Tết cận kề, người trẻ hối hả “cày cuốc”

CTG - Năm nay, tết dương lịch và âm lịch chỉ các nhau hơn 1 tháng. Nhiều người trẻ vừa từ quê sau Tết dương lịch, trở lại thành phố, họ đã hối hả lên kế hoạch “lai lưng cày cuốc” kiếm tiền chi tiêu cho Tết nguyên đán.

Áp lực "Tết hoành tráng"

Nguyên nhân chính có thể nhắc đến là do người trẻ có thu nhập thấp, trong khi chi phí Tết nguyên đán ngày càng tăng cao, họ bị áp lực từ các khoản chi tiêu.

“Tiền mua sắm quần áo, thực phẩm, quà Tết, tiền đi lại, lì xì…nghĩ đến thôi đã thấy “chóng mặt”. Chẳng còn cách nào khác, bọn em phải “cày cuốc” thật lực” – Hai bạn trẻ Ngọc Anh và Ngọc Ánh hiện đang đi làm thêm ở cửa hàng quần áo trên phố Nguyễn Trãi (Hà Nội) cho biết.

Mỗi tiếng đi làm thêm chỉ được trả công 20 ngàn đồng nhưng cả hai bạn trẻ đều vẫn cố gắng tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để đến phụ bán cửa hàng thời trang. Nhiều hôm đi làm về rất mệt, họ nằm lăn ra là ngủ nhưng không ai dám bỏ cuộc.

Tết cận kề, người trẻ hối hả “cày cuốc”
Nhiều bạn trẻ lựa chọn việc hối hả đi làm thêm kiếm tiền tiêu Tết

Hối hả “tăng ca” giữa đô thành nhộn nhịp, Huyền Trang (Sinh viên Học viện Bưu chính viễn thông) cho biết: Bình thường mình đi làm thêm 1 ca/ ngày, những dịp giáp Tết mình “tăng tốc” lên gấp hai, ba lần để có tiền về quê chi tiêu Tết.

Trang cho biết, ngoài giờ đi học cô gái dạy thêm, nhận đón các em nhỏ đi học về, rồi đêm xuống lại nhận đi bán hàng tại siêu thị tự chọn. “Minh quay như chong chóng trước các công việc đã nhận. Mỗi ngày chỉ có 24 giờ, công việc đã sắp sẵn, những hôm ở ca này kéo dài thêm năm, mười phút là ảnh hưởng đến ca sau. Nhiều hôm mình đi làm không đúng giờ là bị trừ tiền nguyên buổi” – Trang nói.

Sự việc khiến Trang “nhớ đến già” là nhận đưa đón một em bé tan học. Tuy nhiên hôm đó do quá mệt mỏi, Trang ngủ quên không đến đón em ở trường về. “Sự việc cả nhà toán loạn đi tìm em bé khi mãi không thấy mình dẫn bé về nhà. Cô chủ gọi điện mình không nghe được do ngủ quá say. Sau lần ấy mình ân hận mãi vì nếu có chuyện gì xảy ra mình không biết phải sống như thế nào” – Trang nói.

Đừng để tâm lý "a dua" dẫn lối:

Với mong muốn “bằng bạn, bằng bè” trước Tết nguyên đán, không ít bạn trẻ “a dua” bằng mọi giá cố “cày cuốc” để kiếm tiền. Không ít bạn còn mong muốn mua sắm những món đồ đắt tiền, sang trọng để thể hiện bản thân.

Nhiều học sinh, sinh viên bỏ cả học đi làm thêm. Các công việc họ thường chọn: Làm việc tại nhà phụ giúp gia đình như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa. Có bạn trẻ chọn cách làm thêm tại các cửa hàng, quán ăn, nhà hàng, phục vụ khách hàng, bưng bê, rửa bát. Một số khác lựa chọn đầu tư để sinh lời. Bằng cách này nhiều người rơi vào rủi ro thua lỗ chứng khoán, sa vào bẫy bán hàng đa cấp hoặc “sập hố” lừa đảo cho vay nặng lãi…

Cách nào để Tết vui vẻ, an toàn

Bạn Hoàng Nguyên (30 tuổi) cho rằng: Để kiếm tiền và chi tiêu Tết hiệu quả, bạn trẻ cần lưu ý một số điểm như: Lên kế hoạch chi tiêu hợp lý. Trước khi bắt đầu kiếm tiền, cần lên kế hoạch chi tiêu để đảm bảo có đủ tiền chi cho Tết Nguyên đán mà không bị thâm hụt; chọn cách kiếm tiền phù hợp với khả năng và sở thích của mình, để đạt hiệu quả cao nhất; Không nên quá tham lam mà cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định đầu tư, để tránh gặp rủi ro.

Tết cận kề, người trẻ hối hả “cày cuốc”
Đi làm thêm rất vất vả nhưng để có tiền nhiều bạn trẻ vẫn hy sinh cả sức khỏe, việc học hành để kiếm thêm thu nhập

“Chạy đua làm thêm kiếm tiền tiêu Tết dễ tiềm ẩn rủi ro vì dụ ảnh hưởng đến việc học tập, sức khỏe, ảnh hưởng đến an toàn do còn trẻ rất dễ rơi vào các cạm bẫy xấu. Vậy nên chúng ta đừng để mình áp lực quá. Điều quan trọng nhất là biết cân nhắc sự hợp lý giữa khả năng, nhu cầu, vị thế, tuổi tác và số tiền mình có được.

Cuối cùng thì, bạn phải hiểu, khi còn trẻ, mức độ bạn xài tiền không đánh giá được con người. Điều quan trọng nhất vẫn là khả năng, thái độ ứng xử của bạn trong sử dụng đồng tiền và cả trong các vấn đề của cuộc sống” – Hoàng Nguyên nói.

Theo Tuoitre