Những tác động của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng sản lượng lương thực, thực phẩm ở ĐBSCL, vựa lúa của cả nước. Ảnh minh hoạ. Ảnh: Lê Quang Nhật
Theo ông, có khoảng 20 ngành có liên quan, mỗi ngành cần đào tạo 2 cán bộ. Như vậy mỗi tỉnh cần đào tạo 40 cán bộ nghiên cứu lĩnh vực này. Các tỉnh và các trường cần liên kết nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Hiện nay Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Cần Thơ đã liên kết với các trường đại học Mỹ, Hà Lan thực hiện chương trình đào tạo nhân lực thích ứng biến đổi khí hậu ở bậc tiến sĩ, thạc sĩ.
Đó là nội dung tại hội thảo về “Nhu cầu và kế hoạch đào tạo chuyên viên trình độ đại học và sau đại học phục vụ công tác thích ứng biến đổi khí hậu tại ĐBSCL” diễn ra sáng 25.11 tại TP Cần Thơ.
Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, Văn phòng công tác biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, nhận xét: “ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất cả nước, những tác động của biến đổi khí hậu đều ảnh hưởng sản lượng lương thực, thực phẩm ở vùng này”.
Cũng trong ngày 25.11, tại TP Cần Thơ, thứ trưởng bộ NN&PTNT Lương Lê Phương đã gặp các thành viên Ủy ban sông Mekong, Cơ quan quản lý thủy sản của 4 nước: Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam và đại diện các tổ chức trong khu vực và quốc tế trong khuôn khổ hội nghị thường niên lần thứ 17 của chương trình Thủy sản Mekong.
Sông Mekong là nguồn cung cấp protein tự nhiên chỉ sau Amazon. Theo báo cáo của Ủy hội sông Mekong, hiện nay trên toàn lưu vực ghi nhận tình trạng sản lượng và cá có kích cỡ trung bình suy giảm nghiêm trọng do các nước xây đập, lấy nước cho các mục đích sử dụng khác; phá rừng đầu nguồn và ô nhiễm môi trường cục bộ…
Theo thứ trưởng Lương Lê Phương, hội nghị lần này là dịp để các nhà quản lý, nhà khoa học và nhà nghiên cứu về thủy sản từ các nước trong khu vực và quốc tế trao đổi chuyên môn, thảo luận, đánh giá kết quả đạt được của chương trình trong 5 năm qua và xây dựng kế họach hành động 5 năm tới (2011-2015) với nhiều thánh thức do biến đổi khí hậu.
Theo Sài Gòn tiếp thị |