Giao lưu trực tuyến: Đi lao động có thời hạn ở nước ngoài

(CTG) Thực hiện “Dự án Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”, Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị (T.Ư Đoàn) phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đi lao động có thời hạn ở nước ngoài” vào lúc 9 giờ ngày 9.3.2010 trên Thanh Niên Online

Thực hiện “Dự án Truyền thông nâng cao nhận thức của thanh niên và xã hội về học nghề, lập nghiệp”, Ban Thanh niên Công nhân và Đô thị (T.Ư Đoàn) phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đi lao động có thời hạn ở nước ngoài” vào lúc 9 giờ ngày 9.3.2010 trên Thanh Niên Online (www.thanhnien.com.vn).

Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm:

1. Ông Đào Công Hải - Cục Phó Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

3. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Simco Sông Đà.

4. Đại diện doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

5. Ông Trần Khánh Hùng - Giám đốc Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Hà Tĩnh.

Các vị khách mời sẽ trao đổi, tư vấn về: các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc đưa lao động đi lao động có thời hạn  ở nước ngoài; thông tin về một số chính sách, cơ chế, hỗ trợ thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; các hoạt động hỗ trợ, đồng hành của tổ chức Đoàn thanh niên tham gia thực hiện các chính sách về nghề nghiệp, việc làm đối với thanh niên, trong đó có vấn đề đưa thanh niên đi lao động có thời hạn ở nước ngoài; tư vấn, giải đáp thắc mắc của thanh niên và bạn đọc về các vấn đề liên quan đến đi lao động có thời hạn ở nước ngoài.

Bạn đọc có thắc mắc về những vấn đề trên có thể gửi câu hỏi về cho chương trình bằng cách gõ câu hỏi vào ô bên cạnh.

 

 

Cùng với giải quyết việc làm trong nước là chính thì xuất khẩu lao động và chuyên gia là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là một bộ phận của hợp tác quốc tế, góp phần củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài với các nước.

Theo chủ trương đó, thời gian qua, nước ta đã có một số văn bản pháp luật quy định chặt chẽ về vấn đề trên. Ngày 29.11.2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có hiệu lực thực hiện từ ngày 1.7.2007. Sau đó, Chính phủ đã có những nghị định hướng dẫn thi hành luật và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng các bộ, ngành liên quan dựa vào đấy để có những thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể.

Dưới dây là một số văn bản pháp luật cơ bản. Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về hệ thống văn bản pháp luật về lao động ngoài nước tại website của Cục Quản lý lao động ngoài nước ở địa chỉ: http://www.dolab.gov.vn/index.aspx

>> Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

>> Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 1.8.2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn thi hành một số điều của Luật ng­ười Lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

>> Nghị định số 144/2007/NĐ-CP ngày 10.9.2007 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đư­a lao động đi làm việc ở nư­ớc ngoài

>> Thông t­ư số 21/2007/TT-BLĐTBXH ngày 8.10.2007 của Bộ Lao động - TBXH Hư­ớng dẫn chi tiết một số điều của Luật Ngư­ời lao động Việt Nam đi làm việc ở nư­ớc ngoài theo hợp đồng và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 1.8.2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hư­ớng dẫn một số điều của Luật Ng­ười lao động Việt Nam đi làm việc ở nư­ớc ngoài theo hợp đồng

>> Thông t­ư liên tịch số 16/2007/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 4.9.2007 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính Quy định cụ thể về tiền môi giới và dịch vụ trong hoạt động đưa ngư­ời lao động đi làm việc ở n­ước ngoài


Theo ThanhnienOnline