Khởi nghiệp nơi khơi nguồn tài năng kinh doanh

(CTG) Tiếp sau Lễ phát động Chương trình Khởi nghiệp 2009 tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Chương trình Khởi nghiệp 2009, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với tỉnh đoàn Thái Nguyên và Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên tổ chức Chương trình giao lưu và đào tạo khởi nghiệp dành cho thanh niên, sinh viên tại Thái Nguyên vào lúc 18h30 ngày 27/8/2009 tại Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Thái Nguyên.

Tin liên quan 

>> Ký Hợp đồng tài trợ... (12/02)
>> Giao lưu khởi nghiệp 2009:... (25/05)
>> Chương trình Khởi nghiệp... (14/06)
>> Phát động “Khởi nghiệp”... (16/06)
>> Tự tin khởi nghiệp, chủ động... (30/03)
>> Khởi động chương trình... (01/04)
>> Thanh niên đã tự tin... (03/04)
>> Chương trình “Sinh... (15/05)
>> Hiện thực hóa ý... (28/05)
>> Giao lưu khởi nghiệp tại... (02/06)
>> Khởi nghiệp 2009: Tăng cường... (11/06)

Chương trình nhằm mục tiêu phát huy tinh thần sáng tạo, nêu cao tinh thần khởi sự doanh nghiệp và áp dụng kiến thức vào thực tiễn kinh doanh trong thanh niên, sinh viên Việt Nam. Tham dự chương trình này, thanh niên và sinh viên sẽ có cơ hội giao lưu với các doanh nhân tiêu biểu, cũng như các chuyên gia kinh tế hàng đầu ở Việt Nam. Đây cũng là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, doanh nhân tìm kiếm nhân tài, quảng bá thương hiệu, sản phẩm.  

“Khởi nghiệp” là chương trình được tổ chức thường niên từ năm 2003 nhằm tạo cơ hội cho giới trẻ và sinh viên cả nước phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí tự lập, áp dụng kiến thức để lập ra những dự án khởi nghiệp có giá trị thực tiễn. Chương trình được sự bảo trợ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Ngoại giao và Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Trong khuôn khổ buổi Giao lưu và đào tạo khởi nghiệp, Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cùng Tỉnh đoàn Thái Nguyên, Hội doanh nhân trẻ Thái Nguyên sẽ ký thỏa thuận hợp tác về hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh dành cho thanh niên, sinh viên tỉnh Thái Nguyên.
 
Đúng 18h30, chương trình đào tạo về khởi nghiệp do giảng viên cao cấp của ILO Phạm Ngọc Chính đã chính thức bắt đầu đêm giao lưu khởi nghiệp ở Thái Nguyên.

Giảng viên Phạm Ngọc Chính đang lắng nghe tâm sự khởi nghiệp của các bạn sinh viên
 
Theo giảng viên Chính, khi lập kế hoạch kinh doanh cần tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và tìm ra nguy cơ, cơ hội; từ những ý tưởng đó viết ra bản kinh doanh. Chúng ta cần quan tâm đến đánh giá thị trường: tìm kiếm thông tin về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, nhóm khách hàng chủ chốt…Chỉ khi nào đánh giá thị trường đúng thì mới đưa ra được kế hoạch đúng và cả chi phí cho dự án của mình, còn nếu đánh giá thị trường sai thì sẽ không tốt cho kế hoạch kinh doanh của bạn.

 
Tài chính doanh nghiệp cho dự án là quan trọng, phải định giá sản phẩm dịch vụ cho mình và dự tính được doanh thu hàng tháng cho kế hoạch của mình, phải đưa ra kế hoạch từng tháng một trong một năm và trong ba năm đầu thì lợi nhuận ra sao? Nếu như lúc đầu lợi nhuận chưa có nhưng sau đó có lợi nhuận thì sẽ không sao. Chúng ta phải chứng minh được khả năng thu lời của dự án như thế nào. Một dự án mà tốt là phải thực tiễn nghĩa là các ý tưởng đưa ra phải phù hợp với thực tế, công tác quản lý tốt để có lợi nhuận, có khả năng sinh lời và sau một số năm phải có khả năng đứng ra độc lập của dự án.
 

