Muốn không cảnh cuối tháng đi mượn tiền, học ngay cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên ngay lập tức

(CTG) Vài năm gần đây, nhiều ngân hàng hỗ trợ mở thẻ tín dụng, giúp sinh viên có thể vay chi tiêu những lúc ngặt nghèo. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ tiêu xài không đúng mục đích dẫn đến mất khả năng chi trả.

Vay dễ, xài thoải mái!

Nguyễn Thu H., sinh viên (SV) năm 3 Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, kể: “Hiện nay có khá nhiều ngân hàng hỗ trợ SV mở thẻ, với hạn mức tín dụng từ 3 - 6 triệu đồng. Thủ tục khá đơn giản”.

H. cho biết mình và bạn bè đều làm thẻ. Khi được hỏi H. sử dụng thẻ vào những việc gì, H. chia sẻ: “Những lúc hết tiền, thẻ này rất tiện ích. Em dùng nó để mua đồ siêu thị, mua vé xem phim hoặc đi ăn uống với bạn bè…”. Trong khi đó, Gia Khiêm, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết khi vừa có thẻ, Khiêm đã rút gần hết số tiền, cộng với số tiền mẹ cho để mua một chiếc điện thoại “xịn” hơn.

Cả H. và Khiêm đều không đi làm thêm nên số tiền nợ thẻ, hằng tháng H. và Khiêm lại trích tiền bố mẹ gửi trả khoản tiền tối thiểu cho ngân hàng. Nhưng rồi cuối tháng hết tiền, khi cần tiêu lại “rút” từ thẻ ra. Cá biệt, Nguyễn Trần Kh., SV Trường ĐH Bách khoa TP.HCM do tiêu xài không có kế hoạch, không chỉ nợ toàn bộ số tiền trong thẻ, mà còn vay bạn bè... đến nỗi liên tiếp vài tháng không có tiền đóng cho ngân hàng nên phải gọi về xin tiền ba mẹ để trả.

Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ SV, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, thông tin thêm: “Một số ngân hàng còn liên kết với các công ty dịch vụ cung cấp dạng thẻ tích hợp để người dùng có thể mua sắm, chi tiêu thông qua ứng dụng trên điện thoại. Nếu tải ứng dụng về sẽ được hỗ trợ 6 triệu đồng, có thể mua điện thoại, máy tính trả góp… Việc này rất có ích đối với những SV đã kiếm ra tiền và biết cách chi tiêu hợp lý, nhưng lại gây ra hệ lụy đối với những bạn chi tiêu bất hợp lý, trong khi còn đang phụ thuộc vào cha mẹ”.

Cẩn thận bị “nợ xấu”

Ông Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác SV, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Không phải SV nào cũng đi làm thêm và kiếm ra tiền. Các em vẫn còn đang phụ thuộc vào cha mẹ. Nhiều em không tự chủ được việc chi tiêu, còn lấy cả tiền học phí mua sắm những thứ không cấp bách như điện thoại, quần áo, ăn chơi...”.

Đối với những trường hợp trả nợ không đúng hạn hoặc không trả nợ nhiều tháng liên tiếp, sẽ ảnh hưởng tới hồ sơ tín dụng cá nhân. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Trưởng phòng Công tác SV, Trường ĐH Mở TP.HCM, cho rằng: “Ngân hàng sẽ liệt những em trả nợ chậm vào danh sách nợ xấu, gây tác hại lớn cho các em sau này. Trong tương lai, sẽ có lúc các em phải thực hiện những hồ sơ vay khác. Lịch sử tín dụng này có thể cản trở điều đó”.

Vì vậy, ông cho rằng SV cần biết cách chi tiêu khi sử dụng thẻ tín dụng.

Theo TN

Muốn không cảnh cuối tháng đi mượn tiền, học ngay cách chi tiêu hợp lý cho sinh viên ngay lập tức

Muốn tiết kiệm, sinh viên hãy học cách chi tiêu thông minh

1. Mua hoặc thuê sách giáo khoa cũ và có thể bán lại cuốn sách vào cuối học kỳ.

2. Đừng mua sắm "bốc đồng". Trước khi mua hãy đưa ra các lý do để trả lời câu hỏi vì sao bạn cần mua nó?

3. Không bao giờ đi siêu thị mua sắm khi bạn đói, lúc đấy bạn sẽ muốn mua tất tần tật mọi thứ!

4. Hạn chế số lần ăn ở ngoài hàng tháng.

5. Nói không với những thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu, vừa ảnh hưởng sức khỏe vừa tốn kém.

6. Luôn luôn trả hóa đơn, đóng học phí đúng hạn để tránh mất chi phí cho việc nộp sai hạn.

7. Nếu bạn có thẻ tín dụng, hãy trả số tiền đã dùng nhanh nhất có thể.8. Đi bộ, sử dụng phương tiện giao thông công cộng hoặc đi xe đạp thay vì đi xe máy.

9. Sống chung với người khác để bạn có thể chia tiền thuê nhà.

10. Cắt bỏ các gói cáp đắt tiền mà bạn không cần.

11. Tận dụng thẻ sinh viên hoặc những cửa hàng thường xuyên có chính sách giảm giá cho sinh viên, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá.

12. Tham gia vào các CLB ở trường, hoặc các phòng tập thể dục ở trường thay vì tìm kiếm một dịch vụ ở ngoài.

13. Với những đồ dùng không còn sử dụng nữa, bạn có thể thanh lý ở các hội nhóm trên facebook. Đó có thể là quần áo, đồ đạc, sách vở...

14. Không mua sách mà bạn chỉ cần trong một khoảng thời gian ngắn - hãy tìm kiếm chúng trong thư viện.15. Đừng bao giờ cúp học khi không có lý do chính đáng. Vì sao ư? Bạn phải trả tiền cho việc học, bỏ qua nó bạn như ném tiền ra ngoài cửa sổ!

20. Bỏ qua những chuyến du lịch hè đắt tiền - hãy xem xét các lựa chọn thay thế, như làm tình nguyện viên chẳng hạn, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời thời sinh viên đó.

21. Sử dụng các tài nguyên miễn phí trên Internet: tài liệu, nhạc, phim ảnh...

22. Bạn không nhất thiết phải mua đồ có thương hiệu. Với giá tiền rẻ hơn, bạn hoàn toàn có thể tìm được những vật dụng mà mình ưng ý!

23. Để tiết kiệm chi phí trong mỗi chuyến đi chơi/thực tế, bạn hãy chuẩn bị trước những đồ dùng thiết yếu.

24. Tập cho mình thói quen ghi lại những khoản chi tiêu hàng ngày dù lớn hay nhỏ. Từ đó bạn sẽ biết mình lãng phí vào những khoản nào!