“Thương hiệu chính là phép cộng của niềm tin”

(CTG) Trò chuyện với chúng tôi trong căn phòng làm việc tiện nghi và ấm cúng tại tòa nhà văn phòng của tập đoàn Sơn Hà, ông tổng giám đốc trẻ tuổi Lê Vĩnh Sơn bắt đầu câu chuyện của mình về chặng đường đã qua để có được thương hiệu Sơn Hà ngày hôm nay. Như câu chuyện về cuộc đời của một con người, cũng nhiều thử thách, cam go, thăng trầm… Nhưng cuối cùng, như lời anh Sơn kể, dường như đã có một “kết thúc có hậu”…

Ông Lê Vĩnh Sơn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quốc tế Sơn Hà

Thuở ngày 2 buổi đến trường và chuyện về ông “giám đốc sinh viên”

Tốt nghiệp cấp 3, Sơn thi đỗ vào Đại học kinh tế quốc dân. Khi cánh cổng trường đại học rộng mở thì cũng là lúc Sơn bước những bước đầu tiên vào “thương trường” bằng nghề truyền thống của gia đình là kim khí. Ngày ấy, cái “thương trường” của anh vẫn còn rất nhỏ bé và sơ khai, kinh tế trong nước chưa phát triển, những sản phẩm đầu tiên của anh chỉ là những bể nứơc treo bằng tôn cho các căn hộ tập thể lắp ghép. Sản phẩm của cửa hàng Sơn Hà chủ yếu là làm thủ công nhỏ lẻ, mang đậm chất “làng nghề”, chưa trở thành sản phẩm tiêu dùng phổ biến cho người dân. Phải đến khi nền kinh tế mở cửa, đời sống vật chất được nâng cao, người dân có những nhu cầu cao hơn về các tiện nghi sinh hoạt thì sản phẩm của Sơn Hà mới được chú ý. Nhận thấy cơ hội kinh doanh đã mở, Sơn đã mạnh dạn nhân rộng mô hình kinh doanh của mình lên thành chuỗi 6 cửa hàng Sơn Hà. Sự thành công đầu tiên đó đã tiếp thêm sức mạnh cho chàng sinh viên trẻ dấn bước vào con đường kinh doanh đầy cam go, thử thách.

 Sau khi ra trường, không tự bằng lòng với những gì đã đạt được, Sơn nhận thấy cần phải mạnh dạn bứt phá mới có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước, tạo ra sự chuyên nghiệp trong kinh doanh. Bằng số vốn có được trong những ngày đầu lập nghiệp cùng với sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Năm 1998, Công ty TNHH Cơ Kim khí Sơn Hà ra đời.

Cũng giống như phần lớn các công ty khác những bước đi ban đầu của công ty Sơn Hà cũng gặp muôn vàn khó khăn về vốn, mặt bằng nhà xưởng, nhân lực, dây chuyền thiết bị… Trong khi đó, sản phẩm duy nhất của Sơn Hà là bồn inox lại phải cạnh tranh với những đối thủ có sản phẩm cùng loại của Đài Loan và một số thương hiệu đã “thành danh” của các nhà sản xuất khác trong nước.

   


 

Khi ta có niềm tin…

Nhận thấy rằng, việc công ty Sơn Hà ra đời sau các thương hiệu đã thành công khác là một khó khăn lớn. Nhưng nếu đi theo lối mòn cạnh tranh bằng giá rẻ như các công ty khác đã làm sẽ dẫn đến thất bại. Lê Vĩnh Sơn quyết tâm chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín phục vụ chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm tốt nhất. Tin tưởng vào con đường mình đã chọn, sản phẩm của Sơn Hà đã kiên trì tạo dựng lòng tin của khách hàng, bước từng bước vững chắc trên con đường thành công và trở thành một thương hiệu lớn.

Có lẽ, câu chuyện về thương hiệu thì ngày nào chúng ta cũng được nghe, nhưng dường như nó còn rất trừu tượng và khó hiểu. Còn với Lê Vĩnh Sơn, anh đã định nghĩa thương hiệu rất đơn giản, rằng: Thương hiệu chính là một phép cộng của chất lượng sản phẩm với uy tín công ty, với con người và chất lượng dịch vụ. Theo đó, thương hiệu sản phẩm muốn “sống” được thì chất lượng sản phẩm phải tốt. Càng với những tên tuổi lớn thì chất lượng sản phẩm đòi hỏi càng cao. Vì vậy, cuộc chiến thương hiệu, uy tín hiện nay là cuộc chiến sống còn của một công ty, trong đó có Sơn Hà. 
 
 Thương hiệu Sơn Hà không còn xa lạ với nhiều người

Có lẽ, câu chuyện về thương hiệu thì ngày nào chúng ta cũng được nghe, nhưng dường như nó còn rất trừu tượng và khó hiểu. Còn với Lê Vĩnh Sơn, anh đã định nghĩa thương hiệu rất đơn giản, rằng: Thương hiệu chính là một phép cộng của chất lượng sản phẩm với uy tín công ty, với con người và chất lượng dịch vụ. Theo đó, thương hiệu sản phẩm muốn “sống” được thì chất lượng sản phẩm phải tốt. Càng với những tên tuổi lớn thì chất lượng sản phẩm đòi hỏi càng cao. Vì vậy, cuộc chiến thương hiệu, uy tín hiện nay là cuộc chiến sống còn của một công ty, trong đó có Sơn Hà.