Các bạn sinh viên rất tự tin khi trao đổi kinh nghiệm với giảng viên
 
Rất nhiều bạn sinh viên có những băn khoăn về viết một dự án khởi nghiệp. Một bạn sinh viên hỏi: Để có những kiến thức cụ thể từ giai đoạn khởi đầu của ý tưởng kinh doanh cần phải có tố chất gì? Trả lời băn khoăn đó, giảng viên Chính cho rằng,  trước hết phải là những người có khát vọng kinh doanh, khát vọng làm giàu, tiếp theo phải có sự quyết tâm, đặt công việc kinh doanh của mình lên trên hết. 
 Một bạn sinh viên khác trường kinh tế lại băn khoăn: đây là chương trình hay cơ hội để thực hiện ý tưởng kinh doanh? Khó khăn lớn nhất là vấn đề tài trợ. Sự gắn kết giữa chương trình khởi nghiệp với các dự án và các doanh nghiệp như thế nào?
 
Giảng viên Chính trả lời rằng, từ năm 2003 đến nay, có rất nhiều dự án của sinh viên được tài trợ, dĩ nhiên là không phải 100%. Bản thân chúng ta phải chủ động với ý tưởng của mình. Tin tưởng vào kế hoạch tín dụng kinh doanh của mình và hiện nay các tổ chức tín dụng đang tạo điều kiện rất thuận lợi cho các sinh viên vay vốn. Cơ cấu giải thưởng năm nay cũng tạo điều kiện rất nhiều. Nhưng quan trọng hơn hết là phải chứng minh được dự án của mình. Hiện, ở Thái Nguyên có trung tâm hỗ trợ vốn cho các bạn sinh viên.

Các bạn sinh viên vẫn tiếp tục đổ đến hội trường hội nghị tỉnh
 
Tiếp sau bài giảng về những khái niệm ban đầu của khởi nghiệp,  Ths. Nguyễn Huy Hoàng - Phó TGĐ Tâm Việt Group; UV BCH Hội DN Trẻ Hà Nội lại đem đến cho các bạn sinh viên kinh nghiệm khởi nghiệp.
 
Giảng viên bắt đầu bài giảng bằng câu chuyện con ếch. Theo các bạn sinh viên, con ếch có điểm mạnh là nhảy xa, có 2 đùi khỏe…Tuy nhiên, các nhà khoa học đã có một thí nghiệm với con ếch này: Khi cho con ếch vào một chiếc nồi từ 20 – 40 độ, con ếch không thấy nóng và vẫn cứ “ung dung”. Nhiệt độ tăng đến 60 độ, con ếch vẫn cho rằng “chuyệt vặt”. Nhưng đến khi nhiệt độ tăng đến 70 độ, chúng ta có món ếch luộc. Giảng viên kết luận: : Ỉ lại thì chết. Nếu con ếch này bị ném vào nước sôi, nó phải nhẩy thì mới sống được. Thế giới thay đổi rất nhiều, chúng ta cũng phải thay đổi cách tiếp cận, không theo lối mòn.
 

Ths. Nguyễn Huy Hoàng chia sẻ kinh nghiệm với các bạn sinh viên
 
Thầy Hoàng đưa ra triết lý Thỏ và Rùa. Con rùa có điểm mạnh là rất kiên trì, rất nhẫn nại, rất tuyệt vời. Đây là đức tính cần có của người lãnh đạo. Làm doanh nghiệp là phải “máu”, là rất quyết tâm, kiên trì, và phải làm bằng được giống như sự kiên trì của con rùa. Con thỏ rất mải chơi loang quanh, nhưng lâu lâu lại nhảy “bụp” một phát, có nghĩa là con Thỏ biết chọn cơ hội để phát triển. Thỏ và Rùa cần phải có sự hợp tác, như vậy mới đảm bảo chúng ta thành công.
 
