[TRỰC TIẾP] Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn đối thoại với đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi trong và ngoài nước

(CTG) Với chủ đề “Khát vọng cống hiến - Lẽ sống thanh niên”, anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh sẽ đối thoại với đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi trong và ngoài nước bắt đầu từ 14 giờ chiều nay 25/3/2022.

 

 

Với chủ đề "Khát vọng cống hiến, lẽ sống thanh niên", Ban Bí thư thư Trung ương Đoàn sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp thắc mắc và tiếp thu đề xuất, kiến nghị, hiến kế của ĐVTN, thiếu nhi trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chương trình cũng thảo luận về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn và ĐVTN nhằm nêu cao khát vọng cống hiến của thanh niên; hiến kế để tổ chức Đoàn tham gia vào quá trình khôi phục và phát triển kinh tế đất nước; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ và phát huy thanh niên; đề xuất các mục tiêu, giải pháp trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian tới phục vụ cho quá trình xây dựng văn kiện Đại hội Đoàn các cấp và thực hiện thắng lợi chương trình công tác Đoàn năm 2022.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trả lời giao lưu.

Chương trình diễn ra với điểm cầu trung tâm tại trụ sở Trung ương Đoàn cùng các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành đoàn và tại nước ngoài. Dự kiến, có 21 tổ chức Đoàn, Hội ở nước ngoài sẽ tham gia kết nối trực tuyến với chương trình.

Các đại biểu tham dự chương trình.

Chương trình được phát sóng trực tiếp tại các trang cộng đồng Facebook, youtube, tiktok và báo điện tử gồm: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, ứng dụng Thanh niên Việt Nam; đồng thời được chia sẻ trên các trang mạng xã hội của Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương và các trang cộng đồng của Đoàn từ cấp tỉnh tới cơ sở.

Tại buổi đối thoại, Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn và các anh, chị trong Ban Bí thư Trung ương Đoàn và đại diện các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp và các câu hỏi được tổng hợp trước. Những câu hỏi chưa được trả lời trong buổi đổi thoại sẽ được đăng tải câu trả lời trên website http://doanthanhnien.vn và các nền tảng số của Đoàn.

14h00 bắt đầu buổi đối thoại:

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trả lời giao lưu.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, chủ trì buổi đối thoại.

Theo tổng hợp của Ban tổ chức đến 13 giờ 30 phút hôm nay đã có hơn 2.000 câu hỏi của đoàn viên thanh niên gửi tới Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Các vấn đề được bạn trẻ quan tâm là việc những giải pháp để hỗ trợ đoàn viên thanh niên trong các nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng mô hình không gian sáng tạo trẻ trong nhà trường, để tạo ra nhiều sản phẩm mang tính trí tuệ, công nghệ cao của thanh niên, sinh viên.

Làm thế nào để có thể cổ vũ tinh thần và khát vọng cống hiến của thanh niên Việt Nam đang công tác, học tập tại nước ngoài một cách mãnh mẽ hơn nữa, hiệu quả, thực chất hơn nữa, ngày càng có nhiều bạn thanh niên, sinh viên về nước làm việc để cống hiến trực tiếp nhiều hơn cho tổ quốc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, trong năm 2022 và những năm tiếp theo Trung ương Đoàn và các tổ chức của Thanh niên Việt Nam đã và đang có những chương trình, đề án, giải pháp gì để tiếp tục khơi dậy, cổ vũ và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế ở nước ta?

Bên cạnh đó các bạn đoàn viên thanh niên cũng quan tâm đến việc Trung ương Đoàn sẽ có những hỗ trợ như thế nào để ý tưởng sáng tạo của Thanh niên được triển khai, thực hiện đi vào thực tế. Trung ương Đoàn sẽ có những phương án, định hướng như thế nào để phát huy vai trò của thanh niên trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, nhất là việc chuyển đổi số trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đoàn viên thanh niên nông thôn.

Đặc biệt, nhiều bạn trẻ quan tâm đến những giải pháp để khơi dậy khát vọng và lẽ sống cho người trẻ. Tổ chức Đoàn sẽ có những giải pháp như thế nào để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ Gen Z để họ cống hiến tài năng, làm giàu cho bản thân và cho Tổ quốc?

Các điểm cầu theo dõi trực tuyến trong cả nước.

Khát vọng cống hiến

Mở đầu đối thoại, bạn Nguyễn Thành Trung - Bí thư Đoàn trường THPT Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đặt câu hỏi: Trong thời gian tới T.Ư Đoàn có những giải pháp gì để hỗ trợ đoàn viên thanh niên trong các nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng mô hình không gian sáng tạo trẻ trong nhà trường, để tạo ra nhiều sản phẩm mang tính trí tuệ, công nghệ cao của thanh niên, sinh viên?

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn phối hợp với ngành Giáo dục, ngành Lao động để có đồng hành, hỗ trợ trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cho các bạn trẻ. Đến nay, sự phối hợp đó ngày càng hiệu quả hơn.

Năm 2021, T.Ư Đoàn có chương trình phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH. Trong chương trình phối hợp đó, có 5 nhóm vấn đề tập trung triển khai, cụ thể: Tuyên truyền vận động để thanh thiếu nhi nhận thức được vai trò của việc học, nhất là trong giai đoạn khoa học công nghệ hiện nay. Không chỉ các bạn, chúng tôi - những người đang đối thoại các bạn, cũng phải học hàng ngày; Tạo môi trường thuận lợi, đủ đầy hơn để đoàn viên, thanh thiếu nhi về điều kiện học tập, cơ hội tiếp cận giáo dục. Như thời gian qua, dịch COVID-19, có những câu chuyện xúc động, ba ngành chúng tôi đã triển khai nhiều chương trình giúp các bạn trẻ tiếp cận việc học tập như: Chương trình Sóng, máy tính cho em; trang bị không gian đọc, không gian sáng tạo; hỗ trợ các gói học bổng, thư viện cho em...

"Chúng tôi có kiến nghị trên cơ sở đề xuất của thanh thiếu nhi đến ngành Giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục học tập để theo hướng người học là trung tâm. Trong 3 năm vừa qua, nhiều không gian sáng tạo được thành lập trong trường học; Tổ chức những giải thưởng tôn vinh, sân chơi khoa học sáng tạo để phát huy sức sáng tạo; kết nối biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực; cũng như cổ vũ niềm đam mê sáng tạo của các bạn trẻ; Tổ chức Đoàn phải tạo được cơ chế đồng hành với các bạn để đưa kết quả nghiên cứu, ý tưởng sáng tạo được phô diễn trên không gian số như app Thanh niên Việt Nam...", anh Tuấn nói.

Có mặt trong hội trường buổi đối thoại, bạn Nguyễn Văn An - đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty cổ phần Sách và Hành động - đề nghị Bí thư thứ nhất chia sẻ những việc Đoàn thanh niên sẽ triển khai để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức, nhất là việc đổi mới sáng tạo trong học tập và khởi nghiệp?

Anh Nguyễn Anh Tuấn đã chúc mừng Sách và Hành động đã thành doanh nghiệp hữu ích trong việc cổ vũ các bạn trẻ vươn lên đỉnh cao trí thức cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Theo Bí thư, để sáng tạo chúng ta phải có trí thức, hiểu biết về lĩnh vực và đau đáu để tìm ra giải pháp hữu ích, phương án tối ưu hơn. Nếu không đọc, không tiếp cận trí thức của nhân loại, thì rất khó để sáng tạo. Chúng ta biết nhiều câu chuyện của các bác nông dân, bạn thanh niên vùng sâu xa, tuy không đến trường học các khoá đào tạo chính quy, nhưng họ đọc và tiếp cận từ rất nhiều nguồn.

Vấn đề quan tâm hiện nay là nâng cao khả năng tiếp cận trí thức của người trẻ, thông qua các phương thức khác nhau như sách hay đọc trực tuyến.

Thứ hai là phải có cơ chế kết nối, ví dụ như giải quyết điều trị từ xa cho F0 thì các bạn công nghệ, y tế vào cuộc có sáng kiến giải quyết. Phải đặt hàng, kết nối các ý tưởng với nhau, tổ chức các cuộc thi, sàng lọc để có những sáng tạo tốt nhất.

Thứ 3 là người sáng tạo vui nhất khi sáng kiến, ý tưởng được trân trọng, phát triển thêm và nhìn thấy thành quả qua việc áp dụng vào thực tiễn. Chúng tôi cũng thừa nhận dù đã cố gắng nhưng thời gian qua chưa thực hiện tốt. Mục tiêu là 5 triệu ý tưởng sáng tạo, mỗi năm có 10% ý tưởng được kết nối đưa vào thực tiễn. Chỉ tiêu thứ 1 cuối nhiệm kỳ sẽ đạt được, nhưng chỉ tiêu thứ 2 ước lượng chỉ đạt 70-80%, cần phải cố gắng hơn thời gian tới.

Sáng tạo trên nền tảng trí thức có tính rủi ro rất cao, như lĩnh vực khởi nghiệp hay nói phải liều mới được nhiều. Thông thường chỉ 2% các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp thành công trên thế giới, ở Việt Nam theo thống kê của Bộ KH-ĐT khoảng 7 - 8%, đây là con số rất cao.

Theo anh Tuấn, bằng chính câu chuyện của các bạn như An, bằng các thành công và cả thất bại sẽ thuyết phục các bạn thanh niên quyết tâm hơn trên con đường chinh phục tri thức và dấn thân, sáng tạo.

