Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trên ba lĩnh vực: Chuyên môn (đào tạo, khoa học); tổ chức (nhân sự, cơ cấu) và tài chính. Để tự chủ thực sự phát huy hiệu quả, tạo không gian lý tưởng cho sáng tạo khoa học, cũng như thể hiện trách nhiệm nhà trường nhất thiết cần có điều kiện triển khai thực chất, khả thi. Đó là xây dựng một cơ chế tự chủ gắn liền với trách nhiệm giải trình của cơ sở đào tạo cụ thể.
Theo PGS.TS. Phan Thanh Bình, tự chủ vẫn còn nhiều điều để tiếp tục hoàn thiện. Trong tự chủ đại học, vai trò, vị trí của Hội Sinh viên và sinh viên trong nhà trường được xác định rõ. Sinh viên không chỉ là người thụ hưởng quá trình đào tạo mà còn tham gia rõ ràng hơn quá trình đào tạo. Sinh viên tham gia quá trình tự chủ là đối tượng được giải trình và có trách nhiệm tham gia vào quá trình quản trị nhà trường đại học, tham gia quá trình xây dựng tự chủ đại học hiệu quả, phù hợp. Điều này giúp sinh viên nhận thức rõ hơn trách nhiệm của bản thân với nhà trường, từ đó nhận thức về quá trình tự hoàn thiện thành công dân tự chủ.
PGS.TS. Phan Thanh Bình cũng cho biết, trong luật giáo dục đại học có quy định đại diện sinh viên là Hội Sinh viên, Đoàn Thanh niên là thành viên đương nhiên, bình đẳng, có đầy đủ quyền pháp định của một thành viên hội đồng trường. Như vậy, chức năng tập hợp, đoàn kết, hỗ trợ hội viên, sinh viên trong học tập - rèn luyện và nhiệm vụ phản án nguyện vọng, nhu cầu của sinh viên; tham gia phản biện, đề xuất các chủ trương chính sách liên quan đến sinh viên, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của sinh viên trong Điều lệ Hội Sinh viên Việt Nam đã được phát huy.
Theo TP