Mô phỏng vụ va chạm của tiểu hành tinh cách đây 470 triệu năm gây ra kỷ băng hà cho Trái đất - Ảnh: REUTERS
Theo báo Straits Times, sở dĩ các nhà khoa học có ý tưởng như vậy là vì trong quá khứ đã có vụ việc thực tế diễn ra tương tự.
Khoảng 470 triệu năm trước, Trái đất rơi vào kỷ băng hà sau khi một tiểu hành tinh nổ tung, tạo ra mây bụi chắn ánh sáng Mặt trời.
Do vậy, các nhà khoa học tại Đại học Lund (Thụy Điển) và ở Bảo tàng Field tại Chicago (Mỹ) cho rằng có thể tạo ra sự kiện nhân tạo tương tự để giúp Trái đất mát mẻ hơn trong bối cảnh nóng lên toàn cầu.
"Kết quả nghiên cứu cho thấy mây bụi có thể hạ nhiệt độ Trái đất xuống đáng kể", giáo sư địa chất Birger Schmitz tại Đại học Lund cho biết.
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều biện pháp nhân tạo khác nhau để hạ nhiệt Trái đất trong trường hợp xảy ra thảm họa khí hậu trên quy mô lớn. Và ý tưởng mới nhất chính là can thiệp vào vũ trụ, dùng bụi từ vụ nổ hành tinh để che bớt ánh mặt trời.
Giáo sư Schmitz ví von ý tưởng đó giống như khi ta đứng giữa phòng và đập tung túi đựng rác của máy hút bụi với quy mô lớn hơn nhiều lần.
Theo TTO