Doanh nghiệp nên thuê CEO địa phương hay CEO nước ngoài?

(CTG) Công trình nghiên cứu mới của Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) cho thấy, việc sử dụng giám đốc điều hành (CEO) địa phương có nhiều điểm tích cực hơn là thuê CEO ngoại.

HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngày 21/1/2019, CUHK vừa công bốcông trình nghiên cứu có tựa đề”East, West, Home’s Best: Are Local CEOs Less Myopic? (tạm dịch: Ở phương đông, ở phương tây, song của nhà vẫn tốt nhất: có thực sự là CEO địa phương ít thiển cận hơn?). Công trình do Giáo sư George Yang, Phó giáo sư Khoa Kếtoán, thuộc CUHK chủ trì thực hiện nhằm đưa thêm thông tin, đánh giá vềcách thức mà các CEO chứng minh được năng lực của mình thông qua việc đưa các quyết định kinh doanh khác nhau.

Công trình nghiên cứu này được thực hiện với sự cộng tác, phối hợp với Giáo sư Shufang Lai của Southern University of Science & Technology và Giáo sư Zengquan Li của Đại học Tài chính Thượng Hải và Khoa kếtoán, Đại học Tài chính Thượng Hải.

Các chuyên gia này đã sử dụng dữ liệu liên quan đến 1.500 công ty Standard & Poor’s 500 ở Mỹ trong thời gian từ năm 1992 đến năm 2002 và tập trung vào hơn 2.000 CEO từng lãnh đạo các công ty này. S&P 500 là một chỉ sốcổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất được niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ ở New York (Mỹ)

GS. George Yang nhận xét, cho dù tiền lương, tiền thưởng dành cho các CEO khác nhau rất khác nhau, song phần lớn tiền lương, tiền thưởng để trả đều phải dựa theo kết quả sản xuất – kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp do họ lãnh đạo mang lại. Nói một cách khác, lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn, thì tiền lương, tiền thưởng của CEO càng cao. Trong khi việc động viên các CEO vềmặt vật chất đóng vai trò hết sức quan trọng để giúp họ lãnh đạo các doanh nghiệp đạt được các chỉ sốtăng trưởng vềmọi mặt, nhất là vềlợi nhuận, thì các yếu tốxã hội, văn hóa cũng đóng một vai trò nhất định, không thể xem nhẹ.

Các tác giả đã phát hiện ra một thực tếlà không ít CEO, trong đó có cả một sốCEO có tài và thành công thường hay có xu hướng cắt giảm nguồn kinh phí dành cho công tác nghiên cứu và phát triển (R&D). Đây là suy nghĩ và tính toán thiển cận.

Theo kết quả điều tra của công trình nghiên cứu, trong hoàn cảnh chung, tỷ lệ các CEO địa phương cắt giảm nguồn kinh phí dành cho R&D thấp hơn 14,6% so với các CEO được thuê của nước ngoài, hoặc không phải của địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh doanh nghiệp bị suy giảm vềdoanh thu, lợi nhuận…, thì ngược lại, tỷ lệ các CEO địa phương cắt giảm nguồn kinh phí dành cho R&D lại cao hơn 25,5% so với các CEO được thuê của nước ngoài. Tất cả các CEO đều coi việc cắt giảm nguồn kinh phí là hợp lý để bù đắp lại sự thiếu hụt vềdoanh thu, lợi nhuận chung.

Một phát hiện nữa của công trình nghiên cứu là, những CEO gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc sắp hết hạn hợp đồng cũng có xu hướng cắt giảm mạnh hơn nguồn kinh phí dành cho R&D.

GS. George Yang cho biết: “Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy rằng, tỷ lệ các CEO được thuê ở nước ngoài, hay ở khu vực khác gần đến tuổi nghỉ hưu hoặc sắp hết hạn hợp đồng có quyết định cắt giảm nguồn kinh phí dành cho R&D cao hơn tới 16,9% so với các CEO địa phương”.

Các tác giả công trình cũng đã tập trung điều tra, nghiên cứu vào việc CEO địa phương và CEO được thuê ở nước ngoài, hay ở khu vực khác ứng xử ra sao trước việc nộp thuếvà cách thức thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) với địa phương, nơi doanh nghiệp hoạt động chính. Việc doanh nghiệp đóng thuếnhiều hơn cho ngân sách địa phương sẽ góp phần cải thiện tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng ở địa phương, trong khi các sáng kiến CSR của doanh nghiệp sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho môi trường và cộng đồng dân cư địa phương.

