.

 

Theo Dantri