Hiện nay, sản phẩm của Công ty cổ phần quốc tế Sơn Hà, tiền thân là công ty TNHH cơ kim khí Sơn Hà, đã không còn xa lạ với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Nhắc đến Sơn Hà, người tiêu dùng nghĩ ngay đến sản phẩm bồn nước inox, ống thép Inox trang trí và công nghiệp, đến các loại chậu rửa, sản phẩm Thái Dương Năng và đồ gia dụng kim khí phục vụ nhà bếp. Sự thành công đó, theo Lê Vĩnh Sơn, chính là vì Sơn Hà đã thực hiện tốt khẩu hiệu đã đề ra: “Có thể công ty chúng tôi không lớn nhất nhưng sản phẩm của chúng tôi là tốt nhất”. Sản phẩm kinh doanh của công ty chủ yếu là đồ gia dụng, là mặt hàng cạnh tranh tự do. Vì vậy, chính người tiêu dùng sẽ quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp.

Đầu tư cho thương hiệu 



Việc xây dựng thương hiệu của Sơn Hà cũng rất đặc biệt, không theo bất cứ một khuôn mẫu nào. Những ngày đầu, Lê Vĩnh Sơn đã cùng công nhân đi treo băng rôn quảng cáo ở khắp nơi. Sau này, khi công ty mua được chiếc ô tô tải đầu tiên, Sơn cho dán lên thành xe khẩu hiệu: “Bồn nước cao cấp Sơn Hà, người Hà Nội tin dùng”. Chiếc xe chở hàng đi khắp nơi và ở đâu, khẩu hiệu này cũng khiến nhiều người tò mò. Tuy
Nội chỉ với một sản phẩm duy nhất là bồn nước inox, thì nay, Sơn Hà đã có nhiều sản phẩm đa dạng và thị trường thì không ngừng được mở rộng. Các sản phẩm của Sơn Hà hiện đã có mặt ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước, sản phẩm của Sơn Hà còn xuất sang Mỹ, Châu Âu, Mexico, Đài Loan, Ukraina, CH Séc… vốn là những thị trường có tiêu chuẩn rất khắt khe với các mặt hàng kim khí dân dụng. Theo anh Lê nhiên, đó cũng chỉ là cách quảng cáo của “con nhà nghèo”, không có nhiều tiền, nhưng cũng ít nhiều phát huy tác dụng. Sau này, khi hoạt động sản xuất kinh doanh đã phát triển, năm nào Sơn Hà cũng trích ra một tỷ lệ doanh thu đáng kể dành cho việc truyền thông và những hoạt động văn hóa xã hội.

Mặt khác, Sơn Hà cũng đã đầu tư thuê chuyên gia tư vấn xây dựng thương hiệu. Theo tổng giám đốc Lê Vĩnh Sơn, việc thuê chuyên gia tư vấn chính là để thương hiệu Sơn Hà ngày một chuyên nghiệp hơn, phù hợp với văn hóa kinh doanh và tâm lý tiêu dùng của người Việt.

Thị trường rộng mở

Sau những năm xuất hiện trên thị trường Hà Vĩnh Sơn thì sau 5 năm nữa, xuất khẩu của Sơn Hà sẽ chiếm tới 50% doanh thu của công ty.

Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất đồ kim khí, Sơn Hà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như thành lập Công ty Phát triển năng lượng Sơn Hà, chuyên sản xuất các sản phẩm tiết kiệm điện năng hoặc sản phẩm sử dụng năng lượng thay thế; công ty cổ phần Minh Tân, chuyên cung cấp các sản phẩm đá cho các ngành sản xuất đồ gia dụng, nội thất. Tổng giám đốc Lê Vĩnh Sơn cho rằng: “Một công ty muốn phát triển được lâu bền thì phải luôn tìm ra những sản phẩm mới, có nhiều tiềm năng phát triển và mở rộng thị trường…”

 

Sản phẩm Thái Dương Năng của Sơn Hà


Từ một cơ sở sản xuất thủ công nhỏ với vài công nhân, giờ đây, Sơn Hà đã là trở thành một mô hình kinh doanh lớn, thành công, thu hút và tạo việc làm cho gần một nghìn công nhân. Nhưng ẩn sau thành công ấy là những giọt mồ hôi, là khát vọng, niềm tin và ý chí thành công.

Có thể hai chữ “thương hiệu” thì ngày nào chúng ta cũng được nghe, nhưng dường như nó vẫn rất trừu tượng và khó hiểu. Còn với Lê Vĩnh Sơn, anh định nghĩa rất đơn giản, rằng: “Thương hiệu chính là một phép cộng của chất lượng sản phẩm với uy tín công ty, với con người và chất lượng dịch vụ. Theo đó, thương hiệu sản phẩm muốn “sống” được thì chất lượng sản phẩm phải tốt. Tên tuổi càng lớn thì chất lượng sản phẩm phải càng cao”.  

thanhgiong.vn