Tham dự chương trình có ông Trương Đình Tuyển – Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại; anh Nguyễn Phước Lộc - Phó Chủ tịch thường trực Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; ông Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp; anh Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam; anhVũ Văn Tiền, Chủ tịch CLB Sao đỏ, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội; Ông Tống Quốc Trường, Phó Chủ tịch Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Giải thưởng Sao đỏ 2008; Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam; Ông Phạm Đình Đoàn – Phó Chủ tịch Hội các nhà Doanh nghiệp Việt Nam, cùng đại diện các doanh nghiệp và các bạn thanh niên, sinh viên.
Phát biểu khai mạc ông Phạm Gia Túc - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban tổ chức Cuộc thi khẳng định: “Vấn đề khởi nghiệp đã và đang là câu chuyện thời sự - kinh tế của đất nước. Ở Việt

Mở đầu phần giao lưu, bạn Nguyễn Tuấn Anh – 19 tuổi bày tỏ băn khoăn có nên khởi nghiệp ngay khi ra trường không?
Anh Vũ Văn Tiền – Nguyên Phó Chủ tịch Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam; Chủ tịch CLB Sao đỏ; Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội chia sẻ: Là sinh viên mới ra trường, tôi nghĩ các bạn có đầy đủ khả năng để khởi nghiệp. Cách đây 20 năm, khi chúng tôi mới ra trường, chúng tôi đã bắt đầu khởi nghiệp. Tuy nhiên, bây giờ thời kinh tế thị trường buộc các bạn độc lập hơn trong khởi nghiệp. Không giống thời kỳ của chúng tôi, thời bao cấp, sự khởi nghiệp của chúng tôi dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mỗi thời đều có những thuận lợi khó khăn riêng.Ngay khi ra trường các bạn đã có đủ kiến thức để khởi nghiệp.
BạnNguyễn Mạnh Hùng – SV ĐH Kinh tế Quốc dân lại hỏi: Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, một trong những khó khăn chúng em thường gặp là tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường đó. Các anh có thể chia sẻ kinh nghiệm của các anh trong vấn đề này không ạ?
Anh Tống Quốc Trường – Phó Chủ tịch Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam, Giải thưởng Sao đỏ 2008; Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam: 100% doanh nghiệp tư nhân có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển thị trường. Công ty Tài chính Dầu khí như chúng tôi là công ty nhà nước có những đặc thù riêng, nhưng ngay từ đầu cũng đã đặt ra những cách thức tiếp cận và thâm nhập thị trường phù hợp của mình.
Mặt khác, các dự án của các bạn phải thật sự hiệu quả, và cố gắng hạn chế vay vốn. Vì ngay từ đầu nếu khởi nghiệp mà thất bại sẽ thui chột ý chí ban đầu. Sau này, khi doanh nghiệp đã thành công, các bạn có một phòng dự án thì vấn đề sẽ thuận lợi hơn.
Anh Tống Quốc Trường: Các bạn nên bắt đầu với những dự án thật sự hiệu quả, vừa tầm với mình. Ai cũng muốn làm điều to lớn nhưng cũng nên bắt đầu với cái phù hợp với mình.
Anh Vũ Văn Tiền: Trước khi trở thành một doanh nhân thành đạt, người ta phải xác định chấp nhận vào một lĩnh vực mà người ta gọi là “thương trường là chiến trường”. Kinh doanh trong thời kỳ kinh tế thị trường thì đầy rủi ro nguy hiểm. Chúng tôi sau khi nhìn lại thường không tin được là mình lại học hỏi được nhiều như vậy.
Tôi không phải là doanh nhân của một doanh nghiệp nhà nước nên có rất nhiều khó khăn. Chúng tôi từ tay trắng làm nên, không có sự hỗ trợ vốn từ gia dình mà phải tự mình làm nên tất cả. Có thể nói là rất nhiều khó khăn. Các bạn cứ tưởng tượng, các bạn lạc vào một khu rừng mà không có la bàn để định hướng, hay như khi mình lọt vào một hầm tối không ra được mà nước thì cứ dâng tràn lên. Rất sợ hãi. Sự rủi ro đó là sức khoẻ, là thời tiết, áp lực đó là từ thị trường, từ chính sách… Tôi khuyên các bạn phải có đam mê, quyết tâm. Sức mạnh của con người là vô biên. Khi gặp khó khăn, bế tắc, trí tuệ sẽ giúp chúng ta có những giải pháp. Như khi các bạn vào một kỳ thi, thời kỳ ôn thi, khi các bạn đặt ra nhiều giả thuyết thì thấy rất khó khăn. Nhưng khi nhìn lại thì mọi chuyện lại rất dễ dàng.
