Chuyển đối số bước ngoặt thay đổi chính mình

(CTG) Như chúng ta đã biết, trong cuộc cách mạng 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít thách thức cho hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, nhất là thời điểm dịch Covid – 19 đang diễn ra phức tạp. Chính vì vậy, việc các doanh nghiệp chuyển đổi từ hình thức trực tiếp sang online là vấn đề tất yếu và xu thể chung…

 

Chương trình dành cho các doanh nghiệp đã và đang ứng dụng chuyển đổi số vào sản xuất, kinh doanh giai đoạn bình thường mới. Buổi talkshow với sự góp mặt của anh Anh Trần Hữu Đức (Nhà đồng sáng lập, Chuyên viên Tư vấn, Huấn luyện cấp cao, Trị liệu Tâm lý và Đào tạo Kỹ năng sống tại BCC và Better Living) và Chị Lương Ngọc Tiên (Nhà sáng lập Công ty TNHH Tư Vấn & Đào Tạo One Life Connection) và với sự điều phối của anh Lê Nguyễn Hồng Phương (Chủ tịch BIT GROUP). Buổi Talkshow đã thu hút hơn 750 khán giả đang là chủ doanh nghiệp SMEs, những người làm kinh doanh quan tâm với các giải pháp TALKSHOW “CHUYỂN ĐỔI SỐ: TÌM TRONG CHÍNH MÌNH”

Tại sao các doanh nghiệp thường ngại chuyển đổi số?

Chia sẻ vấn đề này, chị Lương Ngọc Tiên đã đưa ra nhận định: Về mặt tâm lý, con người thường sợ và ngại sự thay đổi. Chuyển đổi số là hình thức thay đổi không chỉ về hình thức làm việc trên nền tảng số, công cụ và hệ điều hành mới mà còn là thay đổi cách nhìn nhận mối quan tâm của khách hàng, dự đoán xu hướng thị trường, tương lai của doanh nghiệp. Thay đổi cách thức vận hành của doanh nghiệp là điều không đơn giản. Vì vậy để giải quyết vấn đề trên, doanh nghiệp cần không ngại thay đổi, làm thế nào để vượt qua được những mối lo ngại của việc kinh doanh theo hình thức chuyển đổi số.

Đồng quan điểm, anh Trần Hữu Đức cho rằng, chuyển đổi số chúng ta có thể chia làm hai giai đoạn, thế hệ 98 trở lại đây thì chuyển đổi số hầu như đã trở nên quen thuộc với mọi lứa tuổi, mỗi người đều có một chiếc điện thoại và có thể bắt kịp mọi thay đổi xu hướng của xã hội về công nghệ và ứng dụng công nghệ... Nhìn chung thế hệ Gen Z này vốn sinh ra ở thời đại công nghệ nên con người có sẵn những phẩm chất, suy nghĩ tiến bộ hơn, nên thường chuyển đổi công nghệ dễ dàng hơn. Nhưng độ tuổi của các nhà lãnh đạo hiện nay phần lớn sinh ra trong giai đoạn công nghệ là cụm từ còn xa lạ, vì thế họ thường có xu hướng chắc chắn về những thứ đang nằm trong vùng an toàn hơn là sự thay đổi mang nhiều bất cập. Nhưng vì tính tức thời và phổ cập của công nghệ số, buộc doanh nghiệp phải thích nghi và thay đổi nên cần được bổ sung thêm thông tin để vững tâm hơn với những quyết định cho doanh nghiệp.

Thay đổi để thích ứng

Chia sẻ về những điều cần thiết của một doanh nghiệp trong chuyển đổi số, anh Trần Hữu Đức cho rằng: Đầu tiên đó là quản trị thay đổi, hoạch định chiến lược xoay quanh vấn đề về chuyển đổi số. Sự khó khăn khi thay đổi về mặt tư duy, khi không chuẩn bị kỹ càng chúng ta dễ dàng trở thành nô lệ của nền tảng số.
Cũng theo anh Đức, để làm chủ cuộc đua công nghệ con người cần năng bậc tư duy “đi tìm sự thật”. Và được hiểu là đi tìm những người tài. Thứ cần tìm trong mỗi cá nhân chính là linh cảm nghề. “Trước hết, cần phải biết nhìn nhận và khắc phục những điều chưa hợp lý của bản thân, đầu tư trí tuệ - kiến thức, giữ vững những khát vọng, cốt lõi cho chính mình. Tiếp theo, đập bỏ những tự ái cá nhân và thay vào đó là lòng tự trọng, chấp nhận những khiếm khuyết và bồi dưỡng thêm cho nó. Thứ ba, cần dẹp bỏ sự tự ti, so sánh, đố kỵ thay vào đó là sự tha thứ, lòng bao dung - điều rất cần trong chuyển đổi số. Giữ lại các cộng sự, đối tác và nhân sự cốt lõi của doanh nghiệp, cần đầu tư, nâng cấp cùng nhau thay đổi tư duy để cùng đồng điệu chọn ra hướng đi riêng cho doanh nghiệp. Cuối cùng, nhà lãnh đạo cần thay đổi sự kiểm soát, gò bó trong cách vận hành công ty mà thay vào đó là sự ung dung, tự tại những điểm cuối cùng vẫn là hoàn thành sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đặt ra”, anh Trần Hữu Đức nói.

Chị Lương Ngọc Tiên chia sẻ: Những chương trình chị làm cho các công ty trước đây thì trí tuệ cảm xúc nếu bản thân người lãnh đạo quản trị được chính bản thân mình thì mới có thể quản trị được người khác, với một người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, làm việc và công tác nhiều nơi trên thế giới chị cảm thấy ở Việt Nam vẫn chưa có những năng lực này. Nếu chúng ta kiểm soát được năng lực này có thể sẽ mang lại thành công cho doanh nghiệp. Khi mỗi chúng ta được sinh ra ai cũng đều có IQ đặc biệt, nhờ có nó chúng ta mới có thể phát triển các kỹ năng, trí tuệ nhân tạo, phát triển trí thông minh. Công nghệ phát triển phần mềm khi nhận thức tư duy của mình khi chưa phát triển đến đỉnh cao thì nó có thể dẫn đến khó khăn, cụ thể khi quản trị cảm xúc giữa người với người chưa bao giờ là dễ dàng thì việc làm việc với máy tính càng khó khăn hơn.

Ánh Tuyết