"Trung ương Đoàn cũng đang “nợ” chưa ra mắt được Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nhưng cũng đáng mừng là các địa phương, bộ ngành đã triển khai rất tốt qua các quỹ uỷ thác, các cuộc thi với vốn tài trợ... Bên cạnh đó, cần có thiết chế về pháp lý để hỗ trợ cho các dự án sáng tạo, vì 3 năm đầu các dự án rất nhiều chông gai, những hỗ trợ ban đầu là rất cần thiết. Chúng tôi đang thực hiện chiến lược thanh niên 2022 – 2030 và đang trình lên Chính phủ, trong đó có nội dung hỗ trợ khởi nghiệp.

“Muốn đi nhanh phải đi 1 mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau”, chúng tôi kêu gọi cộng đồng khởi nghiệp kết nối và cùng hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau để ngày càng tốt hơn lên", Bí thư Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Trực tiếp theo dõi đối thoại trực tuyến từ Singapore, bạn Nguyễn Thảo Nhi, đại diện Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore đặt câu hỏi với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn.

Thưa anh, làm thế nào để có thể cỗ vũ tinh thần và khát vọng cống hiến của thanh niên Việt Nam đang công tác, học tập tại nước ngoài một cách mãnh mẽ hơn nữa, hiệu quả, thực chất hơn nữa, ngày càng có nhiều bạn thanh niên, sinh viên về nước làm việc để cống hiến trực tiếp nhiều hơn cho Tổ quốc ?

Anh Nguyễn Anh Tuấn: Cám ơn câu hỏi của Thảo Nhi! "Tôi nhớ lại cách đây 12 năm, trong chương tình đối thoại của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Đại học Quốc gia Hà NỘi cũng có 1 câu hỏi tương tự như thế này", anh Tuấn chia sẻ.

Bạn Nguyễn Thảo Nhi, đại diện Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore đặt câu hỏi với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn.

Trong bối cảnh hiện nay, Thảo Nhi cứ yên tâm, thời đại biên giới mềm, du học sinh, trí thức trẻ ở đâu trên thế giới cũng có thể đóng góp được cho đất nước, không nhất thiết phải về nước. Nhưng nếu về nước làm việc thì đóng góp được trực tiếp đươc nhiều hơn, tính lan tỏa cao hơn.

Trong thời gian vừa qua, Trung ương Đoàn đã thành lập nhiều hội sinh viên ngoài nướ. Đến nay đã có 4 ban cán sự Đoàn và 21 Hội sinh viên ở nước ngoài. Trung ương Đoàn cũng thành lập được mạng lưới , diễn đàn tri thức trẻ VN toàn cầu, Tôi cho rằng đây là cơ chế quan trọng để Trung ương Đoàn nắm bắt được thông tin, kết nối với các bạn sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam ở người ngoài, kêu gọi các bạn đóng góp vàp các công việc chung của đất nước.

Hiện nay, Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu tổ chức thường niên tháng 12 hàng năm. Nhưng trước đó sẽ có 40 diễn đàn nhỏ để thu thập ý kiến của các bạn trên nhiều linh vực. Chương trình này không chỉ có T.Ư Đoàn mà được Bộ Ngoại giao ủng hộ, tạo điều kiện nguồn lực, kết nối.

Qua 4 lần tổ chức diễn đàn này, chúng tôi đã chuyển giao được 28 đề tài, ý tưởng của các bạn sinh viên, trí thức trẻ ở nước ngoài cho cơ quan trong nước, doanh nghiệp lớn.

Chúng tôi đang đề xuất Bộ KH-CN hỗ trợ các bạn nghiên cứu theo 4 nhóm : hoa học vũ trụ, y sinh, chuyển đổi số và khoa học con người; hỗ trở ở đây là có kinh phí cấp theo nhiệm vụ đặt hàng.

Nỗ lực của T.Ư Đoàn trong lĩnh vực này cũng được đền đáp, toàn bộ việc điều hành thì giao lại cho các bạn tri trức trẻ ngoài nước và sáng kiến của các bạn là vô tận

Quan điểm chung của Đảng và nhà nước luôn khuyến khích hoan nghênh các bạn tích cực đóng góp cho đất nước dù ở trong nước hay ngoài nước. Nhưng tôi thấy cũng có nhiều bạn trẻ nước ngoài cũng đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh, khởi nghiệp thì không có lý gì các bạn không về nước làm việc. T.Ư Đoàn sẽ duy trì kết nối với các bạn và tập hợp ý kiến đóng góp từ các bạn để tham vấn Chính phủ cũng như các cơ quan trong nước.

Cám ơn bạn Thảo Nhi và hẹn gặp lại bạn ở diễn đàn cuối năm nay.

Các bạn Nguyễn Thị Thương (Bí thư Đoàn TT.Ba Sao, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đặt câu hỏi về giải pháp giúp học sinh hướng nghiệp ngay từ đầu để học sinh có thể chọn đúng ngành nghề mình đã chọn và có việc làm đúng ngành được đào tạo khi tình trạng hiện nay là đa số sinh viên ra trường đa số đều không làm việc theo ngành đã đào tạo mà đa phần là đi làm nghề khác.

Trả lời câu hỏi này, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn nói khi nghe câu này cũng "giật mình" vì anh cũng đang làm không đúng ngành được đào tạo khi anh học về tài chính ngân hàng nhưng lại làm công tác Đoàn. Dù vậy, anh Tuấn đánh giá, về mặt xã hội đây đúng là vấn đề đáng suy nghĩ.

Theo anh Tuấn, vào năm 2008 đây đúng là vấn đề của cả xã hội khi nhiều bạn chọn nghề ngẫu nhiên, định hướng nghề nghiệp không cao, phân luồng giữa cao đẳng nghề, trung cấp nghề rất yếu. “Đa số muốn đổ xô vào học đai học mà chưa biết có được làm đúng nghề đúng ngành không. Rồi không vào đại học thì không học nghề mà đi làm lao động phổ thông. Điều này khiến tỉ lệ lao động qua đào tạo của nước ta khi đó rất thấp, chỉ 18,5%”, anh Tuấn thông tin.

Tuy nhiên, theo anh Tuấn, khi có luật Giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ phân luồng hiện nay đã hơn 90%. Việc chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông đã tốt hơn nhiều. Nhiều đơn vị của Đoàn, các trường cũng có định hướng cho các em rất sớm, từ cuối lớp 11. Trong 2 năm vừa qua, việc định hướng nghề nghiệp đã hướng tới đối tượng lớp 8 lớp 9. “Điều bạn Thương nói về việc các bạn học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngẫu nhiên, không định hướng đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn và hệ lụy, lang phí cho cả xã hội và cá nhân các bạn khi mất đi cơ hội nghề nghiệp việc làm”, anh Tuấn nói.

Trong thời gian, anh Tuấn cho biết, Trung ương Đoàn đang tiếp tục hoàn thiện phần mềm trợ lý ảo test về xu hướng nghề nghiệp. Những bạn học sinh cuối cấp 2 và cấp 3 sử dụng có thể biết được sự phù hợp nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn cũng sẽ đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp theo phối hợp với ngành GD-ĐT và LĐ-TB-XH.

Bí thư thứ Nhất cũng cho biết, Trung ương Đoàn cũng sẽ làm tốt hơn công tác giới thiệu việc làm và kỹ năng nghề cho các bạn thanh niên. Theo anh Tuấn, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều nước khi nhiều người tốt nghiệp xong, làm đúng nghề nhưng kỹ năng nghề không tốt rồi các kỹ năng mềm… "Nghề nghiệp của 1 bạn thành niên không chỉ phụ thuộc vào nhà trường, Đoàn mà còn gia đình và chính nhận thức của bạn thanh niên đó", anh Tuấn nhấn mạnh.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cũng kêu gọi các bạn đoàn viên, thanh niên chọn được con đường đi đúng, phù hợp cho mình. Theo anh Tuấn khi không có mong muốn khẳng định trong những công việc nhỏ, việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ chệch hướng, không lựa chọn đúng. Và khi không đúng đắn lựa chọn đầu tiên thì sẽ không như mong muốn chứ chưa nói đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho đất nước. “Không quan trọng làm gì, giữ vị trí gì mà quan trọng đóng góp được gì nơi chúng ta học tập, công tác”, anh Tuấn chia sẻ.

Bạn Hồ Xuân Vinh - 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu VN năm 2021 - hỏi trong thời gian sắp tới, Đoàn các cấp có chính sách cụ thể gì để hỗ trợ thanh niên nông thôn tiếp cận 4.0 trong lập nghiệp, khởi nghiệp trong địa bàn nông thôn để tăng giá trị nông sản VN?

Chúc mừng vinh dự của bạn Vinh, Bí thư Nguyễn Anh Tuấn cho biết, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng gương mặt trẻ, anh rất ấn tượng với Vinh khi đã tốt nghiệp thạc sĩ, có việc làm tốt nhưng vẫn quay về quê hương phát triển sản phẩm từ các phụ phẩm - hướng đi đúng trong phát triển kinh tế xanh.

Dẫn lại câu chuyện đi thăm mô hình nuôi cá rô phi tại Hải Dương mới đây, anh Tuấn cho biết, đây là mô hình nuôi “sông trong ao” nên chất lượng kinh tế rất cao, giá thành xuất khẩu là 5,8 USD/kg phi lê, nuôi dễ hơn cá tra; chưa kể phần phụ phẩm được chế biến thành nano canxi, nước lẩu, vẩy được chế biến thành snack cho thú cưng xuất khẩu đi châu Âu. Như vậy, chỉ 1 kg cá rô phi mang lại kinh tế 260.000 đồng, mỗi con cá 7 kg mang lại gần 2 triệu đồng.

