10 SAI LẦM PHỔ BIẾN TRONG LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ

10 sai lầm phổ biến trong lãnh đạo và quản trị nhân sự mà các Startup nên tránh.

1. Không đưa ra ý kiến phản hồi

Khi nhân viên làm việc kém hiệu quả hay mắc lỗi, việc lãnh đạo không đưa ra ý kiến phản hồi hay nhắc nhở vô hình chung sẽ để tình trạng ấy tiếp tục tiếp diễn, lấy đi cơ hội cải thiện hiệu quả của người nhân viên, ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của cả công ty.

2. Không dành thời gian cho đội ngũ

Việc phát triển các dự án của bạn là một việc quan trọng nhưng nếu không dành thời gian cho nhân viên của mình, bạn sẽ không thể biết được khi nào họ cần bạn, họ cần làm gì để giải quyết rắc rối và không đưa ra được những hỗ trợ, chỉ dẫn cần thiết, kịp thời để nhân viên hoàn thành mục tiêu công việc.

Hãy đưa vào lịch làm việc của bạn những khung thời gian cố định để lắng nghe, trò chuyện với những người cộng sự hay cấp dưới của mình.

3. Quá buông lỏng

Bạn muốn tránh quản lý tiểu tiết, không muốn quá căn ke trong việc quản lý nhân viên nhưng nếu áp dụng phong cách quản lý buông lỏng thì rất có thể công việc bạn giao cho nhân viên sẽ bị đi sai hướng. Hãy giúp họ hiểu thật rõ, thật sâu nhiệm vụ cũng như trách nhiệm mà họ cần đảm nhiệm. Cùng với đó thực hiện phương thức giao quyền, khơi dậy động lực mạnh mẽ, nhiệt huyết, chắc chắn việc quản lý sẽ đơn giản hơn nhiều mà công việc chung vẫn được đảm bảo.

4. Quá thân thiện

Quản lý không phải là bạn bè mà là sếp. Nếu muốn mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cởi mở hơn, hãy thân thiện có giới hạn. Nếu không, rất có thể người dưới quyền sẽ vượt quyền hạn và lợi dụng sự tin tưởng, lòng tốt của bạn.

5. Không định rõ mục tiêu

Khi người lãnh đạo không nói rõ chiến lược, mục tiêu phát triển công ty cho đội ngũ nhân viên biết thì rất có thể bạn bảo họ chạy nhưng họ cũng không biết chạy từ đâu, chạy bằng cách nào. Điều này sẽ làm dự án của bạn đi sai đường. Để tránh sai lầm này, bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thiết lập mục tiêu theo mô hình SMART.

6. Hiểu sai động cơ

Khi tuyển dụng bất kì ai, bạn nên hiểu rõ mục tiêu họ đặt ra khi vào công ty của bạn. Không phải ai cũng làm vì tiền, họ có thể những lựa chọn riêng như phát triển kỹ năng, chuyên môn, tìm kiếm cơ hội phát triển bản thân. Khi hiểu rõ mục tiêu của họ, bạn sẽ có cách để thúc đẩy tinh thần làm việc hăng say của chính người đó.

7. Tuyển mộ gấp gáp

Khi công ty thiếu vị trí, bạn lại tuyển dụng gấp gáp những người không phù hợp thì khả năng cao họ sẽ bị sa thải sớm bởi không đáp ứng được yêu cầu công việc, thái độ làm việc không tốt, làm chậm tiến độ dự án, ảnh hưởng đến cả đội khi phải “chống lưng” giúp đỡ. Chi phí đào tạo, tuyển dụng, bàn giao công việc cũng chiếm đi của bạn kha khá thời gian và tiền bạc. Cần cân nhắc nặng nhẹ, đừng chọn người giỏi nhất, hãy chọn người phù hợp nhất.

8. Không làm gương

Hãy nhớ rằng, đội ngũ của bạn luôn luôn quan sát bạn. Nếu bạn muốn uốn nắn hành vi của họ, hãy bắt đầu từ chính bản thân mình. Bạn muốn họ cống hiến cho công việc, chính bạn cần cống hiến trước. Bạn muốn họ đi làm đúng giờ như thế nào trong khi bạn thường xuyên đi trễ.

9. Không giao việc

Bạn ngại giao việc cho nhân viên vì chưa tin tưởng họ, sợ mất thời gian hướng dẫn mà tự ôm đồm hết tất cả mọi thứ. Hãy thử tin tưởng và giãn công việc cho chính mình để có thời gian bao quát công việc, phát triển dự án, doanh nghiệp hay cho nhân viên cơ hội được phát triển, để sau này có thể giúp bạn giải tỏa áp lực. Bạn tuyển họ vào để làm gì nếu như tự làm hết mọi việc. Điều đó thật vô ích.

10. Hiểu sai vai trò của mình

Một khi đã trở thành người lãnh đạo hay quản trị nhân sự, vai trò của bạn sẽ hoàn toàn khác. Nên nhớ vị trí của mình ở thời điểm hiện tại để có kế hoạch dài hơi phát triển đội nhóm, công ty. Đừng mải mê chạy theo mấy việc vụn vặt như trước. Nghĩa vụ chính của bạn bây giờ là quản lý - lãnh đạo.

Nguồn: HBR

T.LN