![]() |
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Cường. Ảnh: P.H |
.Thưa anh, Hội Doanh nhân với hơn 8.000 hội viên. Vậy bản thân các doanh nhân trẻ đánh giá như thế nào khi nhận giải thưởng Sao Vàng đất Việt (dành cho thương hiệu mạnh) và Sao Đỏ (dành cho doanh nhân trẻ tiêu biểu)?
Đây là giải thưởng dành cho thương hiệu mạnh chứ không phải cho doanh nhân mạnh hay đơn thuần là dòng sản phẩm. Thương hiệu mạnh trong mắt xã hội, người tiêu dùng và tất cả các chuyên gia phải tốt, khẳng định được uy tín trên thị trường. Thương hiệu mạnh phải là thương hiệu quốc gia tiêu biểu có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, đồng thời có tỷ suất lợi nhuận cao hơn ngân hàng.
Hiện, các doanh nghiệp hội viên của Hội đang giải quyết việc làm cho trên 1,2 triệu lao động, hàng năm tạo ra doanh thu tương đương trên 20 tỷ USD, các doanh nghiệp hội viên cũng đóng góp cho các hoạt động xã hội hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm.
Quy trình xét chọn trao giải và danh hiệu Sao Vàng đất Việt và Sao Đỏ có đặc điểm gì khác biệt so với các giải thưởng khác không, thưa anh?
Thứ nhất, giải thưởng này khác với các giải thưởng khác ở chỗ, đội ngũ doanh nhân, cơ quan truyền thông sẽ là người thẩm định. Tiêu cực mà báo chí đã "đánh động" các giải thưởng khác là chuyện phong bì nhưng với hai giải thưởng này thì thật khó để doanh nghiệp xét chọn có thể nói chuyện phong bì với những doanh nghiệp uy tín với doanh thu hàng chục, trăm tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng. Họ chỉ được thừa nhận khi xây dựng được thương hiệu mạnh.
Thứ hai, với sự tham gia của các cơ quan truyền thông báo chí sẽ giúp Ban tổ chức chọn đúng thương hiệu thực sự mạnh và đảm bảo tính minh bạch trong xét giải.
Thứ ba, quy trình tuyển chọn rất khoa học và dân chủ. Ban tổ chức mời cơ quan kiểm toán nhà nước, các bộ, ban ngành có liên quan cũng như Cty tư vấn độc lập của nước ngoài để họ tham gia đánh giá lựa chọn, thẩm định trong quá trình xét trao giải. Thậm chí, chúng tôi còn nhận ý kiến đánh giá trực tiếp của Ủy ban Chứng khoán quốc gia trong quá trình niêm yết của các doanh nghiệp...
Rõ ràng, giá trị của giải thưởng chỉ tiếp tục được nâng cao khi những DNT, DN nhận giải tiếp tục khẳng định được vị thế của mình?
Ví dụ trong top 10 thương hiệu mạnh nhất, trung bình mỗi DN đóng góp cho ngân sách hàng nghìn tỷ đồng. Khi qua sàng lọc bởi hội đồng thẩm định kỹ lưỡng như vậy, thương hiệu của họ được nâng lên rất nhiều và họ phải làm tốt hơn để giữ hình ảnh đó.
Thông thường, sau khi nhận giải, họ có nhiều lợi thế hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, mở rộng cơ hội hợp tác, đầu tư, học hỏi cơ hội giữa các doanh nghiệp với nhau để thực hiện luật pháp tốt hơn. Trên cơ sở đó, các DN sẽ thuận tiện cho sự phát triển tiếp theo như hình thành, hoàn thiện hệ thống kiểm toán, tài chính, xây dựng thương hiệu toàn cầu tốt hơn... Chính phủ ghi nhận và đánh giá cao sự chỉ đạo của T.Ư Đoàn, Hội LHTN Việt Nam trong việc hình thành và phát triển Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Giải thưởng Sao Vàng đất Việt, Sao Đỏ do các cơ quan nói trên chủ trì tổ chức đã trở thành niềm tự hào của DN Việt Nam, định hướng các DN chú trọng đến xây dựng thương hiệu, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế... - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (Phát biểu tại cuộc làm việc với T.Ư Đoàn, T.Ư Hội DNT Việt Nam ngày 13/10/2009).
Bản thân cơ quan tổ chức xét trao giải phải làm gì để tiếp tục khẳng định và nâng tầm giá trị giải thưởng, danh hiệu của mình, thưa anh?
Đây là giải thưởng thực hiện rõ nét Nghị quyết 05 của Chính phủ về công tác xã hội hóa dịch vụ công. Giải thưởng không dùng đến nguồn ngân sách. Chúng tôi quan tâm đến doanh nhân trẻ trước, trong và sau khi trao giải. Vì thế, Hội DNT xây dựng CLB Sao Vàng đất Việt với chức năng theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là xây dựng thương hiệu toàn cầu từ các thương hiệu quốc gia.
Sắp tới, quy trình tuyển chọn và xét giải phải cải cách hơn, bớt tính chủ quan và có thang điểm chi tiết cho từng lĩnh vực...
Hội DNT có phản ứng như thế nào trước tình trạng loạn giải thưởng hiện nay?
Trong hệ thống giải thưởng, danh hiệu hiện nay, quan điểm của Hội là phải có quy trình xét chọn khoa học và dân chủ. Khi không kiểm soát nổi, để tình trạng trăm hoa đua nở thì bao giờ cũng có lộn xộn. Vì thế phải có sự minh bạch và có cơ chế giám sát các giải thưởng chặt chẽ hơn; nâng cao trách nhiệm của đơn vị, cơ quan quản lý nhằm tránh "đẻ" thêm những giải thưởng mang tính trục lợi cá nhân, làm mất niềm tin của DN và người tiêu dùng.
Sau vụ "Vedan được trao giải", Hội có hình thức tư vấn gì giúp các DNT nhận biết để tham gia vào những giải thưởng uy tín, chất lượng và tránh bị làm phiền không?
Chúng tôi tin là thành viên của Hội nhận biết được đâu là những giải thưởng, danh hiệu có uy tín để tham gia. DN cũng phải biết sàng lọc và thẩm định thông tin kỹ lưỡng trước khi nhận lời mời tham dự vào những giải thưởng ấy.
Trước tình trạng "loạn giải thưởng" Hội DNT có kiến nghị gì?
Về phía Chính phủ nên rà soát lại các giải thưởng, kiểm tra, giám sát. Nếu giải thưởng, danh hiệu có uy tín, có thương hiệu thì tiếp tục đầu tư nhằm xúc tiến thương mại, đào tạo tập huấn, quảng bá cho các DN đã và sẽ nhận giải xây dựng thương hiệu toàn cầu, mở rộng phạm vi kinh doanh và đối tác.
Theo Tienphong online. |