Bạn Hảo - Trường đại học Ngoại thương: Chúng em rất mong muốn được lập nghiệp những trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhất là thời điểm năm 2009 thì chúng em có nên khởi nghiệp hay không khi mà tiềm lực kinh tế còn rất khó khăn và còn rất yếu.
Anh Tống Quốc Trường: Tôi chưa thể đưa ra một lời tư vấn cụ thể nào cho bạn được bởi tôi chưa biết rõ khả năng và những gì bạn đã có. Nhưng theo tôi, mỗi người có một khả năng và hướng đi riêng, Chúng ta tự tìm ra được con đường đi riêng cho mình. Thời điểm hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng chính phủ đang triển khai các gói kích cầu tạo ra một bước đà tốt cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để khắc phục khó khăn. Nhưng nếu trong thời điểm hiện nay dù tiếp cận nguồn vốn mà không biết tìm kiếm thị trường chiếm lĩnh thị trường thì cũng gặp khó khăn. Vì thế, tôi tin rằng bạn sẽ có sự lựa chọn hướng đi tốt nhất cho mình. Chúc bạn thành công.
Bạn Nguyễn Ngọc Ngọc – SV Khoa Sinh học trường ĐH Đà Lạt: Em xin cảm ơn Ban tổ chức đã tổ chức buổi giao lưu giữa sinh viên với doanh nhân. Em là một thí sinh đã tham gia Cuộc thi năm 2008 với dự án Sản xuất trà thảo dược từ cây Bồ Công Anh. Đây là một loại nguyên liệu phù hợp với thời tiết Đà Lạt. Do đó, nếu sản xuất ở Việt Nam thì có thể chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước. Dự án này chúng em đã bắt đầu triển khai từ tháng 9/2008 và đã có một số đối tác nhận tiêu thụ hàng. Nhưng hiện nay chúng em mới chỉ sản xuất được với quy mô rất nhỏ do thiếu vốn, em xin hỏi các doanh nghiệp của các anh có Quỹ đầu tư cho các dự án của sinh viên không? Và nếu có chúng em phải làm cách nào để tiếp cận nguồn vốn đó? Em xin cảm ơn ạ?
Anh Nguyễn Mạnh Cường: Hiện chưa có quỹ đầu tư nào như vậy. Nhưng vấn đề vốn không phải là vấn đề khó vì có những nguồn vốn chưa được giải ngân. Chúng tôi đang có hai chương trình: Chúng tôi tiếp cận với ngân hàng thương mại Việt Nam đối thoại để tiếp cận nguồn vốn, thứ 2 là chúng tôi có hệ thống 8000 doanh nghiệp sẽ tìm được nguồn vốn hỗ trợ cho các bạn.
Bạn Lê Thành Long – một công nhân ở Hà Nội: Khó để tìm được bạn cùng nhau tham gia để khởi nghiệp. Các anh có thể giúp em?
Anh Trường: Trước hết các bạn phải tìm được đối tượng cùng làm việc với nhau, phân công công việc cho từng người lúc này tạo điều kiện tốt nhất để làm việc theo nhóm. Để làm việc được với nhau là phải xác định mục tiêu và chí hướng cùng nhau. Tuổi trẻ có nhiều lợi thế và các bạn trẻ có quyết tâm dám thực hiện thì sẽ gặt hái được nhiều thành công.

Thanh niên Việt Nam với độ tuổi từ 16 đến 30 đang chiếm trên 30% dân số Việt Nam - là một lực lượng tiêu dùng lớn và có ảnh hưởng quan trọng đến xu hướng tiêu dùng của thị trường. Thanh niên Việt Nam đồng thời cũng là những chủ nhân tương lai và có trách nhiệm đối với tương lai của đất nước. Việc ủng hộ và tiêu dùng hàng Việt Nam trong bối cảnh hiện nay không những giúp các doanh nghiệp Việt Nam vượt qua khó khăn, khủng hoảng, mà còn góp phần đưa nền kinh tế đất nước đi lên, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Đó cũng là sự kích thích các doanh nghiệp trong nước, tạo điều kiện để họ sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa tốt hơn, rẻ hơn, phù hợp với người Việt Nam hơn. Đây chính là lúc thanh niên Việt Nam phải chứng tỏ trách nhiệm của mình đối với sự sống còn của nền kinh tế nước nhà trong giai đoạn mà kinh tế trong nước cũng như toàn cầu đang lâm vào khủng hoảng.

