Trả lại hàng hoá: Những chiếc váy được đi thuê

(CTG) Sự khao khát quá lớn đối với một số loại mặt hàng đã biến không ít khách hàng nữ trở thành “kẻ lừa đảo”.

Sản phẩm LV tuy thực sự đắt giá và khó để sở hữu, phụ nữ vẫn khao khát những chiếc váy đen nhỏ xinh để diện trong những bữa tiệc trang trọng.

Điều này dẫn đến việc một số chị em mua những chiếc áo dài quyến rũ, tham dự tiệc nhảy thâu đêm và sau đó gấp trả lại những chiếc váy cho cửa hàng, lấy lý do là không vừa ý. Nhằm chắc chắn lấy lại được khoản tiền đã chi, họ thậm chí còn tháo một vài đường nối và phàn nàn rằng hàng hoá có lỗi. Vấn nạn này ngày càng phát triển và trở nên phức tạp. Những nhà bán lẻ gọi trường hợp này là “shopping gian lận”

Việc gửi trả hàng hoá bằng việc gian lận như trên bao gồm cả những hàng hoá bị lấy trộm, những sản phẩm này sau khi bị lấy khỏi giá hàng một cách bất hợp pháp, đã được đưa về lại chính cửa hàng vốn sở hữu chúng kèm những lời phàn nàn và đòi trả lại tiền mua. Vấn nạn này đã khiến những nhà bán lẻ của nước Mỹ tiêu tốn 9,4 triệu đô la năm 2009 và đã tăng lên 14,4 triệu đô la năm 2011, theo báo cáo của Hiệp hội bán lẻ quốc gia Mỹ. Đối tượng hay thực hiện hành vi này nhất là giới phụ nữ đi mua quần áo.

Những cửa hàng online là những đối tượng bị tổn hại đặc biệt từ hành vi này. Không nhiều người chịu chấp nhận mạo hiểm mua những thứ đồ để mặc trên người mà không hề thử trước, do đó những nhà bán lẻ online luôn có những chính sách rất hào phóng trong việc đền bù cũng như bồi hoàn. Tuy nhiên, những thủ đoạn gian lận khác cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Các nhà phân phối đồ điện tử nói rằng một vài người hâm mộ thể thao còn “mượn” những tivi màn hình lớn, độ phân giải cao của họ để xem những trận đấu đỉnh cao và sau đó gửi trả trong 1-2 ngày sau đó.

Theo Tamira King- một chuyên gia của Cranfield School of Management (Anh quốc) thì những người chuyên mua bán gian lận kiểu này ngày càng có tổ chức. Họ đã phát hiện ra rằng nếu liên kết cùng nhau gửi trả những mặt hàng thì sẽ có khả năng thành công cao bởi vì các ông chủ sẽ lo lắng về hình ảnh xấu xí của cửa hàng mình trong mắt công chúng. Tin tức trong các cửa hàng thường lan toả rất nhanh trong đội ngũ nhân viên. Những người gian lận này còn đem những hàng hoá trả lại tới những chi nhánh khác nhau của cùng 1 hãng nhằm tránh việc bị phát hiện là người thực hiện hành vi gian trá này nhiều lần.

Bà King cho biết, nhiều người không coi hành vi của họ là gian lận. Nếu những nhà bán lẻ khờ khạo nhận món hàng lại, họ sẽ nghĩ ràng nên lừa những kẻ ngốc đó nhiều hơn. Một vài cá nhân thậm chí còn tiến thêm một bước là ăn cắp hàng hoá và điều này chắc chắn được coi là một tội nghiêm trọng.

Tuy nhiên các cửa hàng có thể tự bảo vệ được mình. Nhiều chính sách gửi trả hàng hoá đưa ra những yêu cầu quá dễ dãi cho việc trả lại, do đó cần thiết phải xiết chặt hơn những quy định này. Trong năm 2009, Mark & Spencer, một doanh nghiệp bán lẻ tại Anh nổi tiếng với chính sách bồi hoàn đòi hỏi khách hàng phải xem xét kỹ mặt hàng định mua, một khi đã cầm sản phẩm về mà không có thêm câu hỏi gì, cửa hàng hoàn toàn không có trách nhiệm đền bù lại tiền ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, cửa hàng cũng đồng thời giảm khoảng thời gian trả lại hàng hoá từ 90 ngày xuống còn 35 ngày.

Những chính sách này đã làm âm mưu của những người mua hàng hay phàn nàn và la hét không còn hiệu quả như trước, do vậy Mark & Spencer đã phổ biến và giữ chặt chẽ chính sách này xuyên suốt toàn bộ chuỗi cửa hàng bán lẻ của hãng. Nhiều cửa hàng hiện nay cũng đã cài đặt hệ thống nhận dạng nhằm giúp lần ra những kẻ gian lận dễ dàng hơn.

Một sự cân bằng hợp lý là thực sự cần thiết trong vấn nạn này. Dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời có thể giúp nhà bán lẻ vượt trên các đối thủ cạnh tranh, nhưng đồng thời những vị khách hàng có động cơ gian lận lại chẳng tốt đẹp gì cho công việc kinh doanh cả. Do vậy, một vài cửa hàng đã xây dựng chương trình tưởng thưởng cho những hành vi mua sắm tốt.

Tại Lord & Taylor, một cửa hàng trang nhã tại New York, một vị khách hàng tình cờ đến đây đã vô cùng ngạc nhiên khi đuợc chào đón và trao tặng thẻ khách hàng cao cấp. Theo như chủ cửa hàng cho biết, lý do thật đơn giản: Trong 20 năm qua, bà ta chưa hề trả lại bất cứ một món hàng nào!
 
 
Theo Doanhnhan360