"Tôi muốn kể lại để các bạn thanh niên có thể học hỏi các mô hình này để có ý tưởng tốt hơn thời gian tới. Để chuyển đổi số thành công phải có 3 yếu tố: số hoá dữ liệu toàn bộ tạo thành dữ liệu lớn; con người số đủ năng lực tham gia quá trình vận hành; thể chế và cơ chế pháp lý", anh Tuấn chia sẻ.

Hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về số hoá toàn bộ dữ liệu tài nguyên. TƯ Đoàn cũng đang số hoá toàn bộ 63 tổ chức đoàn thành viên tại các địa phương. Đầu tháng 4 sẽ trình ký Đề án nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam 2022 - 2030. Nếu không có năng lực số cũng không có năng lực sáng tạo, không tham gia và vận hành được vào quá trình chuyển đổi số hiệu quả.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Bộ NN-PT-NT đã có đề án chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, hình thành các HTX, cơ sở chế biến sâu. Đặc biệt là đào tạo và nâng cao năng lực số cho người nông dân, thanh niên nông thôn muốn tiến lên làm kinh tế nông nghiệp, chứ không đơn thuần chỉ sản xuất hàng hoá.

"Đừng coi thường các bác anh chị nông dân, như đợt dịch vừa qua rất nhiều người livestream bán hàng, tổ chức homestay thành công... Tôi tin năm 2022 sẽ có bước phát triển nhảy vọt trong chuyển đổi số, trong đó có chuyển đối số trong nông nghiệp”, anh Tuấn khẳng định.

MC đặt câu hỏi trực tiếp: Xin hỏi ảnh Tuấn, khi anh 18 - 20 tuổi, anh khát vọng điều và bây giờ là giờ là Thủ lĩnh thanh niên Việt Nam thì anh khát vọng của anh là gì?

Đây là câu hỏi khó! Tôi nghĩ định hình khát vọng 18 tuổi thì chưa rõ ràng. Khi đấy có lẽ chỉ là đam mê, mong muốn thôi. Còn bây giờ khát vọng định hình rõ ràng hơn.

18 tuổi, tôi học lớp 12, dân chuyên Lý, ước mơ lớn nhất là học ngành Vật lý địa cầu. Tôi mê thiên văn học, khoa học vũ trụ. Cuốn sách đọc nhiều đến bât giờ vẫn là cuốn: Hố đen và vũ trụ.

Quay trở lại câu chuyện định hướng, lựa chọn nghề nghiệp. Gia đình muốn tôi học ngành sư phạm vật lý, tôi thích ngành vật lý địa cầu. Nhưng điều kiện nghiên cứu khi đó ở Việt Nam chưa đầy đủ. Khi phải chọn giữa 2 phương án, tôi quyết định học Ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi cũng có một thời gian làm thầy giáo ở ĐH Kinh tế Quốc dân, sau đó mới về công tác ở T.Ư Đoàn.

Còn khát vọng của tôi bây giờ cũng là hòa chung vào khát vọng của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay thôi. Tôi mong được đóng góp sức lực, trí tuệ của mình để đóng góp cho đất nước. Tôi quan niệm nằng, mình phải cố gắng làm việc, hoàn thiện mình mỗi ngày. Ngày hôm nay mình phải làm việc tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai phải làm việc tốt hơn ngày hôm nay, chỉ cần công việc mình đang làm, mình luôn trăn trở, đau đáu suy nghĩ, cố gắng làm việc nhất từng ngày thì đấy là cách để thể hiện đam mê khát vọng của mình.

Tôi cho rằng, các bạn trẻ đừng suy nghĩ, mình làm phải làm chức to, làm những công việc thật lớn lao mới là đóng góp cho đất nước mà ngay trong công việc hàng ngày, mình hãy cố gắng sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất thì cũng là đang góp phần đóng góp cho xã hội, dựng xây đất nước rồi.

Kết nối GenZ

Bạn Hồng Trường Trinh, Đoàn cơ sở X.Ninh Hòa, tỉnh Bạc Liêu, nêu câu hỏi về những đổi mới trong phương thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao lý tưởng cách mạng cho thế hệ “Gen Z” để họ cống hiến tài năng, làm giàu cho bản thân và cho tổ quốc.

Theo anh Nguyễn Anh Tuấn chúng ta bước sáng giai đoạn mớ khi xã hội cởi mở và tôn trọng tính cá nhân của mỗi người. Theo anh Tuấn, nếu các bạn Gen Z không mong muốn khẳng định cái tôi một cách tốt đẹp mới là đáng lo. Và điều quan trọng là làm thế nào để cái tôi phát huy đúng lúc, đúng nơi, mang giá trị cho cá nhân, gia đình bạn đó cho cộng đồng, đất nước.

Không đồng tình với đánh giá cho rằng, Gen Z thường khẳng định cái tôi quên giá trị cộng đồng, anh Tuấn cho rằng, câu chuyện chống dịch 2 năm vừa qua, cho thấy mong muốn khẳng định cái tôi của các bạn trẻ đã hòa chung vào dòng chảy chung như thế nào. “Nhiều bạn dùng tiền tiết kiệm đóng góp phòng chống dịch, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu. Những bạn Gen Z xin phép, thậm chí trốn bố mẹ tham gia các đôi hình tuyên truyền, hỗ trợ F0, hỗ trợ phòng, chống dịch,… Chúng ta thấy khi tổ quốc, đất nước cần các bạn cũng biết đặt cái tôi vào dòng chảy chung của đất nước. Tôi tin các bạn ấy tự hào về bản thân”, anh Tuấn nói.

Về giải pháp, anh Tuấn cho biết, các cấp Đoàn có trách nhiêm hơn trong việc tạo ra môi trường, dòng chảy chung để từng cái tôi của các bạn Gen Z như giọt nước hòa vào dòng chảy chung để cùng đi ra biển lớn. Anh Tuấn cho biết, Trung ương Đoàn cũng đang trăn trở về vấn đề này để xây dựng văn kiện trình Đại hội Đoàn lần thứ XII vào cuối năm nay nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, xây dựng nhiệt huyết trong các bạn Gen Z phát huy tốt hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Bí thư thứ nhất lưu ý, hiện nay, không nên giáo dục các bạn trẻ theo phương pháp dạy dỗ, 1 chiều, đẩy thông tin từ trên xuống, lôi các bạn đến hội trường đóng cửa nói từ sáng đến chiều sẽ không hiệu quả, thậm chí còn phản cảm. 

“Chúng tôi cố gắng thiết kế công việc, giáo dục của Đoàn theo hướng các bạn chủ thể từ thiết kế tới tổ chức. Như thế không chó các bạn phát huy cái tôi của mình. Thử nghiệm 2 năm qua bất cứ hình thức nào tổ chức theo hình thức đó đều hấp dẫn hơn, các bạn đều trưởng hành hơn”, anh Tuấn nói.

Bạn Lò Thị Thanh Hợp, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên), chia sẻ là một bác sĩ trưởng thành từ dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nêu lên khó khăn trong thực tế công việc, bạn Hợp hỏi: "Trung ương Đoàn đã có đề xuất chính sách đối với đội ngũ đặc thù này chưa, và sẽ có những chính sách hỗ trợ gì để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tại những nơi khó khăn của Tổ quốc?"

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, những hy sinh thầm lặng của bạn Hợp cũng như các y bác sĩ trong đại dịch Covid-19 đã mang lại cuộc sống bình yên cho người dân. Cũng theo anh Tuấn, các cơ chế chính sách để hỗ trợ về thu nhập, điều kiện công tác cho y bác sĩ đã được các cơ quan ban ngành ban hành, song vẫn cần sửa đổi thêm. "Tôi đã bàn với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, và Trung ương Đoàn sẽ ký kết với Bộ Y tế chương trình hợp tác đầu tháng 4 tới", anh Tuấn nói.

Thứ nhất, khó khăn về lương, thu nhập của y bác sĩ vùng sâu vùng xa không quá lớn, vì đảo bảo mặt bằng chung so với cả nước. Nhưng khó khăn lớn nhất là bị mai một nghề nghiệp, cơ hội để tiếp cận các tiến bộ y học hiện đại rất ít, ít được mổ các ca chuyên sâu... Đây là vấn đề không chỉ của vùng sâu xa mà cả các tuyến y tế cơ sở. Các y bác sĩ không phải sợ vì phải đi về vùng khó khăn hay trạm y tế, mà sợ mai một nghề nghiệp. TƯ Đoàn đã kiến nghị Bộ Y tế để đội ngũ y bác sĩ sẽ được thường xuyên đào tạo nâng cao nghề nghiệp, trên các nền tảng trực tuyến.

Thứ 2 cần phải tháo gỡ về cơ chế luân chuyển, không thể bắt một y bác sĩ phải về phường làm 3 năm hay thậm chí 30 năm. “Những y bác sĩ như bạn Hợp còn phải thích nghi với văn hoá địa phương, không chỉ là khám chữa bệnh mà còn y tế dự phòng, trong khi không được trang bị hay chi trả phụ cấp để tuyên truyền, thay đổi thói quen sinh hoạt. Vẫn còn những hủ tục rất lạc hậu mà khi có chuyện mới gọi bác sĩ thì đã muộn. Sắp tới sẽ có phối hợp giữa huyện đoàn, xã đoàn và bệnh viện tuyến huyện, xã để tuyên truyền cho bà con, tránh quá tải cho hệ thống y tế”, anh Tuấn nói.

