Nghị lực “người lái đò” giữa "dòng nước xiết"

(CTG) 4 mùa xuân đứng trên bục giảng, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, là tấm gương về tình thương yêu học trò. Ít người biết rằng, bấy lâu nay, cô giáo sinh năm 1982 vừa chăm con gái sống thực vật, vừa lo cho người bạn đời mắc ung thư giai đoạn cuối.

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý nhận Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong khuôn khổ chương trình
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý nhận Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2023.

Tốt nghiệp và nhận nhiệm vụ tại Trường tiểu học và trung học cơ sở Hoa Thám (thôn Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương) năm 1999, cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý lập gia đình sau ít năm như bao bạn bè, đồng nghiệp.

"Dòng nước xiết" cuộc đời

Năm 2003, con gái đầu lòng của đôi vợ chồng trẻ chào đời trong những lời chúc phúc hân hoan của họ hàng và bà con lối xóm. Thế nhưng, “niềm vui ngắn chẳng tày gang”, cô bé bẩm sinh đã mắc bệnh bại não. Không lâu sau đó, các bác sĩ tiếp tục thông báo phát hiện cô còn bị bệnh tim và động kinh.

Từ đó tới nay, ròng rã đã 21 năm, dù vợ chồng cô Kim Lý đã xoay sở nhiều cách để chữa chạy, tuy nhiên tình hình con gái vẫn không có chuyển biến. Sau này, con trai út của 2 vợ chồng cô cũng sớm quen với việc bỏ bớt thời gian cá nhân, giúp bố mẹ chăm sóc chị ruột.

Nghị lực “người lái đò” giữa

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý và con trai út chăm sóc con gái đầu lòng tại nhà.

Có con gái kém may mắn từ khi lọt lòng, nhưng cô Lý chưa từng có ý định buông xuôi. Trái lại, cô luôn tìm kiếm cơ hội sẻ chia và lan tỏa nguồn năng lượng tích cực trong công việc cũng như tình thương yêu chân thành với học trò. Bởi đối với cô, nghề giáo không chỉ đơn thuần là trao truyền kiến thức, mà còn cần trở thành người mẹ thứ 2 của học sinh.

“24 năm công tác, tôi đã dạy rất nhiều học sinh, nhưng để lại kỷ niệm sâu sắc nhất là một bạn tên P. Bạn vốn mắc bệnh tăng động giảm chú ý, cho nên không hợp tác với bất kỳ giáo viên nào trong trường. Có con gái không được khôn ngoan, tôi phần nào cảm nhận được những khó khăn mà P. đang trải qua”, cô Nguyễn Thị Kim Lý nói với tôi.

Thấu hiểu hoàn cảnh đó, cô Kim Lý tìm mọi cách để gần gũi, quan tâm, “vừa dạy vừa dỗ” học trò. Sau thời gian kiên trì, P. dần dần đọc tốt, viết tốt, thậm chí tính toán rất nhanh. Không chỉ các thầy cô trong trường, mà sự tiến bộ này còn được phụ huynh, học sinh sống tại xã Hoàng Hoa Thám ghi nhận, đánh giá cao.

Nghị lực “người lái đò” giữa

Bài viết học sinh viết về cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý.

Nghị lực "người lái đò"

Cuộc sống của cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý tưởng chừng cứ lặng lẽ trôi qua, cho tới tháng 6 vừa qua, người bạn đời của cô phát hiện mắc ung thư phổi. Căn bệnh đã vào giai đoạn 4A và không thể phẫu thuật. Mỗi tháng, chưa kể các chi phí kèm theo, thì tiền thuốc đã lên tới gần 30 triệu đồng.

Với đồng lương giáo viên công tác ở vùng quê, đây rõ ràng là thử thách quá lớn. Nhìn chung quanh, cô Kim Lý cũng không biết trông cậy vào đâu, bởi ông bà nội ngoại 2 bên cũng đều đã già yếu, ốm đau liên miên, mẹ đẻ cô Lý thậm chí vừa gặp tai nạn. Trong khi đó, chồng cô còn có một người em gái không được minh mẫn.

 
Nghị lực “người lái đò” giữa

Cô giáo Kim Lý tổ chức sinh nhật lần thứ 20 cho con gái.

Gặp cô Lý trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2023, chúng tôi phần nào hiểu thêm những khó khăn mà cô đang đối mặt hằng ngày. Người phụ nữ có khuôn mặt rắn rỏi ấy đã không thể kìm được nước mắt trong suốt buổi nói chuyện.

“Khi biết tin dữ, chồng tôi suy sụp hoàn toàn. Năm nay, anh ấy mới 50 tuổi. Bản thân tôi cũng phải mất một thời gian mới dám tin đó là sự thật. Nhưng rồi tôi quyết định gạt bỏ hết những suy nghĩ vụn vặt và tự nhủ phải thật vững vàng. Tôi cảm thấy thật may mắn vì chung quanh vẫn còn bà con làng xóm, bạn bè, đồng nghiệp luôn động viên, hỗ trợ gia đình”, cô Kim Lý bộc bạch.

Từ những suy nghĩ tích cực đó, nữ tổ phó chuyên môn khối tiếp tục khắc phục mọi khó khăn cả trong công việc và gia đình. Dù là cơ sở giáo dục ở thành phố, nhưng thực tế Trường tiểu học và trung học cơ sở Hoa Thám vẫn thuộc diện vùng miền núi, còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, hằng năm vẫn phải kêu gọi từ nhiều nguồn xã hội hóa để tu bổ các hạng mục đã quá cũ kỹ. Học sinh cấp trung học cơ sở thường xuyên phải học nhờ máy tính của cấp tiểu học.

