Theo nghệ sĩ Xuân Bắc thì bản thân mỗi người chúng ta cần “Nêu cao tinh thần tình nguyện”, không chỉ là các bạn sinh viên làm tình nguyện mà phải toàn xã hội cùng chung tay.
|
Anh đánh giá sao về hoạt động tình nguyện của các bạn sinh viên, mà cụ thể ở đây là hoạt động TSMT?
Trong tất cả các hoạt động tình nguyện thì các bạn sinh viên luôn tham gia nhiệt tình, năng nổ nhất. Các bạn tình nguyện viên là những người năng động nhất, sáng tạo nhất, nhiệt huyết nhất, sẵn sàng xung kích đi đầu...Các bạn sinh viên không chỉ học để làm một bài toán, bài văn cho xong mà thông qua các hoạt động tình nguyện còn mang lại cho các bạn nhân cách sống, kỹ năng giao tiếp, từ đó suy nghĩ và trưởng thành hơn... Thông qua các hoạt động tình nguyện, hoạt động sinh hoạt hàng ngày các bạn đã và đang góp phần làm cho xã hội tốt hơn, với hàng chục ngàn đơn vị máu, hàng ngàn tuyến đường được thắp sáng và hàng vạn các em học sinh đi thi được giúp đỡ đi đến nơi về đến chốn, đến được địa điểm thi, được hỗ trợ cả vật chất lẫn tinh thần... được xã hội ghi nhận.
Hoạt động tình nguyện TSMT thực sự để lại dấu ấn rất lớn đến các em thí sinh và người nhà thí sinh. Việc tìm chỗ ở miễn phí, giá rẻ, giúp thí sinh di chuyển, tham gia ổn định trật tự an toàn giao thông của TNV thể hiện sự sáng tạo, năng động và nhiệt tình của các bạn sinh viên...
Tại hoạt động tình nguyện TSMT năm nay, hình ảnh các bạn TNV dàn hàng ngang làm hàng rào phân luồng giao thông đã có những ý kiến trái chiều, ủng hộ có, đánh giá cao tinh thần xung kích và đi đầu trong tuổi trẻ, ý kiến phê phán việc làm của các bạn là không có khoa học, anh đánh giá như thế nào về các luồng ý kiến trên?
Nghệ sĩ Xuân Bắc khẳng định chúng ta “Cần nêu cao tinh thần tình nguyện” không chỉ ở các bạn sinh viên mà ở tất cả mọi người, nhiều người.
Dư luận xã hội đang quan tâm đến hình ảnh SVTN làm dải phân cách sống để điều tiết giao thông ở một số điểm thi. Vấn đề dải phân cách sống là từ ý thức của các ông bố, bà mẹ và từ ý thức của người đi thi, đưa đi thi... dẫn đến các bạn phải dang tay làm hàng rào sống. Đành rằng làm hàng rào dưới cái nắng 40 độ là nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhưng tại sao chúng ta không nhìn thấy hình ảnh đẹp là các bạn sẵn sàng chấp nhận nguy hiểm, sẵn sàng chấp nhận dưới cái trời nắng đấy để đảm bảo góp phần cho kỳ thi tốt, đảm bảo đúng phân luồng và không ùn tắc giao thông.
Đây không phải là lần đầu tiên các bạn làm dải phân cách sống, mà trong rất nhiều hoạt động tiếp sức mùa thi, hoạt động tình nguyện liên quan đến giao thông... và khi các bạn cầm tay nhau dàn hàng ra đã làm cho chúng ta cảm giác sức mạnh tinh thần đoàn kết, sức mạnh của tuổi trẻ các bạn được nâng nên.
Theo nghệ sĩ Xuân Bắc việc làm hàng rào của các bạn mà ở đó không có ai, cứ đứng giữa trưa nắng 40 độ đến 2 – 3 tiếng thì có lẽ chúng ta phải nhìn nhận lại. Nhưng nếu một chỗ mà đang đầy chen lấn xô đẩy mà bắt buộc cần sự có mặt của các bạn ấy thì có nắng hơn nữa các bạn ấy sẵn sàng có mặt. Các bạn sinh viên có mục đích của mình, các bạn ấy đang làm điều mà cảm thấy cần và có ý nghĩa, làm điều mà sự thông minh của mình mách bảo mình nên làm và đúng.
Trước những ý kiến trái chiều nghệ sĩ Xuân bắc rất bất bình. Anh cũng đặt câu hỏi là: Những người đang phê phán, có cách nhìn trái chiều và mang tính tiêu cực đã đi tình nguyện chưa? Và gia đình bạn, em bạn, cháu bạn có nhận được một chút gì đó từ phong trào tình nguyện hay chưa?...
Thực tế dưới con mắt nhìn của một số người không làm mà toàn nghĩ những điều mông lung, thông qua những ý kiến của những người “Gói mỳ tôm chia làm bốn bữa” quây vào bàn phím bàn chuyện đời, dẫn đến có nhiều từ mang tính tiêu cực như: Ngu, hâm, dở người.... để phê phán các bạn sinh viên đang cống hiến sức trẻ, sự nhiệt huyết của mình cho xã hội. Với những người muốn làm tình nguyện mà đòi hỏi đầy đủ điều kiện để làm tình nguyện tốt nhất là các bạn ở nhà đóng kín cửa để tự làm với mình.
“Điều quan trọng nhất, khi nhìn thấy một hành động tốt hướng đến cộng đồng, chúng ta cần biết biểu dương, cổ vũ và nhân rộng ra xã hội. Còn cách làm có thể chưa hay, chưa tốt, mình góp ý để người ta hoàn thiện. Còn cứ phê phán, cứ đả kích khi chưa hiểu hết bản chất vấn đề thì ai dám làm việc tốt nữa”. |
|