Bí thư thứ nhất cũng cam kết các hoạt động gặp mặt, tuyên dương các tấm gương y bác sĩ tại vùng sâu xa thường xuyên hơn, có các kênh kết nối nâng cao y nghiệp. Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ cũng đã có cam kết các nội dung này với Trung ương Đoàn.

Đặt câu hỏi trực tuyến, chị Trần Thị Hà Thanh, Bí thư Đoàn Khối Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh hỏi: Trong thời gian qua, việc sử dụng mạng xã hội trong việc kết nối và phát huy tình nguyện viên trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã đạt được những kết quả ban đầu tại TP.HCM cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Xin đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết chủ trương của Trung ương Đoàn về việc kết tập và tiếp tục phát huy tình nguyện viên đã tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới?

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong thời điểm cam go nhất khi TP.HCM đang giãn cách toàn xã hội khoảng 7.2021. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong đi lại nhưng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đã cho phép kết nối với tình nguyện viên, với bác sĩ đang ở trong các khu thu dung điều trị.

"Tôi cũng ấn tượng với sáng kiến tình nguyện của TP.HCM. Sau đó, Hà Nội cũng có kết nối trực tuyến, người F0 khỏi bệnh hỗ trợ cho người F0 mới nhiễm. Hội Thầy thuốc trẻ VN kết mạng lưới bác sĩ trẻ đồng hành kết nối hỗ trợ F0. Mạng lưới này đến nay vẫn duy trì hiệu quả, đã có 40 triệu phút gọi tư vấn", anh Tuấn nói

Theo anh Tuấn, ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin là phương thức tình nguyện mới, đúng với tinh thần là tiên phong, sáng tạo, thích ứng với đại dịch Covid-19 và chỉ có chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin mới giúp chúng ra giải quyết được nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua.

Theo đó, từ cuối năm 2021, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ hình thức tình nguyện kết nối qua mạng xã hội, T.Ư Đoàn đã có phần mềm: tinhnguyen.doanhtnahnien.vn. Trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tới đây thì phương thức này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

"Trong Chiến lược phát triển thanh niên 2021 - 2030, chúng tôi đang xây dựng đề án nâng cao năng lực kết nối tình nguyện Việt Nam, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số là giải pháp cốt lõi để tình nguyện phát triển bền vững bững, làm sao để các tình nguyện đến đúng địa chỉ, thu hút sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề của bà con nhân dân ở vùng sâu vùng xa, vùng thiên tai", anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

"Bạn Hà Thanh cũng thấy, tình nguyện trong chương trình: Tiếp sức mùa thi, ban đầu chỉ là sinh viên khóa trước hỗ trợ khóa sau. Nhưng sau đó, màu áo tình nguyện đã có công an, của các nhà thu hành, thậm chí là các chủ nhà trọ... Như thế, phong trào tình nguyện đã được lan tỏa và việc kết nối qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi cũng là giải pháp để chúng ta từng bước xây dựng xã hội tình nguyện theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước", anh Tuấn nói.

Bạn Nguyễn Văn Chung, Vạn Ninh, Khánh Hòa đặt câu hỏi về giải pháp thông tin về tình hình chủ quyền biển đảo của đất nước, nhất là tình hình Biển Đông khi các trang thông tin của Đoàn hiện nay chưa thấy đề cập nhiều và chưa đăng tải các thông tin về vấn đề này một cách kịp thời để định hướng cho thanh niên, khiến nhiều bạn lại tiếp cận với những thông tin không chính thống, sai sự thật, thậm chí bị lôi kéo, kích động.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, về việc bạn Chung nói Đoàn không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin thì phải chia sẻ thật rằng thông tin liên quan quốc phòng, an ninh là thông tin tuyệt mật, tối mật. Còn những thông tin công bố được thì đài truyền hình, kênh thông tin quốc gia đều đăng tải. Trung ương Đoàn có đăng tải cũng chỉ đăng tải lại để đến được rộng rãi hơn với thanh niên. “Còn báo cáo thật với bạn Trung ương Đoàn không sản xuất được thông tin liên quan tới Trường Sa để cung cấp cho bạn”, anh Tuấn nói.

Với thông tin mà bạn Chung nêu cho rằng, khi có thông tin không chính thống về vấn đề chủ quyền biển đảo Đoàn không kịp thời đấu tranh, phản bác thông tin đó, anh Tuấn cho rằng, rất nhiều thanh niên có đủ năng lực nhận biết thông tin được công bố là chính thống hay không. “Chỉ cần nhìn cắt ghép, cách bình luận, đưa đẩy thông tin biết ngay là không chính thống chứ không cần nghiên cứu kỹ nội dung”, anh Tuấn nói và đề nghị, các bạn thanh niên không chia sẻ, không cần bình luận vì bình luận nhiều thì theo thuật toán của Facebook, thông tin đó càng nổi, càng nhiều người biết. Anh Tuấn cũng đề nghị các bạn thanh niên khi gặp thông tin như vậy thì gửi về cho Trung ương Đoàn qua app Thanh niên Việt Nam.

Nói về trách nhiệm của thanh niên đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho rằng, mỗi người cố gắng học hành cho ngon lành, học hành cho tốt, rèn luyện chiến đấu vững vàng. Vì đất nước không giàu mạnh, tiềm lực quân sự quốc phòng không tốt tất yếu sẽ có đe dọa về quốc phòng an ninh. Muốn đất nước giàu mạnh, theo anh Tuấn, mỗi người phải cố gắng trong học hành, lao động, công tác.

Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng lưu ý thanh niên, đoàn viên luôn giữ bàu nhiệt huyết, trái tim nóng nhưng cái đầu lạnh để phản ứng với thông tin sai lệch. “Đặc biệt là luôn có niềm tin, suy nghĩ tích cực. Chúng ta lo 1, quân đội lo 10, lo 100, còn Đảng, Nhà nước lo 1.000, 1 triệu”, anh Tuấn nói, khi nào cần sự tham gia của các thanh niên thì Đoàn Thanh niên, các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sẽ kêu gọi, huy động để các bạn tham gia công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Anh Tuấn cũng cho rằng, khi mình đã có tình cảm, đau đáu với chủ quyền đất nước, thì nên học nhiều hơn, tìm hiểu thông tin nhiều hơn, liên quan tình hình Biển Đông, để không chỉ bản thân mình không tin thông tin bịa đặt mà còn phải có kiến thức để chia sẻ lại cho bạn bè, người thân, để họ yên tâm chuyện đó.

Anh Tuấn cũng kể chuyện của bố anh, khi mới nghỉ hưu hay tiếp cận thông tin không chính thống về tình hình Biển Đông, sinh ra tâm lý hoang mang lo lắng. “Tôi cũng làm tuyên truyền viên, gửi cho phim về tiềm lực quân đội nhân dân Việt Nam, rồi gửi cho ông xem thêm phim tài liệu về Trường Sa. Đần dần bây giờ yên tâm hơn, tiếp cận thông tin sai không còn hoang mang nữa”, anh Tuấn chia sẻ.

Từ đó, anh Tuấn đề nghị, đoàn viên, thanh niên “đừng ngồi chờ Đoàn phải cung cấp thông tin”. “Chúng tôi sẽ hết sức cung cấp thông tin nhưng thanh niên có kiến thức, kỹ năng thì cố gắng tiếp cận các thông tin chính thống rồi lan tỏa thông tin đó tới những người khác”, Bí thư thứ Nhất nêu.

Tuổi trẻ phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Câu hỏi đến từ bạn Đồng Văn Hùng - chủ kênh fanpage, YouTube “Ẩm thực mẹ làm” (fanpage 687.000 lượt theo dõi, YouTube 998.000 lượt đăng ký): "Xin anh cho biết, hiện nay Đoàn đang triển khai những nội dung gì nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, quảng bá giá trị văn hóa, tâm hồn, bản sắc của người Việt Nam đối với quốc tế, nhất là trong kỷ nguyên số."

Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn: Chúc mừng bạn đã có 1 cách tiếp cận rất hay và sáng tạo để quảng bá giá trị văn hóa, tâm hồn, bản sắc của người lan tỏa đến cộng đồng. Trong 35 năm đổi mới vừa qua, sự phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Nhiều nơi văn hóa còn bị xem nhẹ.

Câu hỏi đặt ra là làm sao để phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc nhưng vẫn tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại làm sao để tạo nên 1 nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Tôi cho rằng, trong vấn đề này, vai trò của thanh niên là hết sức quan trọng.

Để đánh giá 1 quốc gia hùng cường không chỉ đo bằng kinh tế, đo bằng GDP mà còn được đo bằng sức lan tỏa của văn hóa. Đây cũng là 1 vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm và đã được đề cập đến trong định hướng giai đoạn 2015-2030.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, tổ chức Đoàn đã có nhiều giải pháp để phát huy phát huy vai trò của thanh niên trong gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc thông qua 1 trong 3 chương trình lớn, đó là “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. Dự thảo văn kiện dự kiến tiếp tục duy trì chương trình này trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động để phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển văn hoá.

Những phần việc mà Trung ương Đoàn sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới đó là:  Xây dựng văn hóa trong Đoàn: tác phong lề lối, tác phong làm việc, những tác phong, nề nếp văn hóa cần có trong các hoạt động. Tổ chức phải là tổ chức văn hóa. Chúng tôi đang thực hiện và quyết tâm thực hiện vấn đề này.

