![]() |
Ông Phạm Anh Dũng phát biểu tại chương trình công bố “2500 nhà nhân ái” |
>> "2500 Nhà nhân ái" - Thanh niên cả nước chung tay vì đồng bào nghèo
Vì sao SCB lại chọn tài trợ cho chương trình “2500 nhà nhân ái” ?
Ông Phạm Anh Dũng: Trong các chuyến đi từ thiện cùng Hội Phật giáo Việt Nam mà người luôn đề xướng và đi đầu là Thượng tọa Thích Thanh Phong (Trụ trì Tổ đình Vĩnh Nghiêm). Một lần đến Quảng Trị, chúng tôi thấy bà con mình ở khúc ruột miền Trung rất khó khăn, khổ quá. Bên cạnh đó, lực lượng chống phá cách mạng lại về xây dựng hai nhà thờ, một nhà thờ Thiên chúa giáo và một nhà thờ đạo tin lành. Qua đó, người ta cho dân mà thực chất là cho dân vay chứ không phải cho luôn mỗi gia đình một con bò, một con dê để canh tác. Bằng nhiều hoạt động vận động nhân dân, tuyên truyền những điều không đúng về Đảng và Nhà nước.
Chính vì những điều trên, trong ngân sách chúng tôi xây dựng lên đúc tượng Phật ở đảo Phú Quốc và xây chùa thì nay chúng tôi chuyển sang xây dựng nhà cho bà con. Với mong muốn là thứ nhất ngôi nhà đó phải mát mẻ vào mùa hè và thứ hai là phải ấm áp vào mùa đông.
Đây có phải hoạt động xã hội đầu tiên mà SCB kết hợp cùng TƯ Đoàn, Hội LHTN Việt Nam không?
Ông Phạm Anh Dũng: Trước đây SCB đã hỗ trợ Hội LHTN Việt Nam trong việc thành lập, tổ chức hoạt động của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam; tổ chức tổng kết Cuộc vận động “Nghĩa tình Côn Đảo” và tặng hơn 12.000 phần quà với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng cứu trợ đồng bào bị thiệt hại bởi cơn bão số 9 và số 11 tại các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.
Phong trào quần chúng thường có hoạt động xây nhà cho người nghèo. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chương trình nhà Đại đoàn kết, nhà tình thương; Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh có chương trình ngôi nhà mơ ước;… SCB chọn Hội LHTN Việt Nam là đơn vị thực hiện để truyền tải những ý tưởng tốt đẹp của mình?
Ông Phạm Anh Dũng: Chọn TƯ Hội vì chúng tôi thấy rằng đây là một lực lượng rất năng động, làm việc hết trách nhiệm của mình. Thông qua kết quả của các hoạt động trước, chúng tôi nhận thấy tất cả đều được triển khai rất nghiêm túc, tiền trong công tác từ thiện được đưa đến tận tay người dân. Do đó, SCB có điều kiện để vận động thêm các khách hàng của mình, cũng như cán bộ nhân viên ngân hàng phát tâm từ thiện. Mong muốn thông qua chương trình này giáo dục cho cán bộ nhân viên bên cạnh hoạt động kinh doanh đã đạt được thì phải có một tấm lòng với xã hội. Giáo dục mọi người phải uống nước nhớ nguồn, biết tri ân với người đi trước.
![]() |
Ông Phạm Anh Dũng trao biểu trưng tài trợ cho chương trình “ 2500 nhà nhân ái” |
Thời gian gần đây, dư luận lên án rất nhiều về vấn đề tiền từ thiện không đến được tận tay người nghèo. Khi tham gia vào hoạt động từ thiện này SCB có phân vân về điều này không?
Ông Phạm Anh Dũng: Trong thời kỳ nền kinh tế đang khủng hoảng như hiện nay thì 53 tỷ tài trợ cho chương trình không phải là một con số nhỏ. Nhưng chúng tôi thấy được ý nghĩa và trách nhiệm cao nhất của ban tổ chức. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng khi giao số tiền này.
Như đã trao đổi ở trên, đây không phải chương trình đầu tiên chúng tôi thực hiện cùng TƯ Hội, như trong đợt 2 cơn bão số 9 và 11 vào miền Trung vừa qua, thông qua TƯ Hội những phần quà nhỏ bé của chúng tôi đã kịp thời đến tận tay bà con trong lúc khó khăn nhất. Tôi đã có chuyến đi 10 ngày để tận mắt thấy được việc thực hiện các hoạt động trên.
Năm 2009, SCB đã được Chủ tịch nước trao tặng danh hiệu Doanh nghiệp chữ “Tâm”, ông có thể chia sẻ về điều này?
Ông Phạm Anh Dũng: SCB rất vinh dự khi nhận danh hiệu này. Tuy nhiên, tôi thấy trong thời gian vừa qua có nhiều chương trình quá. Ý nghĩa của nó làm loãng đi cái tính chất của sự việc.Thông thường các chương trình mà đưa kinh phí thì chúng tôi không tham gia, còn nếu chương trình không đưa kinh phí thì chúng tôi tham gia. Sau khi chúng tôi tham gia rồi thì chương trình cần gì chúng tôi sẽ hỗ trợ.
Trong thời gian sắp tới SCB sẽ có những hoạt động gì để tham gia vào công tác xã hội?
Ông Phạm Anh Dũng: Công tác xã hội là hoạt động thường xuyên được SCB triển khai. Không phải cứ khi gặp sự việc phát sinh thì chúng tôi mới thực hiện. Mỗi năm đối với cán bộ nhân viên có 4 ngày lương (tương đương 4 tỷ đồng). Số tiền này được cho vào quỹ phúc lợi của ngân hàng. Khi có thiên tai dịch họa xảy ra, SCB phối hợp với Thành đoàn TP Hồ Chí Minh triển khai kịp thời tới đồng bào khó khăn.
Trong kế hoạch kinh doanh của mình, chúng tôi rất mong muốn phối hợp cùng TƯ Hội tổ chức nhiều hoạt động như an toàn trên mỗi nẻo đường, khi Tổ quốc cần,.. qua đó, chúng tôi muốn giáo dục cán bộ nhân viên của mình “khi tổ quốc cần” thì sẽ phải như thế nào?, giáo dục cán bộ nhân viên của mình “an toàn trên mọi nẻo đường” đối với bản thân và người thân của mình để hướng tới năm an toàn giao thông quốc gia.
Xin cảm ơn ông!
Huyền Trang
“Nhà nhân ái” là nhà do Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn phối hợp với Ban Từ thiện Xã hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức xây dựng trên tinh thần tương thân tương ái. Tên gọi “Nhà nhân ái” mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc tạo động lực và hỗ trợ cho thanh niên và đồng bào có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt qua khó khăn, có nhà ở ổn định, an toàn, từng bước nâng cao mức sống, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững. Nhà này chỉ được phép sử dụng để ở chứ không được phép cho, tặng hay sang nhượng dưới bất kỳ hình thức nào. |