Khẳng định thương hiệu giày Việt

(CTG) “Chìa khóa thành công - Những câu chuyện thật của CEO” số thứ 9 đã lên sóng lúc 9h45 ngày 17/3/2019.

Nhân vật chính của chương trình là CEO Phan Hải - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty Giày BQ

CEO Phan Hải - Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc Công ty Giày BQ.

Hai khách mời là ông Phạm Đình Đoàn - Phó Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phú Thái Holdings và ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin, Phó Chủ tịch Hội công nghệ cao TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM.

Khách mời CEO Phạm Đình Đoàn - Phó Chủ tịch Hội đồng TW các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Phú Thái Holdings.

CEO Phan Hải từng làm GĐ kinh doanh chi nhánh miền Trung của một thương hiệu giày dép lớn ở VN trong 11 năm, và làm phó TGĐ kinh doanh 1 siêu thị lớn tại Đà Nẵng. Vì vây, CEO hiểu rất rõ thị trường giày dép miền Trung.

Khách mời CEO Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Secoin, Phó Chủ tịch Hội công nghệ cao TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM.

Vào những năm 2004, giày dép nội địa chưa khẳng định được vị thế trên thị trường. Nhưng CEO Phan Hải lại thấy cơ hội ở một phân khúc đang còn bỏ ngỏ: Giày dép cho sinh viên và người đi làm. CEO ấp ủ tham vọng xây dựng một thương hiệu thuần Việt cho nhóm khách hàng này. Nhưng thực sự, mở DN riêng là quá mạo hiểm khi tiềm lực chưa đủ, chỉ có đam mê và kinh nghiệm làm vốn. Chính bà xã là người cổ vũ ý định kinh doanh của CEO bằng việc đồng ý bán nhà nếu thất bại.

Chương trình số 9.

Vậy là CEO Hải quyết định khởi nghiệp năm 2005, đặt tên công ty và nhãn hiệu sản phẩm là B, hướng tới chất lượng tốt nhất, dịch vụ tốt nhất. Sẵn quen biết trong ngành, CEO liên hệ nhà cung ứng, đặt hàng để sản xuất hàng chất lượng tốt nhất, đồng thời mở 2 cửa hàng bán lẻ, để trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Nhưng trong gần 1 năm đầu, sản phẩm bán rất chậm. Sản phẩm chất lượng tốt, nhưng mẫu mã lại thiếu phong phú và chưa cạnh tranh được về giá với hàng Trung Quốc.

CEO Hải đêm ngày suy ngẫm. Và cuối cùng giải pháp thị trường chợt loé lên trong đầu: tâm lý thích ăn chắc mặc bền của người miền Trung. CEO quyết định đưa ra chính sách bảo hành miễn phí trọn đời cho sản phẩm. Đồng thời, để phủ rộng thị trường, ngoài hai cửa hàng bán lẻ, ông H đẩy mạnh hoạt động phân phối, thậm chí hai vợ chồng trực tiếp đi giao hàng, có khi 1 ngày chỉ 5-10 đôi , miễn sao hàng của mình được bày trên kệ.

Miệt mài suốt 2 năm trời, cuối cùng sản phẩm B bắt đầu có thị phần, và đến năm 2008, công ty chinh phục hoàn toàn khách hàng miền Trung.Trên đà thắng lợi, năm 2009, công ty B tiến quân ra Bắc. CEO Hải đầu tư nhân sự, đầu tư vào nhà cung cấp để họ trang bị máy móc, vật tư, thì….giông tố lại kéo đến. Người miền Bắc có thị hiếu khác biệt, lại đang quen dùng hàng Trung Quốc. Trong khi để đáp ứng yêu cầu của đại lý thì đỏi hỏi cung ứng hàng nhanh. Còn nhà sản xuất lại đòi hỏi phải đơn hàng lớn mới đảm bảo được cả chất lượng, kiểu dáng và thời gian giao hàng.

Một thị trường lớn nhiều cạnh tranh, nhất là thói quen tiêu dùng, đường tiến ra bị chặn, muốn quay vào thì chưa có đường. Bao nhiêu nguồn lực tài chính đã dốc vào cuộc Bắc tiến cả rồi. Đi tiếp hay dừng lại việc mở rộng thị trường phía Bắc đầy tiềm năng? Không lẽ kế hoạch mở rộng thị trường thất bại và chiến lược phát triển thương hiệu Việt bị tắc ngay trên chính Việt Nam? CEO Hải chợt nhớ lại lời bà xã: Nếu thất bại, thì sẽ bán đi ngôi nhà mình đang ở. Ông thực sự áp lực và không biết đối mặt với gia đình như thế nào.

Trong tình cảnh: Kế hoạch mở rộng thị trường thất bại; Có thể phải bán nhà, Áp lực với gia đình; CEO Hải có hai con đường: Đi tiếp hoặc dừng lại. CEO đã quyết định thế nào và đã làm gì để thoát khỏi khó khăn? Câu trả lời có trong chương trình.

Theo TTXVN