|
Trong buổi bế giảng, Ban tổ chức cũng như các học viên đã được nghe đội trưởng của từng nhóm báo cáo về mô hình kinh tế mà nhóm mình đã được đi tham quan. Thông qua kết quả thực tế tham quan tại địa phương, tất cả các nhóm đều thống nhất và đưa ra các đề xuât giải pháp về vấn đề thương hiệu, chứng nhận chất lượng và thị trường tiêu thụ cho các cơ sở kinh doanh.
Anh Huỳnh Thanh Tú, GĐ Công ty Hoàng Nguyên Bách, Kom Tum cho biết: “Tôi rất đồng tình với phương pháp của khóa đào tạo. Chúng ta không chỉ đến tham quan rồi về, chúng ta cần có giải pháp cụ thể để giải quyết các vấn đề của các mô hình kinh tế tại địa phương”.
Cùng quan điểm đó, anh Trương Đình Khương, PGĐ Trung tâm giới thiệu việc làm Bắc Ninh chia sẻ: “ Khóa học đã cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về khởi sự doanh nghiệp. Qua việc tham quan các mô hình kinh tế của thanh niên tại địa phương rút ra được nhiều điều bổ ích, thực tế đã chứng minh các doanh nghiệp lớn đều có bước khởi đầu như thế”.
|
Tham dự lễ bế giảng, anh Nguyễn Phước Lộc, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam đã đề nghị Thường trực Đề án 103 phải chọn nhiều doanh nghiệp tham gia vào công tác tư vấn, hướng dẫn; chọn nhiều giảng viên, cán bộ đang làm trong lĩnh vực này, đặc biệt là những người đã từng khởi nghiệp để có kiến thức thực tế chia sẻ với thanh niên. Anh Nguyễn Phước Lộc khẳng định: “ Trong Đề án 103, có 4 nhóm đối tượng phải được quan tâm, tạo điều kiện và chia sẻ kinh nghiệm. Đó là nhóm: Những doanh nghiệp đã bắt đầu khởi nghiệp, sinh viên năm cuối của các trường đại học, số đông thanh niên nông thôn và nhóm thanh niên khuyết tật”.
Huyền Trang |