Vải lanh vẽ sáp ong

(CTG) Xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La có 15 bản, trong đó bảy bản có đồng bào dân tộc H’Mông sinh sống. Đồng bào H’Mông nơi đây vẫn lưu giữ, phát huy được nhiều nét văn hóa đặc sắc; trong đó phải kể tới việc dùng sáp ong đun sôi để vẽ trên vải lanh.

Trong quá trình vẽ, sáp được đun thường xuyên trên lửa nhỏ cháy đều.
Trong quá trình vẽ, sáp được đun thường xuyên trên lửa nhỏ cháy đều.

Sáp ong được dùng làm mực vẽ có hai loại là vàng và đen. Sáp ong thường dùng là sáp ong khoái, sau khi lấy hết mật, thì đun sáp trên bếp lửa nhỏ. Sau khi sáp ong được nấu chảy sẽ trộn đều hai loại vàng và đen tương ứng với độ đậm, nhạt. Bút vẽ là dụng cụ đặc biệt được thiết kế bởi hai lá đồng cùng một thanh tre nhỏ dài khoảng 10-15 cm, có một ô trống nhỏ ở giữa hai lá đồng để tạo thành nơi chứa sáp ong. Ngòi bút là một lá đồng hình tam giác đầu nhọn, được nẹp vào thanh tre.

Vải lanh vẽ sáp ong ảnh 1

Bút vẽ có ba loại, một loại để vẽ phác họa, vẽ đường thẳng dùng ngòi to, còn loại để vẽ hoa văn dùng ngòi nhỏ, càng mỏng vẽ hoa văn càng đẹp và dễ dàng hơn.

Vải lanh vẽ sáp ong ảnh 2
Những nét vẽ là họa tiết, hoa văn hết sức mộc mạc với đường viền là hình vuông, chữ thập kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, răng cưa...

Theo quy trình, khi vẽ xong hoa văn sẽ cho vải vào nồi nước đun sôi, đảo đều tay để lớp sáp bong hết, lúc đó hoa văn sẽ có mầu sắc tự nhiên trên nền vải, bền mầu. Sau khi luộc, vải được nhuộm chàm rồi phơi nắng. Những tấm vải này sẽ được may thành những bộ trang phục truyền thống của đồng bào H’Mông.

 
Vải lanh vẽ sáp ong ảnh 3
Vải lanh vẽ sáp ong ảnh 4

Hình ảnh quen thuộc khi đến với các bản có đồng bào H’Mông sinh sống tại xã Ngọc Chiến.

Theo Nhân Dân