Theo công trình nghiên cứu, các doanh nghiệp do CEO địa phương lãnh đạo đóng góp tiền thuếcao hơn 7,3% so với doanh nghiệp do CEO bên ngoài điều hành. Hơn nữa, các CEO địa phương thường cũng tích cực hơn hơn là CEO ngoại trong việc tham gia và đóng góp vào các sáng kiến nhằm cải thiện môi trường, cộng đồng và tạo ra công ăn việc làm ở địa phương.

Xét trên góc độ trình độ học vấn, đào tạo chuyên môn và bằng cấp, các tác giả của công trình nghiên cứu không nhận thấy có sự khác biệt hay chênh lệch lớn. Tiếp đến, các tác giả đã tìm hiểu vềhai yếu tốkhác, đó là việc CEO quan tâm đến uy tín, tiếng tăm của mình tại địa phương và tình trạng bất đối xứng trong thông tin giữa CEO và ban lãnh đạo doanh nghiệp. GS. George Yang giải thích: “Việc không phải quá bận tâm đến gây dựng uy tín có thể khiến CEO tập trung vào các khoản lợi nhuận ngắn hạn để nhanh chóng làm vừa lòng các nhà đầu tư, cổ đông thiển cận cũng như ban lãnh đạo. Mặt khác, do sự bất đối xứng cao vềthông tin giữa ban lãnh đạo doanh nghiệp và CEO vềcác kỹ năng quản lý của CEO sẽ dẫn đến việc làm ngắn lại quá trình đánh giá khi bổ nhiệm CEO. Đổi lại, CEO cũng chỉ muốn có kết quả nhanh, trong ngắn hạn để chứng minh khả năng lãnh đạo của mình. Đó là điều rất không hay”.

Ngoài ra, các tác giả của công trình nghiên cứu cũng phát hiện một thực tếnữa là, các CEO địa phương ít thiển cận hơn, nhất là khi hoạt động của doanh nghiệp gắn kết với nhiều lợi ích của địa phương. Chẳng hạn, khi hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở địa phương hay dân cư địa phương có đầu tư nhiều vào doanh nghiệp. Theo GS. George Yang, việc thuê CEO địa phương có thể giảm bớt tình trạng bất đối xứng vềthông tin đối với ban lãnh đạo liên quan đến tính cách, trình độ, các kỹ năng quản lý của CEO. Khi đó, các ban lãnh đạo doanh nghiệp và CEO có sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn. Do vậy, CEO cũng ít bị áp lực phải gồng mình để chứng minh khả năng của mình thông qua những quyết định mang tính thiển cận, vội vàng, ngắn hạn.

GS. George Yang bình luận: “Việc thuê CEO địa phương có lợi thếđối với doanh nghiệp bằng việc nâng mối quan tâm dài hạn của CEO vềuy tín. Phát hiện này là đáng quan tâm đối với các nhà đầu tư, các ban lãnh đạo doanh nghiệp và cả cơ quan điều tiết thị trường”.

Thông tin về Đại học CUHK Business School

CUHK Business School gồm 2 trường chuyên đào tạo hai ngành là kếtoán; quản trị du lich và khách sạn, cùng 4 khoa là các ngành khoa học phục vụ việc ra quyết định và kinh tếquản lý (nguyên văn tiếng Anh là Decision Sciences and Managerial Economics), tài chính, quản lý và marketing. Được thành lập năm 1963 tại Hồng Kông, đây là đại học đào tạo kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân vềquản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ vềquản trị kinh doanh (MBA), thạc sỹ vềquản trị kinh doanh cao cấp (EMBA). Hiện tại, trường đang có 8 chương trình đào tạo cử nhân và 20 chương trình đào tạo cao học (thạc sỹ và tiến sỹ).

Theo xếp hạng các trường đào tạo MBA trên thếgiới của tờ Financial Times là Financial Times Global MBA Ranking 2018, CUHK Business School đứng ở vị trí thứ 43; theo xếp hạng của Financial Times Global EMBA Ranking 2017, trường được xếp ở vị trí thứ 32 trên thếgiới. Với hơn 35.000 cựu sinh viên tốt nghiệp (alumni), CUHK Business School là trường đại học có nhiều cựu sinh viên nhất ở Hồng Kông. Nhiều người trong sốđó hiện là những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nổi tiếng. CUHK Business School hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và cao học với Hiệu trưởng là Giáo sư Kalok Chan.

Thông tin chi tiết có tại địa chỉ www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc trên các mạng xã hội Facebook www.facebook.com/cuhkbschool
và LinkedIn: www.linkedin.com/school/3923680/

Các tài liệu tham khảo có thể tìm thấy Tại: https://ssrn.com/abstract=3047568 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3047568
https://bit.ly/2LDHGdi.

Theo TTXVN