Một số kỹ năng cơ bản của người cán bộ đoàn

(CTG) Là một Bí thư chi đoàn chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải làm như thế nào? Đã bao giờ bạn tự hỏi mình làm thế nào để chi Đoàn mình ngày càng vững mạnh hơn chưa? Để làm được tốt công tác của một Bí thư chi đoàn thì các bạn nên tham khảo một số kỹ năng sau:

1. Kỹ năng trong tổ chức xây dựng, tổ chức hoạt động Đoàn

1.1 Kỹ năng tham mưu, lãnh đạo

- Tham mưu với Đoàn cấp trên những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên, những vẫn đề phát sinh cần sự hỗ trợ giúp đỡ

- Lãnh đạo trong công tác, định hướng hoạt động của chi đoàn

- Lãnh đạo về mặt tư tưởng, nắm bắt tư tưởng đoàn viên thanh niên, tổ chức sinh hoạt chi đoàn để tác động tư tưởng tới đoàn viên.

1.2 Kỹ năng điều hành, quản lý

- Điều hành sinh hoạt chi đoàn, hoạt động của BCH, phân công nhiệm vụ cho ủy viên BCH

- Quản lý cán bộ chi đoàn về công việc và tư tưởng

- Quản lý hồ sơ đoàn viên, cán bộ, sổ chi đoàn, các văn bản quyết định.

1.3 Kỹ năng tổ chức hoạt động

- Biết thiết kế nội dung chương trình một hoạt động, đợt hoạt động, tổ chức phát động một phong trào.

- Biết làm công tác đoàn vụ, các hội nghị, buổi lễ kết nạp, trưởng thành Đoàn, đại hội, hội nghị chi đoàn.

- Biết phân công đoàn viên phụ trách các công việc trong chương trình hoạt động

- Tổ chức trò chơi, múa, háy, sinh hoạt tập thể, kể chuyện, ngâm thơ

- Thiết kế một tiết mục sân khấu hóa, tiểu phẩm.

1.4. Kỹ năng soạn thảo văn bản, trình bày, triển khai một vấn đề

- Soạn thảo các loại văn bản của chi đoàn như chương trình, kế hoạch, báo cáo, kiểm điểm, biên bản.

- Biế tổ chức triển khai trình bày một nội dung, một chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đoàn, Đảng.

1.5 Kỹ năng ứng xử, xử lý các mối quan hệ

- XỬ ý các tình huống trong công tác Đoàn

- Xử lý các tình huống phát sinh trong quan hệ cá nhân của đoàn viên, thanh niên

- Xác định vai trò, vị trí của chi đoàn, bí thư chi đoàn trong mối quan hệ với Đoàn cấp trên, với ban cán sự lớp và các tổ chức đoàn thể khác.

2. Kỹ năng trình bày của người cán bộ Đoàn

Tong rất nhiều kỹ năng cần thiết đối với người cán bộ Đoàn, một kỹ năng không thể thiếu đó là kỹ năng trình bày. Để trình bày tốt một vấn đề đặt ra, người cán bộ Đoàn cần có các kỹ năng cụ thể sau:

- Lắng nghe chăm chú

- Diễn đạt đơn giản

- Định nghĩa trong sáng, rõ ràng

- Quan tâm đến phản ứng của người nghe

- Gây ảnh hưởng

- Giải quyết thắc mắc

Người cán bộ Đoàn là thủ lĩnh của thanh niên, để làm tốt nhiệm vụ đó họ phải là người có tâm huyết với các hoạt động chính trị xã hội. Nắm vững phương pháp luận khoa học, có kiến thức xã hội đủ rộng, thông thạo nghiệp vụ Đoàn – Hội và có kỹ năng công tác thanh thiếu niên.

Chúng ta đều biết, nghe tốt những ý người khác đang nói với mình thì mình mới có thể nói chuyện tốt được. Có 3 yếu tố trong việc lắng nghe chăm chú đó là nghe – hiểu- vận dụng. Để hiểu được chúng ta phải có một số kiến thực hoặc kinh nghiệm để có thể liên hệ với những điều mình đang nghe. Nếu chúng ta có thể thiết lập được các mối liên hệ thì sự am hiểu của chúng ta sẽ phát triển và có được thông tin. Khi có được thông tin, chúng ta nên vận dụng nó, có nghĩa dạt thông tin vào trong từ ngữ với mối liên hệ với những điều đã biết. Điều đó thể hiện mức độ và sự am hiểu về thông tin mới.

Diễn đạt thông tin đơn giản có nghĩa sử dụng ngôn từ thông dụng bằng cách xây dựng những câu mang một thông điểm đơn giản. Các từ và câu càng đơn giản thì người nghe càng dễ hiều và dễ nằm bắt bấy nhiêu.