Theo giảng viên Hoàng, trên thương trường cạnh tranh bây giờ là cùng phục vụ khách hàng và không mang ý nghĩa như trước là đấu tranh diệt lẫn nhau mà nếu ai làm tốt hơn thì người đó sẽ thắng cuộc. Thông tin thì rất nhiều và chúng ta phải tiếp cận như thế nào để sở hữu và sử dụng được nó. Nếu không tiến bộ, không tự trau dồi, không phục vụ khách hàng tốt nhất thì sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Làm doanh nhân thực sự là rất vất vả. Cuộc đời đầy rẫy những khó chịu vì thế chúng ta phải chịu khó. Và đừng để đến lúc sắp chết rồi mới đoàn kết…Và tất cả những điều đó đều do chúng ta lựa chọn 
 
Theo thầy Hoàng, chúng ta phải lựa chọn và biết đánh đổi. Cuộc sống và công việc của chúng ta phụ thuộc vào chính chúng ta. Khi lập ý tưởng kinh doanh, ý tưởng không quan trọng, ý chí mới quan trọng. Doanh nhân ra chiến trường là không có đường lùi. Não chúng ta có 2 phần: não phải và não trái. Não trái thì có logic tuyệt vời nhưng bán cầu não phải lại có chức năng mơ mộng, hình ảnh, sáng tạo, màu sắc, cảm giác… Chúng ta phải phát huy phần não phải.
 

Một điều cần phải nói: lập nghiệp là bắt đầu, là tạo ra công ăn việc làm. Chúng ta nhất định phải thay đổi tư duy, chúng ta không thể có cái bóng điện nếu không đi cải tiến cái đèn dầu. Nếu các bạn quyết tâm học tập ý chí lập nghiệp ngày hôm nay thì cách tiếp cận sẽ khác. Ông Hoàng chia sẻ: Đứng đầu bao giờ cũng khó. Chúng ta nghĩ làm được hay không làm được đều đúng cả và điều khó nhất là lựa chọn. Câu hỏi đặt ra là hãy làm việc tốt? Câu trả lời là đừng làm việc tốt mà hãy làm việc tốt nhất. 4 thiệt thòi lớn của ta là thông minh, khỏe mạnh, xinh đẹp và tự tin. Ông Hoàng cho rằng: Tâm sáng là rất tốt, có chí làm quan, có gan làm giàu. Cuộc sống là phải chủ động, sống là phải sáng tạo, mới là phải mạo hiểm.
 

Các bạn sinh viên hô vang khẩu hiệu "Cuộc sống là phải chủ động, sống là phải sáng tạo, mới là phải mạo hiểm" do giảng viên Hoàng đúc rút từ kinh nghiệm thực tế của chính mình
 
Sau 1 tiếng đào tạo khởi nghiệp, các vị đại biểu đã đến dự đông đủ, sẵn sàng cho phần nội dung chính của buổi giao lưu là phát động tinh thần khởi nghiệp.
 

Các vị đại biểu tới dự buổi giao lưu

 
Đúng 20h, chương trình chính thức bắt đầu. Tham dự chương trình có ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp; Ông Trần Quốc Khánh – Vụ Tổng hợp kinh tế (Bộ Ngoại giao); Ông Nguyễn Mạnh Cường – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội doanh nhân trẻ VN; Ông Phạm Xuân Đương – Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Ông Hoàng Quốc Vượng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên; Ông Phạm Ngọc Tuấn - Tổng Biên tập Báo Diễn đàn Doanh nghiệp, Phó Trưởng Ban thường trực Ban tổ chức chương trình Khởi nghiệp; Nhà Báo Phan Hữu Minh – TBT, Giám đốc, Đài PT –TH Thái Nguyên; Anh Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên; Anh Đinh Huy Chiến – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Thái Nguyên cùng đại diện các nhà tài trợ, các nhà doanh nghiệp trẻ tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và sự hiện diện của các thầy cô giáo và hơn 1.000 sinh viên đại các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn của cả nước với gần 30.000 sinh viên đang theo học tại các trường Đại học, CĐ, THCN và dạy nghề. Hằng năm các cở sở đào tạo của Thái Nguyên đã cung cấp một lượng lớn thanh niên, lao động có tri thức, có tay nghề cho các cơ quan, doanh nghiệp của Thái Nguyên và toàn quốc. Chính tại mảnh đất Thái Nguyên giàu truyền thống lịch sử này, đã có nhiều người khởi nghiệp và đã thành công.  Thái Nguyên cũng là một trong những địa phương có nhiều cơ quan, doanh nghiệp Trung ương đóng trên địa bàn. Với chủ trương phát triển kinh tế đa dạng, chính sách thu hút đầu tư cởi mở. Năm 2008, Thái Nguyên đã đạt thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng. Thái Nguyên đã và đang là mảnh đất nhiều cơ hội, tiềm năng để cho các bạn trẻ khởi nghiệp và  xây dựng cơ đồ. 