Nghị lực “người lái đò” giữa

Cô giáo Nguyễn Thị Kim Lý (áo đỏ) trên bục giảng thường ngày.

“Cô trò chúng tôi vẫn may mắn đấy chứ, vì nhà trường không bị ảnh hưởng bởi thiên tai mỗi mùa bão lũ như nhiều nơi khác”, cô Kim Lý lạc quan cho biết.

Nghị lực và ý chí mạnh mẽ giữa “dòng nước xiết” của cuộc đời đã giúp “người lái đò” 17 năm liên tiếp giành danh hiệu lao động tiên tiến. Năm học 2021-2022, cô Nguyễn Thị Kim Lý là giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và được nhận Bằng khen của Ủy ban nhân dân thành phố Chí Linh.

Theo Nhandan.vn

 

 

Danh sách các nhà báo tham dự cuộc thi "Báo chí chia sẻ cùng thầy cô":

1. Lê Dung - Nguyễn Dũng, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tác phẩm:Cô giáo người Hà Nhì nhanh chóng "chuyển đổi số"

2. Lê Dung - Nguyễn Dũng, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tác phẩm:Đem tình yêu tiếng Anh đến với học sinh miền núi cao Phú Thọ 

3. Lê Dung - Nguyễn Dũng, Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tác phẩm:Thầy giáo trẻ của học trò vùng biên

4. Nguyễn Quốc Thái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BRVT, Tác phẩm:Hạnh phúc là sự cho đi

5. Ngọc Giàu - Hữu Anh, Báo Dân Việt, Tác phẩm:Cô giáo vùng sâu giúp trò nghèo thoát hủ tục tảo hôn

6. Vũ Ngọc Huyền Chi - Hoàng Thị Hiền, Đài Tiếng nói Việt Nam, Tác phẩm:Thầy giáo trẻ với hoài bão lớn trên đảo Cô Tô 

7. Nguyễn Văn Công, Báo Thanh Niên, Tác phẩm: Cô Nụ vui với nụ cười học trò

8. Nguyễn Văn Công, Báo Người Lao động, Tác phẩm:Tấm lòng cô Nụ nở hoa

9. Minh Đức, TTXVN, Tác phẩm:Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Châu Sa với hành trình gieo chữ trên cổng trời Canh Liên (Bình Định)

10. Minh Đức, TTXVN, Tác phẩm:Cô giáo Mai Thị Lâm - người gieo mầm nơi vùng cao Quảng Ngãi. 

11. Trần Thị Thuý Vân, Báo QĐND, Tác phẩm:Nghị lực của cô giáo Nga hơn 11 năm chạy thận.

12. Châu Bùi Nữ Vương, Báo Thanh Niên, Tác phẩm:Quyết không bỏ nghề khi thấy học trò tập gõ chữ trên bàn phím hư.

13. Châu Bùi Nữ Vương, Báo Thanh Niên, Tác phẩm:Hành trình dạy học hạnh phúc của thầy giáo trẻ ở vùng khó khăn

14. Châu Bùi Nữ Vương, Báo Thanh niên, Tác phẩm:Thầy giáo trẻ vùng quê không để học sinh bỏ học giữa chừng.

15. Lê Dung. Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tác phẩm:Tình yêu nghề mãnh liệt của cô giáo nơi "rừng sâu nước độc" 

16. Lê Dung. Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tác phẩm:Nhiệt huyết thanh xuân của thầy giáo Bản Lẹ 

17. Lê Dung. Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Tác phẩm:Cô giáo "gieo chữ" ở Bát Mọt và niềm hạnh phúc giản dị. 

18. Hoàng Thị Ngọc Trang, Báo Giáo dục và Thời đại, Tác phẩm: Cô giáo 9x dạy trò làm đồ dùng học tập bổ trợ học môn Lịch sử.

19. Ngô Chuyên, Báo Giáo dục và Thời đại, Tác phẩm: "Người mẹ giầu" của học trò nghèo dân tộc

20. Ngô Chuyên, Báo Giáo dục và Thời đại, Tác phẩm:Thầy giáo 9x gắn bó với học sinh nghèo người dân tộc thiểu số

21. Đào Thị Thạnh, Báo QĐND, Tác phẩm: "Ngã ở đâu thì đứng dậy chỗ đó"

22. Đào Thị Thạnh, Báo QĐND, Tác phẩm:"Gieo chữ" trên non

23. Thiều Trang - Hải Danh - Đinh Hiệp, Báo Lao động, Tác phẩm: Từ chối thành thị đủ đầy, hơn 20 năm miệt mài "gánh" chữ lên vùng biên ải. 

24. Hoàng Thị Vân, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương hiệu nông thôn, Tác phẩm:Cô giáo trẻ yêu nghề, dạy giỏi

25. Hoàng Thị Ngọc Trang, Báo Giáo dục và Thời đại, Tác phẩm:Truyền động lực chinh phục tiếng Anh cho học trò vùng xa.

26. Hoàng Thị Ngọc Trang, Báo Giáo dục và Thời đại, Tác phẩm: Mạnh dạn ứng dụng công nghệ số trong tiết dạy ở miền núi. 

27. Phan Linh, Báo Nhân dân, Tác phẩm: Nghị lực "người lái đò" giữa "dòng nước xiết"