Chủ tịch Phan Văn Mãi: 'Công chức không thể như là một nhân vật của showbiz'

CTG - Trong chương trình lãnh đạo thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu, một câu hỏi rất ấn tượng của sinh viên khi đề cập đến việc gen Z đi làm ở môi trường công có nhất thiết phải mặc áo sơ mi, quần tây đen, ngày qua ngày ngồi ở văn phòng và chỉ làm việc với giấy tờ…

Đó là câu hỏi của Võ Lập Phúc, sinh viên 5 tốt cấp T.Ư năm 2022, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 2020, cũng đồng thời là thủ khoa toàn quốc khối D14, tại chương trình Lãnh đạo thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu với chủ đề "Khát vọng sinh viên thành phố Bác" do Thành ủy TP.HCM tổ chức. Câu hỏi của Phúc đã nhận được nhiều sự hưởng ứng của sinh viên tại hội trường vì đề cập đến đúng vấn đề mà hầu hết gen Z đang quan tâm.

Cán bộ gen Z có nhất thiết phải mặc áo sơ mi, quần tây đen đi làm? - Ảnh 1.

Võ Lập Phúc chia sẻ ý kiến tại chương trình

LÊ THANH

Bản thân là sinh viên trưởng thành từ công tác Đội, Đoàn, Hội nên Phúc chia sẻ mối quan tấm với 2 vấn đề chính. Phúc cho rằng công tác bồi dưỡng, cơ chế chính sách đào tạo phát triển tài năng trẻ của thành phố đã được cụ thể hóa thành những hành động thông qua đề án số 01 của Thành ủy về hỗ trợ, phát triển tài năng trẻ và lãnh đạo tương lai của TP.HCM giai đoạn 2020-2035.

Thế hệ Z có phải khi tham gia vào môi trường làm việc công thì phải nhất thiết mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, ngày qua ngày ngồi ở văn phòng và chỉ làm việc với giấy tờ?

VÕ LẬP PHÚC, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

Phúc đề xuất các đề án, cơ chế, chính sách cần tiếp cận thêm góc độ nữa là nắm bắt tâm lý, mối quan tâm và nhu cầu của sinh viên. Một bức tranh chung tổng thể về tư duy của tất cả người trẻ khi nhìn về môi trường công thì luôn hình dung là một môi trường của sự khuôn khổ, của quy tắc, bị ràng buộc bởi nhiều thứ và khó phát triển được bản sắc của cá nhân.

Cán bộ gen Z có nhất thiết phải mặc áo sơ mi, quần tây đen đi làm? - Ảnh 2.

Phúc và những sinh viên tiêu biểu tham dự tại chương trình

LÊ THANH

"Nên mong là trong giai đoạn tới người trẻ sẽ được tham gia nhiều hơn, được hiểu nhiều hơn thông qua các hoạt động định hướng nghề nghiệp, giáo dục đặc biệt là chú trọng vào việc định hướng tư duy nghề nghiệp trong các môi trường làm việc của nhà nước. Để giới trẻ tụi em khi nghĩ đến môi trường làm việc công, bên cạnh đề cao sự kỷ luật, đề cao tinh thần tập thể thì vẫn là môi trường tạo ra dư địa cá nhân để sáng tạo, để phát triển, để thể hiện bản sắc của mình", Phúc gửi gắm.

Vấn đề thứ 2 mà chàng thủ khoa đề cập đến là: "Thanh niên thế hệ Z tụi em đặt ra câu hỏi đó là có phải khi tụi em tham gia vào môi trường làm việc công thì phải mặc áo sơ mi trắng, quần tây đen, ngày qua ngày ngồi ở văn phòng và chỉ làm việc với giấy tờ…".

theo TNO