Chương trình Khởi nghiệp đã được tổ chức qua 7 năm, ý nghĩa xã hội và những thành công của chương trình đã thu hút được sự tham gia của rất đông đảo sinh viên cả nước. Hiện nay chương trình đã phát triển và mở rộng hơn, tạo điều kiện để thanh niên, sinh viên khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, hỗ trợ tốt nhất các ý tưởng kinh doanh có giá trị thực tiễn cao.
 
Chủ động tiếp cận chương trình khởi nghiệp
 

Ông  Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên 
Phát biểu khai mạc chương trình, anh Dương Xuân Hùng – Ủy viên BTV Trung ương Đoàn, Bí thư tỉnh đoàn Thái Nguyên cho biết: Đây là hoạt động thiết thực để một lần nữa hỗ trợ và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo và ý chí tự lập, áp dụng những kiến thức đã học, tiếp cận thực tiễn, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học, lập các dự án có tính khả thi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp sinh viên và các bạn trẻ có cơ hội hiện thực hóa những hoài bão và ước mơ, dũng cảm vượt qua khó khăn, vươn lên làm chủ cuộc sống, làm giàu chính đáng và đóng góp xây dựng xã hội từ chính bàn tay và khối óc của thanh niên Việt Nam hôm nay.
 
Ông Hùng chia sẻ: Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo lớn của cả nước với trên 20 trường đại học, cao đẳng và tương đương với gần 100.000 học sinh- sinh viên tham gia học tập, chương trình khởi nghiệp hôm nay sẽ là một điểm nhấn quan trọng mở ra sự tiếp cận mới cho phương pháp hỗ trợ sinh viên cũng như một sự thúc giục mạnh mẽ hơn trong đổi mới tư duy học tập, rèn luyện và ứng dụng khoa học của sinh viên, đây cũng là một hoạt động ý nghĩa để cụ thể hóa các chương trình đồng hành với thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Với mong muốn chương trình này sẽ được phát triển mạnh mẽ với tính thiết thực và hiệu quả, thay mặt cho các tổ chức của thanh niên, chúng tôi mong có sự chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ của Ban chỉ đạo và các nhà tổ chức để chương trình thực sự đi vào cuộc sống của sinh viên Thái Nguyên. Chúng tôi kêu gọi các bạn sinh viên cũng như tất cả các bạn thanh niên mong muốn khởi nghiệp, hãy chủ động tiếp cận chương trình, đề xuất ý kiến để chương trình được triển khai thiết thực và nhanh chóng.

Nhân dịp phát động chương trình và cũng nhân kỷ niệm 40 năm thực hiện di chúc của Bác Hồ, Tôi kêu gọi các bạn trẻ hãy nỗ lực học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, rèn luyện bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, phát huy sức trẻ và hoài bão cách mạng, góp sức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

 
Vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân ngày càng được đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao nhiệm vụ xây dựng và trình Bộ Chính trị quyết định Nghị quyết “Xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới”.
 

Ông Phạm Gia Túc – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
  
Phát động khởi nghiệp, ông Phạm Gia Túc đã nhấn mạnh vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nhân. Theo ông, doanh nhân Việt Nam ngày càng được đề cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao nhiệm vụ xây dựng và trình Bộ Chính trị quyết định Nghị quyết “Xây dựng phát triển đội ngũ doanh nhân trong thời kỳ mới”.
 
