Cùng chung tay phân loại và tái chế rác thải nhựa đúng cách

(CTG) Hiện nay, việc xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn mang nhiều bất cập, đa số đều được xử lý bằng cách chôn lấp, chỉ có 10% còn lại là được tái chế. Trong khi đó, rác thải nhựa lại rất khó phân hủy ở trong môi trường tự nhiên.

 

Bên cạnh những cách xử lý rác thải chuyên nghiệp thì một cách cơ bản mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể thực hiện để bảo vệ môi trường sống chính là tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng hữu ích.

Thông qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã giải đáp được thắc mắc rác thải nhựa là gì, thực trạng, tác hại và các phương thức góp phần chống lại rác thải nhựa rồi. Quan trọng là khi biết được những thông tin này, chúng ta cần nhận ra mối nguy hại và bắt đầu thay đổi từ chính thói quen tiêu dùng của mình.

 

Rác thải nhựa là gì?

Rác thải nhựa là những đồ dùng, vật dụng có chất liệu làm từ nhựa và không còn giá trị sử dụng. Rác thải nhựa gồm túi nilon, vỏ chai, cốc nhựa, ống hút nhựa dùng một lần… Tuổi thọ của những vật dụng chất liệu nhựa có thể lên đến hàng trăm năm. Vậy nên, khi rác thải nhựa tồn tại ở ngoài môi trường, chúng rất có hại cho đời sống của con người.

Việt Nam được xếp vào một trong những nước có lượng rác thải cao hàng đầu thế giới. Chính vì nhận thức về sự nguy hại của rác thải nhựa vẫn chưa đầy đủ, còn rất nhiều cá nhân có thói quen xả rác bừa bãi hay không phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Do đó, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực và nặng nề tác động trực tiếp lên môi trường sống của sinh vật và con người. 

 

 

Xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam

Hiện nay, việc xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn mang nhiều bất cập, đa số đều được xử lý bằng cách chôn lấp, chỉ có 10% còn lại là được tái chế. Trong khi đó, rác thải nhựa lại rất khó phân hủy ở trong môi trường tự nhiên. 

Giải pháp hiện tại mà các cá nhân và tổ chức có thể làm chính là tự thực hiện cách phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn và tái chế lại những sản phẩm nhựa còn có khả năng sử dụng được.

Cách phân loại rác thải nhựa

Trong phân loại và xử lý rác, rác thải được chia thành ba loại gồm:

 Rác thải hữu cơ

 Rác thải vô cơ 

Rác thải tái chế

Rác thải nhựa thuộc nhóm rác thải có thể tái chế, đó là những hộp chai nhựa, giấy, thùng carton, ghế nhựa… Trong quá trình phân loại, nếu nhận thấy các loại rác thải nhựa có thể tải sử dụng, hãy nên giữ lại và tái chế để sử dụng.

Cách tái chế rác thải nhựa từ các quốc gia khác nhau

Tái chế giấy

Cách làm trang phục tái chế

Những cách làm đơn giản để tái chế rác thải nhựa


Tái chế rác thải nhựa thành chậu cây trồng

Tái chế rác thải nhựa thành chậu cây trồng

Chuẩn bị: chai nhựa, dây cột, màu vẽ.

Cắt bỏ một nửa phần đáy chai và giữ lại phần thân trên của chai.

Dùng đinh hơ nóng đục vào lỗ nhỏ trên nắp chai để thoát nước.

Nếu thích, bạn có thể dùng màu vẽ để vẽ những hình ảnh hoặc hoa văn ấn tượng trên chai.

Bước cuối cùng, đục 2 lỗ nhỏ ở hai bên đối diện nhau để xâu kẽm vào làm dây treo.

Việc còn lại là bạn chỉ cần cho đất vào trong và gieo hạt giống vào trong chai như vậy là bạn đã có được một chậu cây làm từ vỏ chai không sử dụng nữa.

Tái chế rác thải nhựa làm đồ chơi

 

Với rác thải nhựa bạn cũng có thể tạo nên những đồ chơi dễ thương dùng trang trí góc học tập hay trưng trong tủ kính… Từ các vỏ chai, hãy sáng tạo chúng thành những món đồ như một chú chim cánh cụt vô cùng đáng yêu với cách làm sau:

Cắt đôi hai vỏ chai.

Sử dụng hai phần đế và gắn chúng lại với nhau để tạo thành phần đầu và phần thân dưới cho chú chim cánh cụt.

Sử dụng hai màu đen và trắng sơn lên vỏ chai, sao cho giống với hình chim cánh cụt là thành công.

Bằng cách làm đơn giản như vậy, bạn cũng có thể nghĩ ra những ý tưởng khác để làm nên những sản phẩm đồ chơi tương tự. Việc làm này vừa có tác dụng trong việc tái chế rác thải, vừa giúp không gian sống của bạn trở nên thú vị và độc đáo hơn đồng thời giúp bạn giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi.

Rác thải nhựa tồn tại trong môi trường sống là điều vô cùng nguy hiểm, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và các loại sinh vật trên trái đất. Đặc biệt, vì rác thải nhựa có thời gian phân hủy khá lâu nên những tái chế như trên sẽ góp phần trong việc giảm thiểu lượng lớn rác thải nhựa ra bên ngoài.

CTG