Mục tiêu của dự án nhằm quản lý bền vững 350ha rừng ngập mặn trong khu vực với sự tham gia chủ yếu của cộng đồng dân cư tại địa phương. Qua đó, thành lập các nhóm ươm cây giống, trồng rừng và bảo vệ rừng.
Sau 4 năm triển khai, dự án đã trồng được 120ha rừng ngập mặn tỷ lệ sống 80- 85%, xây dựng được 1 vườn ươm cây giống, đào 320m kênh mới cung cấp nước sạch cho vùng gieo cấy lúa, phát triển nuôi trồng thủy sản và cải tạo đất nhiễm mặn.
|
Nhờ dự án mà người dân có thêm thu nhập từ nguồn bán cây giống, từ tiền công trồng rừng và tham gia quản lý bảo vệ rừng. Rừng ngập mặn phát triển cũng là nơi cư trú của các loài sinh vật biển, đem lại nguồn thu nhập cho ngư dân.
Từ hiệu quả của mô hình này, Tổ chức CARE Việt Nam cũng như các tổ chức phi chính phủ thuộc mạng lưới CIFPEN Việt Nam (Mạng An ninh Lương thực và Giảm nghèo) đã khảo sát những vùng đê biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An… tìm ra những tuyến đê xung yếu, có điều kiện bãi bồi trước biển, có thể trồng và tái trồng rừng ngập mặn, xây dựng các mô hình dự án tương tự.
Theo ĐCSVN