Tổ chức các diễn đàn để những người trẻ đang trăn trở về văn hóa như bạn Hùng có nơi để đóng góp ý kiến, xây dựng văn hóa đất nước như: diễn đàn “Chấn hưng văn hoá trong kỷ nguyên số”. Hiện T.Ư Đoàn đang có kế hoạch tổ chức nhiều diễn đàn và 1 cuộc thi về phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Gửi câu hỏi qua video tới cuộc đối thoại, ca sĩ Tùng Dương đề nghị anh Tuấn cho biết về kế hoạch, chiến lược để “dẫn đường chỉ lối” cho hàng triệu thành niên Việt Nam trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa Việt Nam và tiếp thu giá trị văn hóa thế giới.

Đánh giá câu hỏi của ca sĩ Tùng Dương là "vấn đề khó", anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, để chỉ lối dẫn đường cho thanh thiếu nhi Việt Nan về văn hóa thì Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không làm được.

Tuy nhiên, anh Tuấn cho rằng, điều đầu tiên và tốt nhất có thể làm là học theo Bác Hồ. “Học theo Bác về tư tưởng, phong cách thì mỗi người chúng ta sẽ trở thành người có văn hóa kể cả văn hóa dân tộc lẫn văn hóa thế giới”, anh Tuấn nói và cho biết, tới đây, Trung ương Đoàn tiếp tục thực hiện vận động học tập, làm theo theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. “Đây là việc phải làm kiên trì sao cho mỗi người phải học theo Bác, làm theo Bác ở bất kỳ cương vị nào chứ không phải làm theo trào lưu, kỳ cuộc rồi mỗi năm tuyên dương 1 lần”, anh Tuấn nói và thông tin, hiện nay Trung ương Đoàn đang thiết kế để việc học theo Bác thường xuyên, liên tục, bền vững hơn.

“Hy vọng sẽ có nhiều tấm gương học theo Bác, cháu ngoan Bác Hồ trong thời gian tới. Các tấm gương đó sẽ giúp bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu văn hóa nhân loại”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn cũng cho biết, ngoài xây dựng văn hóa trong Đoàn và văn hóa của người cán bộ Đoàn, Trung ương Đoàn cũng cố bộ máy hoạt động của Câu lạc bộ Văn nghệ sĩ trẻ và tổ chức liên hoan văn nghệ sĩ trẻ toàn quốc vào tháng 10 - 11.2022 tới.

"Đặc biệt, tôi suy nghĩ ta phải có khởi nghiệp văn hóa. Phải có các sản phẩm văn hóa chất lượng thì mới tác động, thay đổi nhận thức của người dân và thanh thiếu nhi về văn hóa. Chỉ khi làm tốt việc này, mang ra nhiều sản phẩm văn hóa thì giúp định hình văn hóa truyền thống dân tộc tốt hơn”, anh Tuấn nói và mong muốn nhận được sự tham gia từ phía các nghệ sĩ trẻ như ca sĩ Tùng Dương để ngày càng tác phẩm tốt phục vụ phát triển, chấn hứng văn hóa trong giới trẻ.

“Một mình Đoàn TNCS không làm được nhưng có sự chung tay của các bạn thì chúng tôi sẽ làm việc này tốt hơn”, anh Tuấn nói.

Bạn Nguyễn Thị Ngọc Hà (Hà MyO), Gương mặt trẻ triển vọng năm 2021 đặt câu hỏi.

Trực tiếp tham dự cuộc đối thoại tại hội trường, bạn Nguyễn Thị Ngọc Hà (Hà MyO), Gương mặt trẻ triển vọng năm 2021 đặt câu hỏi:

Tôi là nghệ sĩ hát sẩm nhưng kết hợp với nhạc điện tử, vừa qua sẩm được công nhân là di sản phi vật thể. Trong thời đại ngày này thì bạn trẻ tiếp cận rất nhiều loại hình âm nhạc mới, ít người nghe âm nhạc truyền thống thì không biết, liệu 5 - 7 năm nữa, âm nhạc truyền thống sẽ có vị trí nào trong đời sống âm nhạc Việt Nam? T.Ư Đoàn có kế hoạch gì chưa vinh danh đóng góp người có đóng góp nghệ thuật truyền thống, bằng chương trình, cuộc thi nào để bạn trẻ tìm đến hay không ?

Anh Nguyễn Tường lâm trả lời đối thoại. 

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm trao đổi: "Tôi thấy trong phần chia sẻ của bạn Hà có nhiều ý hay. Gần nhất, trong tháng 4 này, chúng tôi phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình: Bảo tồn văn hóa trong kỷ nguyên số, và sau đó tiếp tục là diễn đàn về sứ mệnh bảo vệ văn hóa trên không gian mạng. Biên giới quốc gia là hiện hữu nhưng trên mạng thì không có biên giới nào nào cả. Diễn đàn này có sự tham gia của các chuyên gia văn hóa, mời các bạn trẻ đam mê văn hóa nghệ thuật để hiến kế về giải pháp giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trên không gian mạng và tới đây tổ chức Đoàn sẽ thành lập các CLB thanh niên gìn giữ văn hóa truyền thống, trong đó có hát sẩm, mong bạn Hà đồng hành tham gia"

Anh Nguyễn Anh Tuấn bổ sung thêm: Như anh Lâm nói thì đó là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, chúng tôi nghĩ cần phải có giải pháp căn cơ, dài hơi hơn.

Trong ngày 29.3 tới, Trung ương Đoàn và Bộ VH-TT-DL ký chương trình phối hợp công tác 2022 - 2026 trong đó có nội dung bảo tồn và hát huy văn hóa truyền thống, trong đó có hát sẩm của bạn Hà.

Tôi có đề nghị và mong muốn với bạn Hà, bạn sẽ dành thời gian tham gia vào Câu lạc bộ Văn nghệ sĩ trẻ, thuộc Hội LHTN Việt Nam để giúp cho Đoàn, Hội triển khai tốt hơn các công việc liên quan đến lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới.

Anh Nguyễn Phúc Bình, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia đặt câu hỏi trực tiếp tại điểm cầu Trung ương Đoàn.

Anh Nguyễn Phúc Bình, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia, nêu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như tấm lòng hỗ trợ của người trẻ tại châu Âu giúp đồng bào di tản khỏi Ukraine trên các website, các trang mạng xã hội. Qua đây, mỗi thanh niên cũng cảm thấy bản thân cần phải nâng cao tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”, không chỉ ở những nơi khó khăn mà còn ở chính cộng đồng người Việt nơi mình đang sinh sống và học tập, nhằm xây dựng một cộng đồng người Việt Nam yêu thương, đoàn kết, cùng nhau phát triển.

Bí thư Nguyễn Anh Tuấn cho biết đã theo dõi rất kỹ, trực tiếp phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan chỉ đạo hoạt động hỗ trợ người Việt. “Chúng ta rất xúc động với tấm lòng người Việt, thanh thiếu nhi thế hệ thứ 2 với đất nước, không chỉ trong việc hỗ trợ di tản đồng bào mà còn cả cuộc chiến Covid-19 mới đây. Dù bị ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, thu nhập, nhưng kiều bào quyên góp ủng hộ trang thiết bị vật tư y tế về quê hương.

"Tôi cũng đánh giá rất cao nỗ lực cố gắng của sinh viên Việt Nam tại Nga, Ba Lan, Ukraine... hỗ trợ các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, hàng không để người Việt được về nước sớm nhất, với tinh thần của Đảng và Nhà nước là không để ai bị bỏ lại phía sau", anh Tuấn nêu.

Theo Bí thư thứ nhất, ai cũng có dân tộc, đất nước - những điều này luôn chảy trong dòng máu của mỗi người. Tôi có niềm tin không bao giờ các bạn sinh viên hay Việt kiều ở nước ngoài quên đi nguồn gốc của mình. Nhiệm vụ của chúng tôi là kết nối hoạt động để các bạn đóng góp được nhiều hơn cho quê hương, đất nước cũng như tìm thấy cơ hội để phát triển. Rất nhiều sinh viên quốc tịch nước ngoài đến Việt Nam khởi nghiệp, tìm kiếm cơ hội làm bác sĩ, kỹ sư.

"Vậy Đoàn phải làm gì, có chính sách hỗ trợ ra sao để sinh viên du học, Việt kiều tìm thấy con đường của mình trong sự phát triển của đất nước, chứ không chỉ đơn thuần kêu gọi các bạn đóng góp cho đất nước? Địa phương nào cũng có du học sinh, kiều bào, phải có trách nhiệm kết nối để người trẻ tại nước ngoài có cơ hội trở về đóng góp cho sự phát triển của quê hương", Bí thư Tuấn nêu.

Nhân rộng mô hình Hội đồng trẻ em

Câu hỏi từ em Huỳnh Ngọc Anh Thy, Chủ tịch Hội đồng Trẻ em tỉnh Bến Tre:

Tỉnh Bến Tre thành lập Hội đồng Trẻ em từ năm 2018, đến nay, được sự quan tâm của cô chú lãnh đạo, anh chị Đoàn Thanh niên và Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Trẻ em tỉnh đã tổ chức được các kỳ họp định kỳ, tiếp xúc cử tri nhí, đối thoại với cô chú Hội đồng nhân dân tỉnh, dự họp Hội đồng Nhân dân tỉnh, được tham gia các Đoàn giám sát Luật Trẻ em. Qua các hoạt động đó ý kiến của trẻ em được quan tâm nhiều hơn, cô chú cũng chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Hội đồng trẻ em như xây dựng Nhà thiếu nhi cấp huyện, kế hoạch giảm tình trạng trẻ em tham gia lao động... Với các kết quả đó em nhận thấy Hội đồng trẻ em đang là mô hình có lợi cho trẻ em.