"Từ khi Đảng ta thực hiện đường lối đổi mới, DN phát triển cả về số và chất lượng. Cộng đồng doanh nhân VN ngày càng được đánh giá cao. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đã khẳng định: “Doanh nhân - Doanh nghiệp là lực lượng chủ lực xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế”. Tuy nhiên, các DN của chúng ta chiếm 96, 96 % là DN nhỏ và vừa. Chúng ta chưa có nhiều doanh nghiệp có thương hiệu hàng đầu trên thế giới. Trong khi các DN từ EU, Hoa Kỳ… cứ 20 người dân là có 1 doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi cả hệ thống chính trị và người dân của chúng ta phải tham gia tích cực vào hệ thống DN Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là tổ chức quốc gia đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam. Chương trình khởi nghiệp là một minh chứng cho tinh thần khởi nghiệp của các bạn trẻ, những doanh nhân tương lai. Chương trình không chỉ dừng lại ở việc khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong giới trẻ, mà quan trọng hơn là xây dựng một Chương trình tổng thể về hỗ trợ khởi nghiệp, bao gồm: tư vấn, đào tạo về khởi nghiệp, tổ chức các cuộc giao lưu giữa thanh niên, sinh viên với các doanh nhân thành đạt, các sinh viên đã đoạt giải cao trong các cuộc thi trước, hỗ trợ tìm kiếm, tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư, tổ chức các sự kiện như ngày hội khởi nghiệp, sàn giao dịch ý tưởng, hội chợ ý tưởng kinh doanh sáng tạo, xây dựng và phát triển cổng thông tin khởi nghiệp… 
 
Chúng tôi tổ chức rất nhiều chương trình cho học sinh sinh viên cả ở vùng sâu vùng xa. Chúng tôi tin tưởng rằng với truyền thống của tỉnh Thái Nguyên, với sự quan tâm rất lớn của tỉnh ủy thì sẽ có nhiều dự án có nhiều đạt hiệu quả cao. Chúng tôi kêu gọi các bạn trẻ tích cực tham gia vào khời nghiệp, và chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ tích cực cho các dự án tham gia tốt. Hy vọng rằng, ngày sẽ càng có nhiều dự án, ý tưởng kinh doanh từ các bạn trẻ tỉnh Thái Nguyên được triển khai trên thực tế, góp phần sớm hoàn thành mục tiêu 500.000 doanh nghiệp đến 2010 do Chính phủ đề ra."
 

 
Khơi chí làm giàu
 
Tham gia giao lưu có ông Nguyễn Văn Thời - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐQT CP ĐT và TM TNG Thái Nguyên; Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ VIệt Nam; Anh Lương Văn Thưởng - Ủy viên thường trực P. Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Thái Nguyên, Giám đốc Công ty Cổ phần TM - VT Khánh Thịnh; bạn Đặng Phương Mai - Sinh viên khoa Ngoại ngữ trường ĐHSP Thái Nguyên.
 

Từ trái qua phải: Ông Nguyễn Văn Thời , Anh Lương Văn Thưởng; MC; Ông Nguyễn Mạnh Cường bạn Đặng Phương Mai

 Ban Tổ chức đã sẵn sàng một chuỗi hoạt động hỗ trợ các bạn thể hiện ý tưởng sáng tạo kinh doanh của mình. Và để biến các ý tưởng đó thành hiện thực, rất nhiều cánh tay từ phía các nhà doanh nghiệp, các nhà đầu tư đang hướng về phía các bạn. Bên cạnh sự đóng góp bằng vật chất để tổ chức chương trình mà còn có một kho tàng kiến thức để chia sẻ kinh nghiệm với các bạn sinh viên trong kinh doanh.
 
 


Ông Thời: Tôi làm giám đốc đã 16 năm và trong thời gian này không phải công việc lúc nào cũng thuận lợi mà có rất nhiều khó khăn. Tôi nhớ có một lần là trong thời điểm khó khăn, chúng tôi phải trả lương cho công nhân bằng quần áo. Nhưng chính nhờ sự ủng hộ của công nhân đã động viên tôi rất nhiều.
 
