“Đã và đang khởi nghiệp với dự án ứng dụng công nghệ blockchain, tôi hiểu rõ những khó khăn và rào cản đang hiện hữu đối với lĩnh vực công nghệ mới. Tuy vậy, những chính sách liên quan lĩnh vực này vẫn chưa thực sự tối ưu và rõ ràng”, CEO trẻ nói.
Vì vậy, anh Trung nhấn mạnh đến vai trò cần có của các chính sách thúc đẩy và hành lang pháp lý rõ ràng để giải quyết vấn đề chảy máu chất xám. Cần có bài toán nắm bắt thời cơ, giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể tận dụng lợi thế sân nhà và yên tâm phát triển từ Việt Nam tiến ra thế giới.
“Đối với tôi, hội nghị mở ra cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức, để thế hệ thanh niên Việt Nam nói riêng và thế hệ trẻ thế giới nói chung được truyền cảm hứng, có cơ hội học hỏi và trao đổi. Từ đó, hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, tìm kiếm những cơ hội phát triển và hợp tác vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ”, anh Trung nói thêm.
Củng cố vị thể nước nhà
Từng học tập và nghiên cứu tại nước ngoài, TS Nguyễn Thành Dương (Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nhận thấy việc tiếp xúc với cộng đồng quốc tế có ý nghĩa to lớn để hình thành kinh nghiệm tiếp cận và giải quyết các vấn đề. Do đó, dưới góc nhìn cá nhân, anh cho rằng, Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 sẽ thúc đẩy vai trò của thanh niên Việt Nam trong cộng đồng quốc tế và giúp họ trở thành công dân toàn cầu.
“Đối với tôi, hội nghị mở ra cơ hội tiếp cận thông tin và tri thức, để thế hệ thanh niên Việt Nam nói riêng và thế hệ trẻ thế giới nói chung được truyền cảm hứng, có cơ hội học hỏi và trao đổi. Từ đó, hiện thực hoá mục tiêu phát triển bền vững thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo; tìm kiếm những cơ hội phát triển và hợp tác vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ”.
CEO Nguyễn Thành Trung, Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng 2021
|
Trước khi tham dự hội nghị, tiến sĩ trẻ và nhóm nghiên cứu của mình đã lên ý tưởng và đang triển khai một vài hướng nghiên cứu có ứng dụng chuyển đổi số trong y học, nông nghiệp. Thông qua các phiên thảo luận tại hội nghị, lắng nghe các chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia, TS Dương kỳ vọng sẽ có thêm nguồn cảm hứng để triển khai các nghiên cứu một cách sâu rộng hơn.
“Tôi tin rằng, việc chia sẻ kiến thức từ các kết quả nghiên cứu này thông qua việc xuất bản bài báo sẽ góp phần vào sự phát triển và ứng dụng hiệu quả của chuyển đổi số trong lĩnh vực khoa học công nghệ, mang lại lợi ích cho cả cộng đồng khoa học và người dân”, TS Dương nói.
Chia sẻ thêm, TS Chu Đức Hà (Trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội) đề cập đến nhiệm vụ của trí thức trẻ trong mục tiêu nâng tầm đối ngoại đa phương của Việt Nam đến năm 2030.
Theo TS Hà, nhiều trí thức trẻ Việt Nam đã được đào tạo ở nước ngoài hoặc có cơ hội tiếp xúc với môi trường quốc tế, giúp họ mang về kiến thức và mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu. Khi họ tham gia vào việc xây dựng và phát triển cộng đồng học thuật sẽ góp vào việc nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam.
Một bộ phận không nhỏ các trí thức trẻ hiện nay đã rất thành công trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế, giúp doanh nghiệp và cộng đồng có được các sản phẩm và giải pháp khoa học tiên tiến. “Song, vẫn còn những trí thức trẻ chưa quyết liệt, táo bạo đề xuất ý tưởng hoặc có phần tự ti về kết quả nghiên cứu. Thông qua hội nghị, tôi tin và hy vọng, trí thức trẻ, thanh niên nói chung sẽ xóa bỏ khoảng cách ấy, tự tin thể hiện mình”, TS Hà nói.
Từ Hội nghị này, TS Hà cho biết sẽ cố gắng tạo ra một môi trường học thuật “mở lòng” đối với sự sáng tạo và đổi mới, giúp thanh niên dám nghĩ khác biệt và đề xuất những giải pháp mới mẻ cho các vấn đề xã hội. Anh mong sẽ khuyến khích, thúc đẩy được các bạn sinh viên thực tập tham gia vào các hoạt động đối ngoại để kiến tạo hình ảnh của một công dân toàn cầu, góp phần vào sự định hình, củng cố vị thế của Việt Nam trong chính trường quốc tế.