Em xin được hỏi anh, trong thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ có định hướng gì để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình Hội đồng trẻ em trên toàn quốc để các bạn thiếu nhi như chúng em có thêm nhiều diễn đàn để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình? Em rất mong Hội đồng Trẻ em sẽ tiếp tục được duy trì và có nhiều hoạt động bổ ích hơn cho trẻ em Việt Nam.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang trả lời câu hỏi của Anh Thy.

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cho biết:

Hội đồng trẻ em là mô hình được Trung ương Đoàn giao cho Hội đồng Đội Trung ương xây dựng và triển khai từ năm 2017 nhằm thực hiện Quyết định số 1235 ngày 3/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

Đây thực sự là diễn đàn hiệu quả, chính thống để các em có thể gửi gắm, khơi gợi tốt hơn tiếng nói, nguyện vọng về các vấn đề của các em, từ đó giúp chính quyền địa phương đề ra các quyết sách xác thực, chính đáng hơn dành cho các em.

Thông qua sinh hoạt của mô hình, trẻ em được nâng cao kỹ năng, phương pháp, hoàn thiện bản thân. Từ mô hình và triển khai thực tế tại cơ sở đã tạo sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của các cấp bộ, ban ngành và chính quyền địa phương, các đơn vị, giúp các cơ quan trung ương và địa phương giải quyết vấn đề một cách chặt chẽ, căn cơ, gọn ghẽ hơn.

Trong thời gian tới (dự kiến trong tháng 4/2022), Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ ban hành hướng dẫn xây dựng và vận hành mô hình “Hội đồng trẻ em” các cấp giai đoạn 2022 - 2025 nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cho trẻ em trong thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như góp phần giúp các cơ quan, tổ chức có liên quan hoàn thiện quá trình xây dựng luật pháp, chính sách và ra quyết định, thực hiện tốt hơn các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm: Các em chiếm đến 1/5 dân số của đất nước. Hiện các em được chăm sóc, bồi dưỡng, có sức khỏe có tri thức và cũng có tiếng nói rất riêng. Rất mong không chỉ là Anh Thy mà còn nhiều thành viên Hội đồng trẻ em nói lên tiếng nói của mình, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, tiếp tục củng cố, kiện toàn thành viên Hội đồng trẻ em, tập trung hướng dẫn các em tham gia những nội dung chuyên sâu, chuyên đề, vấn đề nóng được trẻ em trên địa bàn quan tâm.

Bạn Vũ Thị Minh (xã Hoà Mạc, H.Duy Tiên, Hà Nam), nêu câu hỏi về những đột phá công tác Đoàn và thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 2022-2027 nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến của thanh niên.

Được sự ủy quyền của Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn trả lời câu hỏi này, anh Bùi Quang Huy, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, đang được giao chủ trì soạn thảo văn kiện Đại hội XII của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, hiện dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2022-2027 đang hoạch định tất cả hoạt động các tổ chức đoàn trong 5 năm sắp tới.

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn trả lời tại buổi đối thoại.

Theo anh Huy, để trả lời câu hỏi của Minh, trước hết phải hiểu khát vọng là gì. Anh Huy giải thích, khát vọng là mong muốn, mục tiêu phải cố gắng, kiên định thực hiện trong cả quá trình. Từ đó, anh Huy cho hay mục tiêu mà Đại hội XII của Đảng đặt ra cho cả nước là đến 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng XHCN. “Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao xây dựng đội ngũ đoàn viên, thanh niên thực hiện được khát vọng đó. Đó là điều quan trọng hàng đầu”, anh Huy nói.

Để thực hiện mục tiêu này, anh Huy cho rằng trước hết phải có giải pháp tạo môi trường cho thanh niên kiện định và vận dụng sáng tạo tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh.

Bên cạnh đó, theo anh Huy, một nước phát triển thì tiêu chí kinh tế - xã hội ổn định, giữ vững an ninh quốc phòng là rất quan trọng. Do đó, anh Huy cho rằng để đạt mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045 thì nhiệm vụ của lớp thanh niên hiện nay là từ đây đến khi đó phải tăng thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 USD lên gấp 6-7, thậm chí gấp 10 lần.

“Đó là mục tiêu phải nỗ lực, cố gắng rất lớn”, anh Huy nói, đồng thời cho rằng đoàn viên thanh niên phải biến tầm nhìn, mục tiêu của toàn đảng toàn dân trở thành mục tiêu của mỗi người.

Bên cạnh đó, khi phát triển đất nước như vậy thì phải hội nhập và một trong những yêu cầu là giữ vững văn hóa, con người Việt Nam, để khi đến thời điểm vẫn là nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Anh Huy cũng đề nghị các tổ chức đoàn và đoàn viên thanh niên bồi dưỡng thế hệ thiếu niên nhi đồng sẽ làm chủ đất nước vào năm 2045. “Nếu không có giải pháp bồi dưỡng thì không có lực lượng xây dựng đất nước phát triển”, anh Huy nói, và đề nghị các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên cơ sở đóng góp các giải pháp cho văn kiện Đại hội Đoàn XII đang được xây dựng.

Anh Nguyễn Anh Tuấn trò chuyện với các đoàn viên, thanh niên tham gia đối thoại trực tuyến.

Sau 2h giao lưu, với chủ đề “Khát vọng cống hiến, lẽ sống thanh niên” Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: Khát vọng ở từng độ tuổi có thể khác nhau, nhưng đã là con dân của đất Việt ai cũng có tổ quốc, ai cũng có khát vọng đóng góp, cống hiến cho đất nước. Đây cũng là định hướng cao đẹp để mỗi bạn trẻ qua công việc, qua nghiên cứu khoa học, rèn luyện chiến đấu... đóng góp cho đất nước. Các bạn sẽ tìm ra cách để mình lớn hơn, khoẻ mạnh, thú vị hơn, đóng góp, chia sẻ cho cộng đồng nhiều hơn. Chính sự lớn mạnh của mỗi cá nhân thông qua sự chia sẻ cho cộng đồng, đóng góp cho đất nước, tạo những giọt nhỏ cho dòng chảy chung để đất nước Việt Nam hùng cường vào năm 2045.

Câu hỏi của các bạn cho tôi niềm tin rất lớn là mỗi người trẻ đang có khát vọng cống hiến cao đẹp cho sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam thời gian tới. 

BBT

Với chủ đề "Khát vọng cống hiến, lẽ sống thanh niên", Ban Bí thư thư Trung ương Đoàn sẽ lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, giải đáp thắc mắc và tiếp thu đề xuất, kiến nghị, hiến kế của ĐVTN, thiếu nhi trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chương trình cũng thảo luận về vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn và ĐVTN nhằm nêu cao khát vọng cống hiến của thanh niên; hiến kế để tổ chức Đoàn tham gia vào quá trình khôi phục và phát triển kinh tế đất nước; đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ và phát huy thanh niên; đề xuất các mục tiêu, giải pháp trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian tới phục vụ cho quá trình xây dựng văn kiện Đại hội Đoàn các cấp và thực hiện thắng lợi chương trình công tác Đoàn năm 2022.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trả lời giao lưu.

Chương trình diễn ra với điểm cầu trung tâm tại trụ sở Trung ương Đoàn cùng các điểm cầu tại 63 tỉnh, thành đoàn và tại nước ngoài. Dự kiến, có 21 tổ chức Đoàn, Hội ở nước ngoài sẽ tham gia kết nối trực tuyến với chương trình.

Các đại biểu tham dự chương trình.

Chương trình được phát sóng trực tiếp tại các trang cộng đồng Facebook, youtube, tiktok và báo điện tử gồm: Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Báo Tiền phong, Báo Thanh niên, ứng dụng Thanh niên Việt Nam; đồng thời được chia sẻ trên các trang mạng xã hội của Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội Trung ương và các trang cộng đồng của Đoàn từ cấp tỉnh tới cơ sở.

Tại buổi đối thoại, Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn và các anh, chị trong Ban Bí thư Trung ương Đoàn và đại diện các ban, bộ, ngành đoàn thể Trung ương sẽ trả lời câu hỏi trực tiếp và các câu hỏi được tổng hợp trước. Những câu hỏi chưa được trả lời trong buổi đổi thoại sẽ được đăng tải câu trả lời trên website http://doanthanhnien.vn và các nền tảng số của Đoàn.

14h00 bắt đầu buổi đối thoại:

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn trả lời giao lưu.

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, chủ trì buổi đối thoại.

Theo tổng hợp của Ban tổ chức đến 13 giờ 30 phút hôm nay đã có hơn 2.000 câu hỏi của đoàn viên thanh niên gửi tới Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn. Các vấn đề được bạn trẻ quan tâm là việc những giải pháp để hỗ trợ đoàn viên thanh niên trong các nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng mô hình không gian sáng tạo trẻ trong nhà trường, để tạo ra nhiều sản phẩm mang tính trí tuệ, công nghệ cao của thanh niên, sinh viên.

Làm thế nào để có thể cổ vũ tinh thần và khát vọng cống hiến của thanh niên Việt Nam đang công tác, học tập tại nước ngoài một cách mãnh mẽ hơn nữa, hiệu quả, thực chất hơn nữa, ngày càng có nhiều bạn thanh niên, sinh viên về nước làm việc để cống hiến trực tiếp nhiều hơn cho tổ quốc.