Thưa ông Nguyễn Mạnh Cường, được biết hiện Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Trung ương Hội các nhà Doanh nghiệp trẻ Việt Nam có chương trình hỗ trợ thanh niên lập thân lập nghiệp. Vậy chúng tôi xin được hỏi ông Nguyễn Mạnh Cường: Thanh niên, sinh viên sẽ được thụ hưởng gì từ chương trình này, thưa ông?
 
Trong chương trình khởi nghiệp, chúng tôi có 4 vấn đề chính có thể hỗ trợ sinh viên. Thứ nhất: Chúng tôi có thể đào tạo 200 chương trình cho các bạn sinh viên; Thứ hai, kết hợp với tư vấn, tổ chức tư vấn qua mạng, qua truyền hình, các chuyên gia; Thứ ba, tổ chức các hoạt động đào tạo trực tuyến qua mạng; Thứ tư, tổ chức các hoạt động hỗ trợ như đối thoại chính sách, cải cách hành chính, tiếp cận nguồn vốn và các hoạt động tôn vinh.
Chúng tôi có 3 nét khác biệt so với các chương trình khác: Thứ nhất, luôn kết hợp giữa từ vấn và đào tạo; Thứ hai, lựa chọn ra 200 giảng viên là doanh nhân thành đạt là DN của Việt Nam để chuyển giao tri thức. Thứ 3, xXây dựng chương trình như 1080 là gọi điện thoại 24/24 để tư vấn về pháp luật thông qua việc xây dựng mạng lưới trên VNPT.
 
Có một câu hỏi dành cho ông Lương Văn Thưởng: tại sao ông quyết định chọn lĩnh vực vận tải để khởi nghiệp?
 Ông Nguyễn Văn Thời - Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch HĐQT CP ĐT và TM TNG Thái Nguyên
 
Ông Thưởng trả lời: Để có được thành công như hôm nay chúng tôi phải trải qua nhiều khó khăn vất vả, thương trường là chiến trường. Để lựa chọn cho mình một ngành nghề để khời nghiệp có rất nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng tôi lựa chọn ngành vận tải vì đây là ngành có ý nghĩa then chốt có ý nghĩa quyết định tới nền kinh tế đất nước, thứ hai là hồi đó tôi còn rất trẻ là nhân viên lái xe, thứ ba là do sự đam mê nghề. Chính những lý do đó, đến năm 2003 chúng tôi quyết định thành lập doanh nghiệp và đã có những thành tích nhất định đến hiện nay.
 
Bạn Mai hiện đang là thành viên CLB Gia sư của Đoàn Trường ĐHSP. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường đã có nhiều bạn trẻ tham gia các Câu lạc bộ, đưa ra nhiều ý tưởng, những dự án táo bạo để khởi nghiệp. Nhiều bạn đã trực tiếp khởi nghiệp bằng những công việc rất nhỏ, bình thường. Nghề gia sư mà bạn Mai và nhiều SV sư phạm đang làm đó chính là sự khởi nghiệp đầu tiên. Bạn Mai chia sẻ: "Tôi rất vinh dự có mặt ở buổi giao lưu này để chia sẻ những suy nghĩ của mình với các bạn sinh viên. Từ những kinh nghiệm từ bản thân mình, tôi cảm thấy đã học được rất nhiều kinh nghiệm úy báu trên con đường lập nghiệp".

Thưa ông Nguyễn Mạnh Cường, với tư cách là Phó Chủ tịch thường trực kiêm tổng thư ký Hội doanh nhân trẻ VN, theo ông hành trang khởi nghiệp của các thanh niên, sinh viên hiện nay, trong đó có bạn Mai, cần có những yếu tố nào?
 
Công việc của bạn Mai là công việc rất sáng tạo đối với các bạn sinh viên. Qua qúa trình giao lưu và tiếp xúc với các doanh nhân trẻ, tôi thấy tố chất của các bạn sinh viên đều là doanh nhân. Tuy nhiên, các bạn cần có quy trình để lựa chọn làm doanh nhân, đó là tư duy, tinh thần tự học hỏi và vươn lên. CLB Gia sư của Đo&ag