Vi khuẩn kì lạ ở núi lửa Ethiopia cho thấy sự sống có thể tồn tại trên sao Hỏa

(CTG) Khoáng chất từ ​​một trong nhiều suối nước nóng, có tính axit và mặn đã được tìm thấy có chứa một lượng vi khuẩn cực nhỏ.

 

Các nhà khoa học vừa tìm thấy các loại vi khuẩn sống trong môi trường cực kì đặc biệt trên Trái đất. (Nguồn: Phys)

Đây là một khám phá giúp thiết lập các giới hạn sự sống khiến các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã thu thập các mẫu vi khuẩn kì lạ từ một hồ thủy nhiệt ở khu vực Danakil Depression, khoảng cách 12511m dưới mực nước biển, được xếp hạng là một trong những nơi nóng nhất trên bề mặt hành tinh.

Danakil Depression thuộc vùng Afar, Ethiopia, là một nơi khá đặc biệt, nó đã từng là một môi trường biển, nhưng việc tách ra khỏi một số mảng kiến ​​tạo đã làm cong lớp vỏ và biến khu vực này thành một đồng bằng muối.

Nhiệt độ cao, muối và độ pH cực kỳ thấp không phải là điều kiện điển hình mong đợi sẽ mang lại sự sống. Nhưng điều đặc biệt vẫn xảy ra.

Để tồn tại trong suối nước nóng của núi lửa Dallol, với độ pH khoảng 0,25, nhiệt độ lên tới 90 độ C và môi trường xung quanh tràn ngập kim loại nặng và muối, cuộc sống thực sự vẫn… tồn tại với vi khuẩn. Bằng chứng là các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng về các vi khuẩn chịu mặn có kích thước nano.

"Đây là một môi trường kỳ lạ, đa cực, với các sinh vật cần nhiệt độ cao, hàm lượng muối cao và độ pH rất thấp để tồn tại", nhà vi sinh học Felipe Gómez từ Trung tâm Astrobiology ở Tây Ban Nha cho biết.

Mặc dù cần nghiên cứu thêm nhưng phát hiện này cũng vô cùng quan trọng vì nó mở ra một cơ hội cho loài người có thể tìm phương án tồn tại ở hành tinh khác ngoài Trái đất.

Theo Dân trí