Trẻ hóa đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở

(CTG) - Trẻ hoá đội ngũ cán bộ Đoàn, chấm dứt những hành động phản cảm phản văn hóa của một số thanh niên như các dịp lễ hội hoa anh đào và đường hoa Hà Nội, để thanh niên Hà Nội thời gian tới có những hình ảnh đẹp là những nội dung được đặt ra trong cuộc làm việc giữa Ban Bí thư T.Ư Đoàn và Thường vụ Thành Đoàn Hà Nội ngaỳ 7/2 vừa qua.

 

Anh Võ Văn Thưởng trao đổi với Thường vụ Thành đoàn Hà Nội


Anh Nguyễn Văn Phong - Bí thư Thành Đoàn Hà Nội, cho rằng từ lúc mở rộng địa giới hành chính, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thành phố gặp nhiều khó khăn.

“Trước khi mở rộng, cơ cấu lực lượng thanh niên nông thôn của thành phố chỉ chiếm 1/6. Sau khi mở rộng, địa giới hành chính bao gồm cả Hà Tây, lực lượng thanh niên này lên tới 32 phần trăm. Vì vậy, sự chênh lệch về nhu cầu hoạt động Đoàn giữa các khu vực càng lớn khiến Đoàn phải tìm mọi cách điều chỉnh hoạt động cho phù hợp”- Anh Phong nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo anh Phạm Huy Giang, Trưởng ban Thanh niên Nông thôn (T.Ư Đoàn), con số 32 phần trăm (tương đương với khoảng 200.000 thanh niên nông thôn) là phải

Tháng Thanh niên gắn với bảo vệ môi trường và hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp việc làm là chủ đề Tháng Thanh niên của Thành Đoàn Hà Nội.

Hoạt động cụ thể gồm tổ chức Festival SV thủ đô năm 2009, thực hiện cuộc vận động Một triệu cánh thư, bài viết gửi chiến sĩ biên giới, hải đảo, gửi thanh thiếu nhi biên giới 100.000 bộ quần áo, hỗ trợ tư vấn vay vốn và giải quyết việc làm cho thanh niên...

xem lại hoặc chưa xác thực.

Cả Hà Nội có bốn triệu nông dân thì số thanh niên ở khu vực nông thôn của thành phố phải lớn hơn nhiều.

“Công tác Đoàn ở khu vực này lại chưa mạnh thì lãnh đạo thành Đoàn còn phải quan tâm chú trọng hơn nữa để khỏi chênh lệch” – Anh Giang cho biết.

“Điều khó nhất là số cán bộ Đoàn quá tuổi kiểu ông bà ngoại như báo Tiền Phong viết trên địa bàn thành phố vẫn còn nhiều. Theo thống kê, vẫn còn 25 cán bộ quận huyện Đoàn và 80 cán bộ Đoàn cơ sở trên tuổi 35. Cá biệt có những cán bộ đến 44 tuổi vẫn là bí thư Đoàn xã”.

“Đây là vấn đề tổ chức. Tôi đề nghị TƯ Đoàn xem xét đồng ý việc đào tạo 500 cán bộ Đoàn trẻ tăng cường cho khu vực khó khăn của thành phố” –Anh Phong nhấn mạnh.

Xây dựng tập thể điển hình và cá nhân điển hình để nhân rộng

Cần có lối sống mang dấu ấn thủ đô

“Lối sống lớp thanh thiếu niên mới của thủ đô có nhiều điều đáng bàn.

Giữa một thủ đô ngàn năm văn hiến, là trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước mà những hiện tượng không đẹp mắt như lễ hội hoa anh đào hay lễ hội đường hoa Hà Nội vẫn diễn ra là không hiểu nổi.

Điều đó cho thấy việc giáo dục lối sống cho thanh thiếu niên thủ đô là chưa được. Vai trò của Đoàn, Hội, Đội ở đâu?” Anh An Đình Doanh, trưởng ban Thanh niên Xung phong T.Ư Đoàn đặt câu hỏi.

Theo anh Vũ Thanh Mai, Phó Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam, trong chủ đề công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2009 và các năm tiếp theo, cần đưa những hoạt động cố định về giáo dục thanh thiếu niên về đạo đức, tư tưởng lối sống người thủ đô, nhất là trong bối cảnh mỗi năm có hàng chục ngàn SV từ các tỉnh xa lên học.

“Thanh thiếu niên Hà Nội hoặc sống tại Hà Nội cần có một nếp sống văn hóa thanh lịch mang dấu ấn thủ đô sau đó lan tỏa đi các địa phương khác”- Anh Mai nhấn mạnh thêm.

Kết luận buổi làm việc, anh Võ Văn Thưởng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn cho rằng : “Thành Đoàn Hà Nội còn rất nhiều việc phải làm. Đặc biệt phải xây dựng được những tập thể điển hình và cá nhân điển hình để nhân rộng. Các hoạt động tình nguyện cũng phải nâng chất nhiều nhiều hơn” . 

Anh Võ Văn Thưởng chỉ đạo: “Thành Đoàn Hà Nội cần chấn chỉnh lại cả đầu ra lẫn đầu vào khi để số cán bộ Đoàn cấp cơ sở quá tuổi còn nhiều hơn hẳn các tỉnh thành Đoàn khác vốn khó khăn hơn”.

“Bên cạnh đó, cùng với TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai..., Thành Đoàn Hà Nội cần có được những mô hình hoạt động Đoàn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất vì lợi ích của thanh niên”


Theo TienphongOnline