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp như hiện nay, trong năm 2022 và những năm tiếp theo Trung ương Đoàn và các tổ chức của Thanh niên Việt Nam đã và đang có những chương trình, đề án, giải pháp gì để tiếp tục khơi dậy, cổ vũ và hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, tham gia phát triển kinh tế ở nước ta?

Bên cạnh đó các bạn đoàn viên thanh niên cũng quan tâm đến việc Trung ương Đoàn sẽ có những hỗ trợ như thế nào để ý tưởng sáng tạo của Thanh niên được triển khai, thực hiện đi vào thực tế. Trung ương Đoàn sẽ có những phương án, định hướng như thế nào để phát huy vai trò của thanh niên trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số, nhất là việc chuyển đổi số trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của đoàn viên thanh niên nông thôn.

Đặc biệt, nhiều bạn trẻ quan tâm đến những giải pháp để khơi dậy khát vọng và lẽ sống cho người trẻ. Tổ chức Đoàn sẽ có những giải pháp như thế nào để giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ Gen Z để họ cống hiến tài năng, làm giàu cho bản thân và cho Tổ quốc?

Các điểm cầu theo dõi trực tuyến trong cả nước.

Khát vọng cống hiến

Mở đầu đối thoại, bạn Nguyễn Thành Trung - Bí thư Đoàn trường THPT Lương Phú, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, đặt câu hỏi: Trong thời gian tới T.Ư Đoàn có những giải pháp gì để hỗ trợ đoàn viên thanh niên trong các nhà trường tham gia nghiên cứu khoa học, xây dựng mô hình không gian sáng tạo trẻ trong nhà trường, để tạo ra nhiều sản phẩm mang tính trí tuệ, công nghệ cao của thanh niên, sinh viên?

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh luôn phối hợp với ngành Giáo dục, ngành Lao động để có đồng hành, hỗ trợ trong giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học cho các bạn trẻ. Đến nay, sự phối hợp đó ngày càng hiệu quả hơn.

Năm 2021, T.Ư Đoàn có chương trình phối hợp với Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TB&XH. Trong chương trình phối hợp đó, có 5 nhóm vấn đề tập trung triển khai, cụ thể: Tuyên truyền vận động để thanh thiếu nhi nhận thức được vai trò của việc học, nhất là trong giai đoạn khoa học công nghệ hiện nay. Không chỉ các bạn, chúng tôi - những người đang đối thoại các bạn, cũng phải học hàng ngày; Tạo môi trường thuận lợi, đủ đầy hơn để đoàn viên, thanh thiếu nhi về điều kiện học tập, cơ hội tiếp cận giáo dục. Như thời gian qua, dịch COVID-19, có những câu chuyện xúc động, ba ngành chúng tôi đã triển khai nhiều chương trình giúp các bạn trẻ tiếp cận việc học tập như: Chương trình Sóng, máy tính cho em; trang bị không gian đọc, không gian sáng tạo; hỗ trợ các gói học bổng, thư viện cho em...

"Chúng tôi có kiến nghị trên cơ sở đề xuất của thanh thiếu nhi đến ngành Giáo dục để đổi mới phương pháp giáo dục học tập để theo hướng người học là trung tâm. Trong 3 năm vừa qua, nhiều không gian sáng tạo được thành lập trong trường học; Tổ chức những giải thưởng tôn vinh, sân chơi khoa học sáng tạo để phát huy sức sáng tạo; kết nối biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực; cũng như cổ vũ niềm đam mê sáng tạo của các bạn trẻ; Tổ chức Đoàn phải tạo được cơ chế đồng hành với các bạn để đưa kết quả nghiên cứu, ý tưởng sáng tạo được phô diễn trên không gian số như app Thanh niên Việt Nam...", anh Tuấn nói.

Có mặt trong hội trường buổi đối thoại, bạn Nguyễn Văn An - đồng sáng lập và Chủ tịch Công ty cổ phần Sách và Hành động - đề nghị Bí thư thứ nhất chia sẻ những việc Đoàn thanh niên sẽ triển khai để hỗ trợ học sinh, sinh viên trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức, nhất là việc đổi mới sáng tạo trong học tập và khởi nghiệp?

Anh Nguyễn Anh Tuấn đã chúc mừng Sách và Hành động đã thành doanh nghiệp hữu ích trong việc cổ vũ các bạn trẻ vươn lên đỉnh cao trí thức cũng như thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Theo Bí thư, để sáng tạo chúng ta phải có trí thức, hiểu biết về lĩnh vực và đau đáu để tìm ra giải pháp hữu ích, phương án tối ưu hơn. Nếu không đọc, không tiếp cận trí thức của nhân loại, thì rất khó để sáng tạo. Chúng ta biết nhiều câu chuyện của các bác nông dân, bạn thanh niên vùng sâu xa, tuy không đến trường học các khoá đào tạo chính quy, nhưng họ đọc và tiếp cận từ rất nhiều nguồn.

Vấn đề quan tâm hiện nay là nâng cao khả năng tiếp cận trí thức của người trẻ, thông qua các phương thức khác nhau như sách hay đọc trực tuyến.

Thứ hai là phải có cơ chế kết nối, ví dụ như giải quyết điều trị từ xa cho F0 thì các bạn công nghệ, y tế vào cuộc có sáng kiến giải quyết. Phải đặt hàng, kết nối các ý tưởng với nhau, tổ chức các cuộc thi, sàng lọc để có những sáng tạo tốt nhất.

Thứ 3 là người sáng tạo vui nhất khi sáng kiến, ý tưởng được trân trọng, phát triển thêm và nhìn thấy thành quả qua việc áp dụng vào thực tiễn. Chúng tôi cũng thừa nhận dù đã cố gắng nhưng thời gian qua chưa thực hiện tốt. Mục tiêu là 5 triệu ý tưởng sáng tạo, mỗi năm có 10% ý tưởng được kết nối đưa vào thực tiễn. Chỉ tiêu thứ 1 cuối nhiệm kỳ sẽ đạt được, nhưng chỉ tiêu thứ 2 ước lượng chỉ đạt 70-80%, cần phải cố gắng hơn thời gian tới.

Sáng tạo trên nền tảng trí thức có tính rủi ro rất cao, như lĩnh vực khởi nghiệp hay nói phải liều mới được nhiều. Thông thường chỉ 2% các ý tưởng sáng tạo, khởi nghiệp thành công trên thế giới, ở Việt Nam theo thống kê của Bộ KH-ĐT khoảng 7 - 8%, đây là con số rất cao.

Theo anh Tuấn, bằng chính câu chuyện của các bạn như An, bằng các thành công và cả thất bại sẽ thuyết phục các bạn thanh niên quyết tâm hơn trên con đường chinh phục tri thức và dấn thân, sáng tạo.

"Trung ương Đoàn cũng đang “nợ” chưa ra mắt được Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, nhưng cũng đáng mừng là các địa phương, bộ ngành đã triển khai rất tốt qua các quỹ uỷ thác, các cuộc thi với vốn tài trợ... Bên cạnh đó, cần có thiết chế về pháp lý để hỗ trợ cho các dự án sáng tạo, vì 3 năm đầu các dự án rất nhiều chông gai, những hỗ trợ ban đầu là rất cần thiết. Chúng tôi đang thực hiện chiến lược thanh niên 2022 – 2030 và đang trình lên Chính phủ, trong đó có nội dung hỗ trợ khởi nghiệp.

“Muốn đi nhanh phải đi 1 mình, nhưng muốn đi xa phải đi cùng nhau”, chúng tôi kêu gọi cộng đồng khởi nghiệp kết nối và cùng hỗ trợ, chia sẻ lẫn nhau để ngày càng tốt hơn lên", Bí thư Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ.

Trực tiếp theo dõi đối thoại trực tuyến từ Singapore, bạn Nguyễn Thảo Nhi, đại diện Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore đặt câu hỏi với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn.

Thưa anh, làm thế nào để có thể cỗ vũ tinh thần và khát vọng cống hiến của thanh niên Việt Nam đang công tác, học tập tại nước ngoài một cách mãnh mẽ hơn nữa, hiệu quả, thực chất hơn nữa, ngày càng có nhiều bạn thanh niên, sinh viên về nước làm việc để cống hiến trực tiếp nhiều hơn cho Tổ quốc ?

Anh Nguyễn Anh Tuấn: Cám ơn câu hỏi của Thảo Nhi! "Tôi nhớ lại cách đây 12 năm, trong chương tình đối thoại của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Đại học Quốc gia Hà NỘi cũng có 1 câu hỏi tương tự như thế này", anh Tuấn chia sẻ.

Bạn Nguyễn Thảo Nhi, đại diện Hội Sinh viên Việt Nam tại Singapore đặt câu hỏi với Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn.

Trong bối cảnh hiện nay, Thảo Nhi cứ yên tâm, thời đại biên giới mềm, du học sinh, trí thức trẻ ở đâu trên thế giới cũng có thể đóng góp được cho đất nước, không nhất thiết phải về nước. Nhưng nếu về nước làm việc thì đóng góp được trực tiếp đươc nhiều hơn, tính lan tỏa cao hơn.

