Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và xu hướng toàn cầu hóa, người trẻ Việt Nam đang dần xóa bỏ các ranh giới về địa lý, vươn ra các châu lục để làm việc và thành công trong mọi lĩnh vực: nghiên cứu khoa học, kinh doanh, giáo dục, phát triển cộng đồng...
Những công dân toàn cầu mang quốc tịch Việt Nam đều từng đi qua hàng chục nước, có những trải nghiệm đa văn hóa, mang theo những hoài bão lớn và gặt hái nhiều thành công trên thế giới.
Mỗi người mỗi câu chuyện, nhưng ở họ đều có khát khao được vươn ra biển lớn. Và dù có đi đến đâu, họ đều hướng về Việt Nam để đóng góp, xây dựng và kết nối với một mục tiêu chung: đưa Việt Nam vươn ra thế giới.
Từ chuyến đi Singapore lần đầu tiên khi còn là sinh viên năm hai tại Trường đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Hoàng tiếp tục giành suất tham dự các chương trình ngắn hạn diễn ra tại Nhật Bản, Trung Quốc.
Năm 2014, anh tốt nghiệp thủ khoa với tấm bằng cử nhân xuất sắc ngành điện tử viễn thông, sau đó nhận học bổng toàn phần sang Pháp học thạc sĩ tại Đại học Paris-Saclay vào năm 2015, mở ra hành trình đặt chân đến 20 quốc gia và vùng lãnh thổ và gặt hái nhiều thành công trong nghiên cứu khoa học.
Thời gian học tại châu Âu, Khắc Hoàng liên tục di chuyển giữa các quốc gia để tham dự hội thảo khoa học, báo cáo nghiên cứu. Từ Pháp, sau khi hoàn thành bậc thạc sĩ và tiến sĩ, anh chuyển sang Thụy Điển để tiếp tục nghiên cứu.
Năm 2021, Khắc Hoàng vinh dự là người Việt đầu tiên đoạt Giải thưởng luận án xuất sắc trong lĩnh vực tín hiệu, hình ảnh và thị giác tại Pháp.
Ra đời từ năm 2013, đây là giải thưởng hằng năm chỉ được trao cho một luận án nổi bật được trình bày tại Pháp trong các lĩnh vực trên nhằm thúc đẩy và khuyến khích nghiên cứu.
Năm 2022, anh trở lại Đức tham dự HLF và lần này có bài trình bày về truyền thông vô tuyến trong hệ thống Internet vạn vật (IoT) tại diễn đàn.
Là nhà khoa học trẻ mang quốc tịch Việt Nam, sự có mặt của Khắc Hoàng không chỉ là mảnh ghép về kiến thức chuyên môn mà còn đại diện cho những văn hóa và bản sắc Việt.
Trong những cuộc trò chuyện, khi câu chuyện được dẫn dắt phù hợp, anh thường nhắc đến Việt Nam như một ví dụ và giới thiệu các sự kiện về khoa học, nghiên cứu tại Việt Nam cho đồng nghiệp. Tại HLF 2022, một trong các trang phục mà Hoàng mang đến tham dự sự kiện là chiếc áo dài nam truyền thống.
Trong vai trò là nhà nghiên cứu, anh tự nhắc mình luôn nỗ lực và sống hết mình với đam mê dành cho khoa học.
Dù đang sống và làm việc tại châu Âu, anh Hoàng vẫn giữ những kết nối chặt chẽ với Việt Nam và liên tục đóng góp để phát triển lĩnh vực nghiên cứu khoa học trong nước.
Năm 2019 và 2020, anh tham dự Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu, bày tỏ mong muốn hợp tác với các nhóm nghiên cứu và trường đại học trong nước để đưa ra các sản phẩm công nghệ số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ.
Năm 2021, anh đề xuất tổ chức chương trình tư vấn "Chuẩn bị hành trang cho tương lai" dành cho các học sinh tại Trường THPT Hiệp Hòa số 1 (tỉnh Bắc Giang) - nơi anh từng theo học.
Ngoài kết nối và mời các cựu học sinh khác của trường, hiện đang làm việc tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Phần Lan, Úc... tham gia chia sẻ, anh cũng đóng vai trò điều phối và diễn giả trong chương trình.
Anh Hoàng cũng là quản trị viên của một cộng đồng các nhà nghiên cứu người Việt trong ngành viễn thông, tạo môi trường để mọi người giao lưu, trao đổi thông tin và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đồng thời là thành viên của Viện Tiên tiến về kỹ thuật và công nghệ thuộc Trường đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), tham gia xây dựng dự án về ứng dụng của công nghệ điện toán biên trong nông nghiệp:
Trước khi mở được cánh cửa bước ra thế giới, anh Hoàng đã có cả hành trình dài nỗ lực, nuôi trong mình mơ ước một ngày nào đó được trải nghiệm, tìm hiểu những nền văn hóa mới.
Anh nhớ mãi câu nói của một giáo sư người Hàn Quốc sang trò chuyện với các sinh viên Việt: "Trong bài nói chuyện với các bạn trẻ người Việt, vị giáo sư ấy từng nhắn nhủ "The world is your stage - Thế giới là sân khấu của bạn".
Tôi rất tâm đắc với câu nói này, bởi tôi tin rằng mỗi người đều có thể trở thành một công dân toàn cầu, vượt qua những rào cản địa lý và tư duy để bước ra thế giới rộng lớn hơn và xây dựng những giá trị của mình".
Một người trẻ có thể vươn ra quốc tế được hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí và việc tin vào khả năng của bản thân.
