{10 hoạt động tiêu biểu trong công tác Hội nhiệm kỳ 2019-2024} [Inforgraphic]: Hội viên, thanh niên tham gia hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn

(CTG) Với mong muốn phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện của Hội viên, thanh niên trong đồng hành, chăm lo cho thanh thiếu nhi tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn và phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sự chung tay của cộng đồng, xã hội để cùng nhau hiện thực hoá những điều ước của các thầy cô, các em học sinh tại các vùng miền khó khăn.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, các cấp bộ Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thăm hỏi, tặng quà, thực hiện các công trình an sinh xã hội, xây tặng nhà cho học sinh mồ côi, học sinh dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn được hội viên, thanh niên tích cực hưởng ứng, tham gia thông qua các chương trình do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia khởi xướng và thực hiện như: Chương trình “Điều ước cho em”, “Sức mạnh 2000” bằng việc triển khai các công trình thanh niên“Trường đẹp cho em”, “Nhà bán trú cho em”, “Nhà vệ sinh cho em”, , “Phòng máy tính cho em”, “Áo ấm cho em”,…

 

Theo đó, cấp Trung ương đã huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân vàphối hợp với các tỉnh, thành đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố  triển khai triển khai hàng nghìn công trình thanh niên có ý nghĩa thiết thực, gồm 250 công trình "Trường đẹp cho em", 14 công trình "Nhà nội trú cho em" tại  156 xã khó khăn thuộc 58 huyện đến từ 25 tỉnh với quy mô 369 phòng học, 58 phòng ở, 97 phòng công vụ cho giáo viên  phục vụ gần hơn 5.000 em học sinh dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn; hơn 250 công trình “Nhà vệ sinh cho em” tại 250 trường học, điểm trường khó khăn trên cả nước chưa có nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh xuống cấp; triển khai 150 công trình “Ngôi nhà hạnh phúc” cho học sinh  dân tộc thiểu số mồ côi; 44 công trình “Cầu hạnh phúc” cho người dân dân tộc thiểu số tại các địa bàn khó khăn đi lại do mưa lũ.Tổng kinh phí huy động, triển khai thực hiện các công trình thanh niên đến nay là hơn 120 tỷ đồng.

Đặc biệt kể từ năm 2022, Chương trình “Phòng tin học cho em” đã được khởi xướng và triển khai trao tặng các phòng máy tính cho các em học sinh tại các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số với mục tiêu góp phần thúc đẩy giáo dục thông qua công nghệ thông tin, mở ra cơ hội mới cho các em học sinh tại các địa bàn khó khăn. Tính đến nay141 phòng tin học tại 141 trường với hơn 1.750 máy tính đã đượctriển khai, mang lại cơ hội học tập, tiếp cận máy tính, công nghệ thông tin cho hơn 48.000 học sinh ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn tại 23 tỉnh, thành phố trên cả nước, tổng trị giá hơn 10 tỷ đồng.

Các công trình thanh niên được triển khai không chỉ khẳng định năng lực huy động, kết nối nguồn lực của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam mà còn là sự tham gia hiệu quả, tích cực với hàng triệu ngày công tình nguyện của hội viên, thanh niên; sự chung sức đồng lòng của cấp ủy, chính quyền tại địa phương; thông qua đó góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh dân thiểu số tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng khó khăn trên cả nước. Bên cạnh đó, mô hình được các cấp bộ Hội chủ động nhân rộng, triển khai hiệu quả trên cả nước.

CTG