Dương Thị Hiếu Ngân, sinh viên trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên |
Dương Thị Hiếu Ngân, sinh viên trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên nhận định: Internet, mạng xã hội mang lại rất nhiều tiện ích cho giới trẻ ngày nay, như tiếp cận được kho tri thức khổng lồ, sự giao lưu rộng mở, kết nối nhanh chóng, giải trí không giới hạn… Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thì mặt trái của mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới tâm sinh lý và hành vi của thanh thiếu nhi, đặc biệt là những thông tin xấu, độc.
Sáng 22/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ đối thoại với thanh niên về chủ đề “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao đáp ứng kỷ nguyên 4.0”. Buổi đối thoại diễn ra với điểm cầu trực tiếp tại trụ sở Văn phòng Chính phủ; các điểm cầu trực tuyến tại trụ sở T.Ư Đoàn và 63 UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư.
Tôi được biết, từ năm 2022, từ đề xuất của T.Ư Đoàn, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thanh thiếu nhi trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030. Tôi mong rằng, từ chương trình này, Chính phủ tiếp tục có sự đồng hành, triển khai thêm nhiều giải pháp để giáo dục, định hướng giới trẻ trên không gian mạng. Trang bị cho bạn trẻ kỹ năng, bản lĩnh sàng lọc bởi các thông tin xấu độc. Bởi người trẻ là đối tượng dễ bị tác động, lung lay, mất niềm tin do tiếp cận thông tin xấu, độc.
Một khi đã mất niềm tin thì bạn trẻ thường phát triển lệch chuẩn, không còn động lực, khát khao nỗ lực phấn đấu để cống hiến cho sự phát triển của nước nhà. Vì vậy, tôi mong rằng, Chính phủ cùng với T.Ư Đoàn có nhiều chương trình, giải pháp quyết liệt hơn nữa, áp dụng chuyển đổi số để giáo dục bạn trẻ trên không gian mạng, khơi dậy tình yêu, khát vọng cống hiến cho quê hương, đất nước trong mỗi bạn trẻ.
theo TP