Làm thế nào để khởi nghiệp khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh?

Không ai ngay từ khi bắt đầu kinh doanh đã có kinh nghiệm kinh doanh cả.

Kinh nghiệm kinh doanh của bạn không phải lúc nào cũng liên quan mạnh mẽ đến sự thành công của doanh nghiệp. Trong lịch sử, bạn sẽ thấy rằng nhiều công ty thành công nhất hiện nay được bắt đầu bởi các doanh nhân còn thiếu kinh nghiệm. Để thành công bạn cần có năng lực thực sự khi muốn bắt đầu kinh doanh.

Năng lực kinh doanh của bạn là một sự kết hợp giữa kiến thức kinh doanh, kỹ năng kinh doanh cùng với kinh nghiệm kinh doanh của bạn. Vì vậy, khi bạn đã có kiến thức về một cái gì đó và bạn đã có kỹ năng để làm chúng nhưng còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh....thì đứng trên mặt toán học bạn đã sở hữu 2/3 năng lực kinh doanh – thứ mang lại năng lượng tiềm năng cho việc khởi nghiệp trong tương lai của bạn.

Bạn sẽ tiến gần hơn với việc ra mắt doanh nghiệp riêng của mình khi kết hợp thành công ba điều này đúng cách cùng với một ý tưởng kinh doanh.

Dưới đây là một số hướng dẫn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bắt đầu kinh doanh khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh

1. Phát triển ý tưởng kinh doanh xung quanh những gì bạn đã có

Tự đặt cho mình những câu hỏi:

Điểm mạnh khiến tôi khác biệt với những người khác là gì? 
Tôi có thể sử dụng điểm mạnh đó để xây dựng một cái gì đó đặc biệt cho người khác không?
Nhìn vào quá khứ của mình, tôi đã phát triển những kỹ năng nào mà không ai có thể có?
Tôi có thể sử dụng những kỹ năng đó để xây dựng một cái gì đó đặc biệt cho người khác không?

Tôi biết mình không có kinh nghiệm để bắt đầu và điều hành một doanh nghiệp. Nhưng tôi có kinh nghiệm gì khác mà không ai khác có? 

Tôi có thể sử dụng những kinh nghiệm đó để xây dựng một cái gì đó đặc biệt cho người khác không?


Khi bạn trả lời những câu hỏi này, tôi tin bạn sẽ có được bức tranh đúng về những gì bạn đã sở hữu và sử dụng chúng theo cách riêng để xây dựng một cái gì đó đặc biệt cho người khác. Từ đó bạn cũng sẽ tìm được nơi bạn cần cải thiện bản thân mình.

Ngoài ra, bạn có thể bắt đầu kết hợp sự đặc biệt hiện tại của mình cùng với những người khác để tạo ra những năng lực độc đáo cho doanh nghiệp của bạn.

Bạn đã biết về sơ đồ Venn chưa? 

Bạn hãy đưa các chi tiết cụ thể vào trong sơ đồ Venn để xác định năng lực lớn nhất của bản thân mình để bắt đầu vào việc phát triển những ý tưởng kinh doanh của mình.

2. Bắt đầu xây dựng năng lực kinh doanh của mình thông qua kiến thức về thị trường

Khi bạn có một ý tưởng kinh doanh ban đầu dựa trên năng lực mạnh nhất hiện tại của mình, bạn có thể bắt đầu xây dựng bản thân như một doanh nhân. Để làm được như vậy thì bạn cần phải làm thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần trả lời những câu hỏi sau đây:

Có thị trường nào cho sản phẩm (dịch vụ) của tôi được hình thành dựa trên ý tưởng kinh doanh mà tôi đã phát triển nhờ năng lực hiện tại của mình không? 

Nếu hiện tại có thị trường, thì liệu có đủ nhu cầu cho các sản phẩm (dịch vụ) đó không? Bao nhiêu là đủ nhu cầu?

Ai sẽ là đối thủ cần phải cạnh tranh chính trên thị trường? Tồn tại những loại cạnh tranh gì? Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ là gì?

Điểm mạnh và điểm yếu lớn nhất của sản phẩm (dịch vụ) của bạn là gì?

Nếu bạn muốn chắc chắn rằng bạn đang có một ý tưởng có thể mang lại lợi nhuận thì đòi hỏi bạn phải nghiên cứu sâu về thị trường rộng lớn để trả lời cho những câu hỏi này

Không có gì bất ngờ khi bạn tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này, bạn sẽ cần điều chỉnh ý tưởng kinh doanh ban đầu của mình. Có lẽ, lặp lại nhiều lần bước nghiên cứu này ý tưởng kinh doanh ban đầu của bạn sẽ hoàn toàn khác.

3. Lên kế hoạch trước

Bạn đã thông qua bước lên ý tưởng dựa trên năng lực lớn nhất của bạn và điều chỉnh theo kiến thức mới thông qua bước nghiên cứu thị trường.

Bây giờ đã đến lúc bắt đầu lên kế hoạch cho các bước tiếp theo của bạn trước khi ra mắt công ty.

Bạn hãy viết ra cách mà bạn muốn thực hiện ý tưởng của mình, chuyển đổi nó thành thực tế hoạt động của doanh nghiệp thực sự. Bán sản phẩm (dịch vụ) cho khách hàng thực sự. Những việc bạn cần làm là gì?

Trong khi viết kế hoạch, bạn hãy nghĩ về việc thực hiện từng bước từng bước mỗi ngày. Từ đó bạn sẽ bắt đầu tăng kiến thức, kỹ năng cùng kinh nghiệm bạn sẽ cần sử dụng khi kinh doanh.

4. Thử nghiệm để kiểm tra thị trường và mọi thứ bạn nghĩ ra với nghiên cứu của mình

Khi bạn đã có kế hoạch, bạn cần bắt đầu thử nghiệm thị trường của mình. Bạn hãy xây dựng các sản phẩm (dịch vụ) của bạn và bắt đầu nói chuyện với những khách hàng tiềm năng mà bạn đã xác định được thông qua nghiên cứu của mình.

Mục đích của bước làm này là tìm hiểu càng nhiều càng tốt về khách hàng của bạn, đồng thời cũng để phát triển năng lực kinh doanh của bạn liên quan đến tiếp thị, bán hàng và cải thiện dịch vụ.

Sau khi thực hiện các nhiệm vụ trên bạn cần trả lời các câu hỏi:

Tổng cung cấp mục tiêu cho khách hàng của tôi là gì?
Làm thế nào để họ đáp ứng với doanh số bán hàng của tôi?
Làm thế nào để họ đáp ứng với lời đề nghị của tôi?
Tôi cần làm gì để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình?
Họ sẵn sàng chi bao nhiêu cho lời đề nghị hiện tại của tôi? 

Khi bạn điều chỉnh được mọi thứ theo yêu cầu của khách hàng thì bạn đã sẵn sàng cho sự ra mắt của mình. Nhưng đừng quên xây dựng tất cả những hệ thống cần thiết mà doanh nghiệp của bạn sẽ cần.

Nguồn: khoinghiep.org

T.LN