Phận nữ nơi thương trường

(CTG) “Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO” số thứ 12 đã lên sóng lúc 9h45 ngày 7/4/2019.

Chương trình số 12.

Nhân vật chính của chương trình là CEO Trần Thanh Hà - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BES Việt Nam.

CEO Trần Thanh Hà - Chủ tịch kiêm TGĐ Công ty Cổ phần BES Việt Nam, kinh doanh lĩnh vực mỹ phẩm dành cho tóc.

Hai khách mời là CEO Nguyễn Hữu Thái Hòa, Tổng giám đốc CTS - Trung tâm Khoa học Tư duy - Bộ KH&CN và CEO Trần Quốc Việt, Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark.

Khách mời CEO Nguyễn Hữu Thái Hòa, Tổng giám đốc CTS - Trung tâm Khoa học Tư duy - Bộ KH&CN.

Cha là người Huế, mẹ là người Hà Nội, chị Trần Thanh Hà luôn quan niệm "đàn bà con gái phải luôn an phận, thờ chồng, nuôi con”. Vì vậy khi lớn lên đi lấy chồng, mặc dù rất mê kinh doanh và nhạy bén với thị trường, chị cũng chỉ đứng sau lưng để chồng kinh doanh.

Khách mời CEO Trần Quốc Việt, Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Ecopark

Nhưng chồng chị Hà kinh doanh… rất nghệ sỹ. Năm 1984, khi Hà Nội rộ lên phòng trào xe máy Babetta, “ông xã” chị Hà cũng vào cuộc. Nhưng dân tình chuộng xe màu đỏ, thì anh buôn xe màu xanh… vì thích. Thất bại, xoay sang nghề sửa xe thì anh sửa hết khả năng và thu về theo túi tiền của khách…

Ngậm ngùi nhìn tiền bạc lần lượt ra đi, chị Hà vượt qua định kiến của chính bản thân, lao vào sinh kế. Chị chung vốn mở nhà hàng lẩu dê ở Hoà Mã, được 2 năm thì "vỡ trận" vì không hoà hợp. Năm 1997, chị mở cửa hàng hoa cưới Thanh Hà ở phố Chùa Bộc và lần này thì thành công.

Năm 2006, chị được người nhà nhờ đứng tên làm giám đốc Công ty liên doanh mỹ phẩm BES Việt Nam, nhưng không tham gia kinh doanh, không góp vốn. Được vài tháng thì doanh nghiệp thua lỗ gần hết. Ông chủ của BES từ Ý đích thân sang Việt Nam làm ầm ĩ, đòi kiện người nhà chị Hà. Ông ta nói rằng người Việt làm ăn phải có chữ tín. Máu Lục Vân Tiên nổi lên, chị liều góp vốn vào công ty, quyết lấy lại tiền cho người nhà, trả nợ cho bên Ý và chứng minh khả năng của người Việt.

Chị hoạch định lại kế hoạch kinh doanh, tình hình khả quan, chỉ sau 3 tháng đã trả hết nợ cho đối tác bên Ý. Tất nhiên, tiền để kinh doanh phải vay thêm một phần từ bạn bè.

Nhận thấy thị trường còn nhiều tiềm năng, nhưng các đại lý lại chưa khai thác hết cơ hội, nữ doanh nhân quyết định tiếp sức cho các đại lý phân phối bằng cách trực tiếp góp vốn làm ăn với họ. CEO tin rằng phương thức đó sẽ thúc đẩy kinh doanh phát triển vượt bậc, tuy nhiên kết quả hoàn toàn trái ngược . … Thị trường ngày càng co hẹp, khách hàng thưa thớt dần. rồi doanh số gần như “về mo”.

Đến cuối năm 2014, thì BES Việt Nam rơi vào báo động đỏ. Doanh thu âm, nợ vốn đã huy động của bạn bè, gia đình, tiền đầu tư vào BES, vào đại lý.....nguy cơ mất hợp đồng phân phối độc quyền của BES cùng khoản tiền bảo lãnh không nhỏ. Doanh nghiệp có thể mất trắng. Trong hoàn cảnh ấy, CEO sẽ làm gì? Câu trả lời sẽ có trong chương trình.

Theo TTXVN