Định nghĩa trong sáng, rõ ràng có nghĩa là nếu trong khi đang nói, chúng ta có thể làm rõ ý nêu ra thì rất có ích cho người nghe, có thể làm rõ những điều ta đang nói bằng cách đưa ra những ví dụ trực quan để minh họa.

Trong khi trình bày hãy quan tâm đến phản ứng của người nghe: Nếu người trình bày qua ntaam đến phản ứng của người nghe bằng cách biểu hiện cụ thể của họ như: sự mỉm cười, động tác gật đầu, vẻ mệt mỏi...thì bản thân người trình bày có thể điều chỉnh những điều họ nói để đáp ứng lại các phản ứng của người nghe một các tích cực hơn. Người trình bày có thể dừng lại và bình luận về một phản ứng của người nghe, để người nghe được giải thích một cách rõ ràng hơn. Đây là cách tiếp cận tốt hơn nhiều so với việc bỏ qua những phản ứng kể cả với phản ứng tiêu cực của người nghe.

Gây ảnh hưởng: đề mọi người chăm chú lắng nghe thì một việc khó, nếu người trình bày không có sự tác động thêm vào để thu hút sự chú ý thì người nghe có thể tập trung lắng nghe trong vòng vài phút đầu. Để gây ảnh hưởng, cứ khoảng 05 phút một người trình bày nên đưa ra một câu hỉ tác động đến người nghe là điều rất quan trọng. Người nghe sẽ chăm chú lắng nghe nếu người trình bày nói với tốc độ khoảng 100 từ/phút, nếu nhanh hơn tốc độ đó họ sẽ khó lắng nghe, còn chậm hơn thì người nghe sẽ cảm thấy sốt ruột. Với tốc độ trình bày như vậy, cho phép người trình bày có thời gian nhấn mạnh, ngắt quãng và tận dụng được khoảng thời gian im lặng. Giá trị của điều chúng ta nói ra là thông điệp gửi tới người nghe, giá trị của chúng ta nói là người nghe lắng nghe chăm chú và hiểu được thông điệp đó.

Giải quyết thắc mắc: những người nghe có thể đặt câu hỏi với người trình bày, những câu hỏi này chủ yếu để người nghe khẳng định lại những hiểu biết của mình. Để giải đáp, người trình bày cần đưa ra thêm thông tin cụ thể, tránh nhắc lại những điều đã nói. Điều quan trọng là nên giải quyết thắc mắc từ quan điểm thực tế của mỗi cá nhân.

Hiểu được kỹ năng trình bày và biết vận dụng nó một cách thường xuyên giúp người cán bộ Đoàn hoàn thành tốt hơn công việc của mình, đặc biệt với vai trò là người thủ lĩnh của thanh niên.

3. Kỹ năng nói trước công chúng

Nói trước công chúng là một nghệ thuật có những quy tắc riêng. Biết tuân thủ những quy tắc ấy và kiên trì tập luyện thì ai cũng có thể thu được kết quả mong muốn.

Nói trước công công chúng có nhiều hình thức khác nhau:

+ Phát biểu ý kiến ngắn trước tập thể

+ Tranh luận, thảo luận.

+ Trình bày nội dung một văn kiện, một chủ trương công tác.

+ Nói chuyện thời sự, nói chuyện chuyên đề

+ Giảng bài.

Tuy nhiên vè mục đích thì lại thống nhất. Ai cũng muốn làm cho người khác hiểu ý mình, đồng thời tán thành ý kiến của mình, chăm chú lắng nghe và khen ngợi mình về sự sâu sắc của nội dung, về tài thuyết khách, tài hùng biện, khả năng dí dỏm, tính trí tuệ, tính logic, hệ thống của bài nói, bài phát biểu.

Một số quy tắc đòi hỏi người cán bộ Đoàn, Hội cần rèn luyện để nâng cao thuyết phục với các bạn trẻ, với người nghe.

Quy tắc 1: Rèn luyện sự tự tin vào chính bản thân mình:

Tự mình phán xét hay nhờ người bạn thân nhận xét về khả năng của bạn; Tăng cường mối quan hệ với những người bạn tin tưởng, tránh xa những kẻ hoài nghi, rèm pha; Tập nói thường xuyên, lúc đầu nói ít, nói ngắn, sau quen dần sẽ nói nhiều hơn trong thời gian dài hơn; Tìm thêm động lực bằng sự khích lệ của bạn bè; Luân yêu cái thật, cái tốt, cái đẹp; Đừng để ý đến dư luận, biết dư luận để sửa các khuyết điểm của mình là cần thiết, song từ đó lại kém tự tin, rụt rè thì có hại.Nên hiểu rằng dư luận cũng có khi sai, chân lý không bao giờ thuộc về số đông.