Cô cũng đồng thời là người sáng lập và điều hành hai dự án cộng đồng: Hội chợ việc làm trực tuyến Việt Nam và Trung tâm hướng nghiệp trực tuyến Việt Nam.
Trong 9 năm, những nỗ lực không ngừng và nhiệt huyết mạnh mẽ dành cho cộng đồng người trẻ Việt đã giúp Huyền từ một quản trị viên tập sự thành quản lý trẻ nhất tại cả hai tập đoàn đa quốc gia, thành lập và quản lý hai dự án cộng đồng, lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 2022 hạng mục Ảnh hưởng xã hội, và gần đây nhất là chuyển sang Singapore giữ vai trò giám đốc trong mảng nhân sự phụ trách khu vực SAPMENA với 15 thị trường và 13 múi giờ khác nhau.
"Có rất nhiều cách để đóng góp cho quê hương, dù bạn ở bất cứ đâu. Hiện nay hầu hết tất cả các COO của các công ty đa quốc gia ở khu vực châu Á đều là người Ấn Độ. Đó cũng là một trong những cách Ấn Độ tăng giá trị kinh tế và thương hiệu nhân tài của họ" - Huyền nói, nhấn mạnh mỗi người Việt thành công trên trường quốc tế đều góp phần xây dựng thương hiệu của đất nước, từ đó tạo tiền đề để các thế hệ sau dễ dàng vươn ra thế giới hơn, tìm được những công việc giá trị và được công nhận nhiều hơn.
Ý tưởng xuất phát từ việc cả ba người sáng lập khi ấy đều đã từng sống tại nhiều quốc gia và đang tiếp tục chuẩn bị "xê dịch".
Từ kế hoạch ban đầu, họ xuất bản cuốn sách đầu tay Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới - Những bước để trở thành công dân toàn cầu vào cuối năm 2016.
Với nỗ lực tiếp nối trong hành trình đưa người trẻ Việt bước ra thế giới, đến nay ngoài chín quyển sách xoay quanh chủ đề công dân toàn cầu và các câu chuyện về văn hóa, ngôn ngữ, du lịch..., Thu Hương sáng lập và điều hành Công ty khởi nghiệp DaMon Education - nền tảng học trực tuyến giúp người trẻ trở thành công dân toàn cầu với đa văn hóa, đa ngôn ngữ, đa kiến thức và đa kỹ năng.
Thông qua dự án "Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới", Hương chia sẻ những kết nối tại Việt Nam giúp cô luôn nhớ về ngôn ngữ, bản sắc và văn hóa quê hương, nhất là vào những thời điểm cô sinh sống ở những nơi không có nhiều người Việt.
Hương bảo: "Các bạn trẻ Việt Nam có một năng lượng tích cực và phấn đấu để tạo ra tương lai tốt không chỉ cho bản thân mà còn cho đất nước. Họ đều rất giỏi và giúp tôi học hỏi rất nhiều".
Năm 2018, Hương xuất bản quyển sách tiếp theo mang tên Hộ chiếu xanh: Hành trang của những công dân toàn cầu - Hành trình ra biển lớn. Đây là dự án có sự hợp tác của khoảng 45 tác giả đến từ sáu châu lục, trong đó có 33 bạn trẻ nằm trong nhóm thực hiện sách.
Từ Việt Nam sang định cư tại Cộng hòa Czech từ năm 9 tuổi, đến nay Nadia Hồ Thu Hương đã đi qua 43 quốc gia và hiện đang sống tại Thung lũng Silicon (Mỹ) cùng chồng người Mexico.
Với niềm khát khao được tìm hiểu những nền văn hóa khác, từ khi còn nhỏ, Hương tự rèn cho mình những tính cách giúp cô sẵn sàng di chuyển qua nhiều quốc gia, vượt ra khỏi vùng thoải mái của bản thân để nhanh chóng thích nghi và phát triển tốt nhất trong môi trường mới, không ngại bắt đầu lại từ đầu.
Nhờ tư duy này, khi đặt chân đến Czech và trở thành người châu Á đầu tiên ở trường học, Hương buộc mình phải nói được tiếng Czech để dễ dàng hòa nhập, rồi học thêm tiếng Anh và tiếng Pháp.
Năm 2011 khi vừa mới học tiếng Tây Ban Nha, cô quyết định sang Argentina du học để có cơ hội rèn luyện thêm ngôn ngữ. "Đó cũng là lần đầu tiên tôi sống ở một nơi hoàn toàn xa lạ và không có bạn bè, người thân bên cạnh", cô nói.
Nhờ chuyến đi đó, Hương tiếp tục tìm được học bổng sang Canada, sau đó lại có cơ hội để sang các nước khác du học và làm việc, dần dần nâng con số các quốc gia mà cô từng đặt chân đến lên 43.
Trong lần trở lại Việt Nam vào năm 2022, Hương lên kế hoạch thực hiện dự án giúp kết nối các bạn trẻ với những cơ hội làm việc tại Mỹ cũng như trên thế giới.
Đây cũng là cách giúp thế hệ trẻ nâng cao năng lực và thương hiệu của người Việt trên trường quốc tế.
"Việt Nam hiện ở một giai đoạn rất quan trọng với thế mạnh là quốc gia có nền kinh tế mở và tỉ lệ dân số trẻ cao. Với hiệu ứng cộng hưởng, khi mỗi người trẻ Việt đều cố gắng, chúng ta sẽ cùng nhau tạo ra một thành quả đáng kể cho bản thân và cộng đồng", cô nói.