Câu hỏi đầu tiên được đặt ra: Thanh niên ủng hộ hàng Việt có phải là ủng hộ chính tương lai của mình?
Câu hỏi 2:Phú Thái là tập đoàn hàng đầu Việt Nam, anh đánh giá thế nào về hàng nội?
Ông Trương Đình Tuyển – Nguyên Bộ trưởng bộ thương mại: Tôi rất mừng vì đã có chương trình này. Nhưngtheo tôi là hơi muộn nhưng muộn cũng còn hơn không. Đây chính là một yêu cầu với tương lai và đây là yêu cầu đúng. Trong quyển lực mềm và biên giới mềm, nếu quốc gia có thể mở ra thì sức mạnh Việt có thể mở rộng hơn.
Chính phủ đã họp và đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP 3,2%. Đây là mức thấp và nhiều ý kiến cho rằng đây là đáy nhưng nếu chúng ta làm tốt chương trình này thì GDP cũng sẽ tăng lên, tạo ra công ăn việc làm cho thế hệ trẻ.

Anh Phạm Đình Đoàn – Phó chủ tịch Hội các nhà doanhg nghiệp trẻ Việt Nam: Theo tôi, so sánh một cách tuyệt đối thì chưa thể bằng hàng ngoại được nhưng nếu nhìn rộng ra thế giới, nếu mỗi người Việt Nam đều sử dụng hàng nội thì con số này rất lớn. Các nước trên thế giới cũng vậy. Người tiêu dùng hàng nội địa rất lớn. Việt Nam đang trong quá trình phát triển thì chúng ta cũng phải có ý thức sử dụng hàng nội để thể hiện lòng yêu nước và chính là tạo ra tương lai cho các bạn trẻ.
Ông Trương Đình Tuyển: Chúng ta hãy xoá bỏ thiên kiến hàng Việt Nam kém hơn hàng nước ngoài. Và các doanh nghiệp cũng nên tuyên truyền và khẳng định thương hiệu của hàng nội địa. Thiên kiến dễ làm cho chúng ta không tiêu dùng hàng nội địa. Chúng ta hãy dỡ bỏ những thiên kiến đó. Người Việt Nam đến với hàng Việt Nam bằng thái độ và trách nhiệm thì sẽ hàng Việt Nam sẽ có cơ hội phát triển.
Câu hỏi 4: Nhiều bạn trẻ vẫn băn khoăn với hàng nội địa, làm thế nào để thay đổi thói quen tiêu dùng của thế hệ trẻ Việt Nam.
Bạn Nguyễn Tô Chung – Bí thư Đoàn trường Đại học Hà Nội: Trong mỗi sản phẩm là dấu ấn, trí tuệ, công sức, là anh em bạn bè ở trong đó. Người dân có công ăn việc làm, mỗi doanh nghiệp phát triển là người dân phát triển. Tôi cũng mong muốn ngườiViệt cũng suy nghĩ như người Nhật.
Bạn Nguyễn Tô Chung: Khi người Nhật sản xuất ra gì đẹp nhất, ngon nhất thì họ sẽ đưa đến cho người tiêu dùng Nhật là trước nhất. Và tôi cũng mong muốn người Việt sẽ thực hiện như vậy.
Câu hỏi 8. Có nhiều bạn sinh viên chạy theo hàng hiệu và chưa dùng hàng Việt Nam. Thực tế này ở trường Đại học Hà nội thế nào và đoàn trường đã có chương trình gì ạ?
Anh Nguyễn Tô Chung: Trường đại học Hà Nội cũng đã phát động chương trình đồng hành cùng hàng Việt Nam, kết hợp với các doanh nghiệp để qua đó nâng cao nhận thức về hàng Việt Nam của sinh viên đại học Hà Nội nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung. Chúng tôi cũng mong muốn rằng, các doanh nghiệp Việt Nam hãy đồng hành cùng thanh niên Việt Nam, khởi nghiệp cùng sinh viên Việt Nnam.
Câu hỏi 9: Về lâu dài, người có tiền vẫn dùng hàng tốt nhất nên chất lượng vẫn là hàng đầu?
Anh Phạm Đình Đoàn: Đứng ở góc độ nhà nước, quan trọng nhất là những ngành nghề mũi nhọn, nhưng chính bản thân các doanh nghiệp cũng phải có những bước đi của riêng mình và Nhà nước phải tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Kết thúc buổi giao lưu các bạn sinh viên đều rất phấn khởi.
CTG