Quy tắc 2: Cần tuân thủ các bước khi chuẩn bị bài nói (Diễn văn, bài nói chuyện, chuyên đề...)

Chọn đề tài mà bạn thấy thích thú và muốn nói trước công chúng; Luôn nhớ tính nhất quán của vấn đề định trình bày, tìm mọi cách đề đạt tới mục tiêu chính của đề tài; Lập đề cương sơ bộ, bao gồm những ý chính cần nói; Tìm ý phụ và các tư liệu bằng cách trả lời 6 câu hỏi sau đây: ai? Cái gì? Bằng cách nào? Ra sao? Khi nào? Ghi chép ngay những ý mới xuất hiện trong đầu bạn; Sắp xếp các ý một cash rõ ràng, rành mạch.

Quy tắc 3: Rèn luyện trí nhớ

Soạn xong đề cương bài nói chuyện, bạn cần nhẩm lại, tốt nhất là trong khung cảnh thiên nhiên (vườn hoa, công viên, bờ hồ...) lặp đi lặp lại bài diễn văn trong khi đợi xe, hay đi dạo chơi có thể nói thành tiếng trong phòng riêng; cố gắng không viết lại toàn bộ bài diễn văn, nêu phải viết thì không nên học thuộc lòng. Chỉ nên ghi lại những ý dễ quên qua các lần lặp lại; Muốn nhơ được lâu cần phải: tập chú ý nhận xét tinh tế, sâu sắc; tìm các ý độc đáo, khác thường; lật đi lật lại vấn đề...

Quy tắc 4: Vạn sự khởi đầu nam

Lời mở đầu là hết sức quan trọng. Bạn phảo làm cho người nghe chú ý tới bạn, có thiện cảm với bạn ngay từ đầu buổi nói chuyện qua phong thái tự tin, cởi mở và chân thành. Hết sức tránh thái độ trịnh trọng giả tạo và suồng sã quá mức.

Quy tắc 5: Diễn giảng là làm sống lại một đề tài

Lời lẽ phải sáng rõ, sáng ý, có mối liên hệ thự nhiên giữa các ý. Đừng lý thuyết nhiều quá.

Bạn cần tránh: chưa định nghĩa rõ ràng đã lập luận, định nghĩa sai, lấy một trường hợp cá biệt để khái quát thành cái phổ biến; nhầm lẫn nguyên nhân với kết quả, tự mâu thuẫn với chính mình

Quy tắc 6: Không nên coi thường đoạn kết

Nên viết trước và học thuộc lòng 2,3 lôi kết để tùy cảm xúc tâm lý của người nghe mà dùng cho thích hợp.

Những lối kết thông dụng nên áp dụng: Tóm tắt ý trong bài nói chuyện, gọn nhưng không thiếu; kết thông qua những lời khuyên mang tính tâm lý, bằng triết lý của cuộc sống đời thường, dễ gây ấn tượng; khuyến khích người nghe hành động; đặt một số câu hỏi, nêu một số vấn đề để người nghe tiếp tục suy nghĩ, tự tìm câu hỏi

Quy tắc 7: Ý tứ rõ ràng, lời lẽ khúc chiết là tiền đề của thành công

Muốn cho ý tứ rõ ràng, bạn phải hiểu thấu vấn đề; không bao giờ xa đề; biết tự kiềm chế, chỉ nói những điều quan trọng nhất; tránh thói mơ hồ, không lý thuyết viên vông, nên đưa nhiều ví dụ, nhiều chứng cớ để minh hoạt.

Quy tắc 8: Những việc cần làm khi bước lên diễn đàn

- Mỉm cười, bước khoan thai, đầu hơi ngửng lên, ngực hướng về phía trước

- Nếu có hồi hộp thì thở mạnh, đưa mắt tìm người quen trong phòng

- Tránh nói đều đều, cần lúc mạnh, lúc nhẹ, lúc nhanh, lúc chậm, nghỉ một chút, trước và sau các ý quan trọng.

- Phải nhìn thẳng vào người nghe để nói với họ, tránh nhìn xuống nền, nhìn lên trần nhà hoặc nhìn ra ngoài cửa...

- Khi thấy có người buồn ngủ, bạn phải nói to hơn, hăng hái hơn và nên xen vào một vài chuyện vui.

- Điệu bộ phải tự nhiên, không nên bắt chước ai. Vấn đề điệu bộ thế nào là tùy thuộc vào cảm xúc của bạn (vui, buồn, giận...)

Nguồn: Sưu tầm