{Chia sẻ cùng thầy cô 2023}: cô giáo với tình thương trẻ ở lại trên nương dạy chữ

(CTG) cảm động trước tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số cô giáo Hoàng Thị Thập ở lại trên nương dạy chữ cho các em

 

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất quê hương xã Giáo Hiệu, Pác Nặm, Bắc Kạn là một vùng cao của huyện điều kiện kinh tế nơi đây đặc biệt khó khăn. Bản thân cô Hoàng Thị Thập là một gia đình thuần nông, được cha mẹ chắc chiu từng đồng nuôi cô ăn học. Vậy nên ngay từ thời còn ngồi trên ghế nhà trường cô đã có ước mơ trở thành cô giáo mầm non để được gần gũi, yêu thương, chăm sóc dạy dỗ các em nhỏ.

Năm 2013 sau khi tốt nghiệp ra trường cô Thập công tác tại trường Mầm non Giáo Hiệu. Được phân công giảng dạy ở điểm trường Khâu Slôm 2, cách trung tâm 8km, đường giao thông đi lại khó khăn, đất đỏ, dốc cao chủ yếu phải đi bộ khoảng 2-3 tiếng. Nơi đây 100% là người đồng bao dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo trên 80%, tỷ lệ người mù chữ cao, phân bố dân cư thưa thớt. Mặc dù bản thân cô đã chuẩn bị tâm lý, nhưng khi vào đến bản cũng không khỏi ngỡ ngàng trước cuộc sống khó khăn của bà con nơi đây.

Tôi vẫn nhớ như in ngày đầu đến lớp, lớp mẫu giáo ghép 4 độ tuổi có 12 trẻ, cái khó nhất lúc mới ra trường kinh nghiệm chưa có, ngôn ngữ bất đồng giữa cô và trẻ, vì 100% các em đều là dân tộc thiểu số, đa số trẻ hạn chế về khả năng nghe, hiểu và giao tiếp về tiếng Việt” cô Thập kể lại

Tuy khó khăn là thế nhưng điều trăn trở nhất không phải là sự vất vả của bản thân cô mà là cuộc sống cơ cực của các em nhỏ nơi đây, cơm ăn chưa đủ no, áo mặc chưa đủ ấm, mùa đông co ro dưới thời tiết giá lạnh. Những hình ảnh đầu tiên khi cô đi vào vận động trẻ đi học không tránh khỏi sót xa. Vì thế, cô Thập thường xuyên vận động quyên góp quần áo, giày dép cho các cháu, đến từng gia đình tìm hiểu động viên cha mẹ, khuyến khích cho trẻ tới trường. Tuy rằng nghèo khó nhưng người dân nơi đây sống rất tình cảm, có mớ rau, củ sắn, củ khoai … cũng chia sẻ cùng động viên cô thêm nghị lực, trách nhiệm với trẻ với đồng bào hơn.

Là một giáo viên bản thân cô Thập cho biết: “Tôi luôn xác định rõ vai trò của mình cô giáo như mẹ hiền yêu thương tôn trọng trẻ. Chủ động tham mưu với tổ chuyên môn và nhà trường xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học linh hoạt, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ”

Cô Thập cũng tích cực tham dự các hội thi, cuộc thi, được nhận giấy khen của giám đốc Sở GD&ĐT thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” năm học 2022-2023; giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Pác Nặm khen thưởng có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023; …

Đặc biệt, dịp này, cô Hoàng Thị Thập vinh dự được là 1 trong 58 gương giáo viên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Uỷ ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

 Ngọc Ánh