Trong thời gian vừa qua, Trung ương Đoàn đã thành lập nhiều hội sinh viên ngoài nướ. Đến nay đã có 4 ban cán sự Đoàn và 21 Hội sinh viên ở nước ngoài. Trung ương Đoàn cũng thành lập được mạng lưới , diễn đàn tri thức trẻ VN toàn cầu, Tôi cho rằng đây là cơ chế quan trọng để Trung ương Đoàn nắm bắt được thông tin, kết nối với các bạn sinh viên, trí thức trẻ Việt Nam ở người ngoài, kêu gọi các bạn đóng góp vàp các công việc chung của đất nước.

Hiện nay, Diễn đàn Tri thức trẻ Việt Nam toàn cầu tổ chức thường niên tháng 12 hàng năm. Nhưng trước đó sẽ có 40 diễn đàn nhỏ để thu thập ý kiến của các bạn trên nhiều linh vực. Chương trình này không chỉ có T.Ư Đoàn mà được Bộ Ngoại giao ủng hộ, tạo điều kiện nguồn lực, kết nối.

Qua 4 lần tổ chức diễn đàn này, chúng tôi đã chuyển giao được 28 đề tài, ý tưởng của các bạn sinh viên, trí thức trẻ ở nước ngoài cho cơ quan trong nước, doanh nghiệp lớn.

Chúng tôi đang đề xuất Bộ KH-CN hỗ trợ các bạn nghiên cứu theo 4 nhóm : hoa học vũ trụ, y sinh, chuyển đổi số và khoa học con người; hỗ trở ở đây là có kinh phí cấp theo nhiệm vụ đặt hàng.

Nỗ lực của T.Ư Đoàn trong lĩnh vực này cũng được đền đáp, toàn bộ việc điều hành thì giao lại cho các bạn tri trức trẻ ngoài nước và sáng kiến của các bạn là vô tận

Quan điểm chung của Đảng và nhà nước luôn khuyến khích hoan nghênh các bạn tích cực đóng góp cho đất nước dù ở trong nước hay ngoài nước. Nhưng tôi thấy cũng có nhiều bạn trẻ nước ngoài cũng đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh, khởi nghiệp thì không có lý gì các bạn không về nước làm việc. T.Ư Đoàn sẽ duy trì kết nối với các bạn và tập hợp ý kiến đóng góp từ các bạn để tham vấn Chính phủ cũng như các cơ quan trong nước.

Cám ơn bạn Thảo Nhi và hẹn gặp lại bạn ở diễn đàn cuối năm nay.

Các bạn Nguyễn Thị Thương (Bí thư Đoàn TT.Ba Sao, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) đặt câu hỏi về giải pháp giúp học sinh hướng nghiệp ngay từ đầu để học sinh có thể chọn đúng ngành nghề mình đã chọn và có việc làm đúng ngành được đào tạo khi tình trạng hiện nay là đa số sinh viên ra trường đa số đều không làm việc theo ngành đã đào tạo mà đa phần là đi làm nghề khác.

Trả lời câu hỏi này, anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thứ Nhất Trung ương Đoàn nói khi nghe câu này cũng "giật mình" vì anh cũng đang làm không đúng ngành được đào tạo khi anh học về tài chính ngân hàng nhưng lại làm công tác Đoàn. Dù vậy, anh Tuấn đánh giá, về mặt xã hội đây đúng là vấn đề đáng suy nghĩ.

Theo anh Tuấn, vào năm 2008 đây đúng là vấn đề của cả xã hội khi nhiều bạn chọn nghề ngẫu nhiên, định hướng nghề nghiệp không cao, phân luồng giữa cao đẳng nghề, trung cấp nghề rất yếu. “Đa số muốn đổ xô vào học đai học mà chưa biết có được làm đúng nghề đúng ngành không. Rồi không vào đại học thì không học nghề mà đi làm lao động phổ thông. Điều này khiến tỉ lệ lao động qua đào tạo của nước ta khi đó rất thấp, chỉ 18,5%”, anh Tuấn thông tin.

Tuy nhiên, theo anh Tuấn, khi có luật Giáo dục nghề nghiệp, tỉ lệ phân luồng hiện nay đã hơn 90%. Việc chọn nghề nghiệp của học sinh phổ thông đã tốt hơn nhiều. Nhiều đơn vị của Đoàn, các trường cũng có định hướng cho các em rất sớm, từ cuối lớp 11. Trong 2 năm vừa qua, việc định hướng nghề nghiệp đã hướng tới đối tượng lớp 8 lớp 9. “Điều bạn Thương nói về việc các bạn học sinh lựa chọn nghề nghiệp ngẫu nhiên, không định hướng đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn và hệ lụy, lang phí cho cả xã hội và cá nhân các bạn khi mất đi cơ hội nghề nghiệp việc làm”, anh Tuấn nói.

Trong thời gian, anh Tuấn cho biết, Trung ương Đoàn đang tiếp tục hoàn thiện phần mềm trợ lý ảo test về xu hướng nghề nghiệp. Những bạn học sinh cuối cấp 2 và cấp 3 sử dụng có thể biết được sự phù hợp nghề nghiệp.

Bên cạnh đó, Trung ương Đoàn cũng sẽ đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cuối cấp theo phối hợp với ngành GD-ĐT và LĐ-TB-XH.

Bí thư thứ Nhất cũng cho biết, Trung ương Đoàn cũng sẽ làm tốt hơn công tác giới thiệu việc làm và kỹ năng nghề cho các bạn thanh niên. Theo anh Tuấn, đây không chỉ là vấn đề của Việt Nam mà nhiều nước khi nhiều người tốt nghiệp xong, làm đúng nghề nhưng kỹ năng nghề không tốt rồi các kỹ năng mềm… "Nghề nghiệp của 1 bạn thành niên không chỉ phụ thuộc vào nhà trường, Đoàn mà còn gia đình và chính nhận thức của bạn thanh niên đó", anh Tuấn nhấn mạnh.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cũng kêu gọi các bạn đoàn viên, thanh niên chọn được con đường đi đúng, phù hợp cho mình. Theo anh Tuấn khi không có mong muốn khẳng định trong những công việc nhỏ, việc lựa chọn nghề nghiệp sẽ chệch hướng, không lựa chọn đúng. Và khi không đúng đắn lựa chọn đầu tiên thì sẽ không như mong muốn chứ chưa nói đóng góp nhiều hơn, hiệu quả hơn cho đất nước. “Không quan trọng làm gì, giữ vị trí gì mà quan trọng đóng góp được gì nơi chúng ta học tập, công tác”, anh Tuấn chia sẻ.

Bạn Hồ Xuân Vinh - 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu VN năm 2021 - hỏi trong thời gian sắp tới, Đoàn các cấp có chính sách cụ thể gì để hỗ trợ thanh niên nông thôn tiếp cận 4.0 trong lập nghiệp, khởi nghiệp trong địa bàn nông thôn để tăng giá trị nông sản VN?

Chúc mừng vinh dự của bạn Vinh, Bí thư Nguyễn Anh Tuấn cho biết, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng gương mặt trẻ, anh rất ấn tượng với Vinh khi đã tốt nghiệp thạc sĩ, có việc làm tốt nhưng vẫn quay về quê hương phát triển sản phẩm từ các phụ phẩm - hướng đi đúng trong phát triển kinh tế xanh.

Dẫn lại câu chuyện đi thăm mô hình nuôi cá rô phi tại Hải Dương mới đây, anh Tuấn cho biết, đây là mô hình nuôi “sông trong ao” nên chất lượng kinh tế rất cao, giá thành xuất khẩu là 5,8 USD/kg phi lê, nuôi dễ hơn cá tra; chưa kể phần phụ phẩm được chế biến thành nano canxi, nước lẩu, vẩy được chế biến thành snack cho thú cưng xuất khẩu đi châu Âu. Như vậy, chỉ 1 kg cá rô phi mang lại kinh tế 260.000 đồng, mỗi con cá 7 kg mang lại gần 2 triệu đồng.

"Tôi muốn kể lại để các bạn thanh niên có thể học hỏi các mô hình này để có ý tưởng tốt hơn thời gian tới. Để chuyển đổi số thành công phải có 3 yếu tố: số hoá dữ liệu toàn bộ tạo thành dữ liệu lớn; con người số đủ năng lực tham gia quá trình vận hành; thể chế và cơ chế pháp lý", anh Tuấn chia sẻ.

Hiện nay cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam về số hoá toàn bộ dữ liệu tài nguyên. TƯ Đoàn cũng đang số hoá toàn bộ 63 tổ chức đoàn thành viên tại các địa phương. Đầu tháng 4 sẽ trình ký Đề án nâng cao năng lực số cho thanh thiếu niên Việt Nam 2022 - 2030. Nếu không có năng lực số cũng không có năng lực sáng tạo, không tham gia và vận hành được vào quá trình chuyển đổi số hiệu quả.

Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Bộ NN-PT-NT đã có đề án chuyển đổi số trong phát triển nông nghiệp, hình thành các HTX, cơ sở chế biến sâu. Đặc biệt là đào tạo và nâng cao năng lực số cho người nông dân, thanh niên nông thôn muốn tiến lên làm kinh tế nông nghiệp, chứ không đơn thuần chỉ sản xuất hàng hoá.

"Đừng coi thường các bác anh chị nông dân, như đợt dịch vừa qua rất nhiều người livestream bán hàng, tổ chức homestay thành công... Tôi tin năm 2022 sẽ có bước phát triển nhảy vọt trong chuyển đổi số, trong đó có chuyển đối số trong nông nghiệp”, anh Tuấn khẳng định.

MC đặt câu hỏi trực tiếp: Xin hỏi ảnh Tuấn, khi anh 18 - 20 tuổi, anh khát vọng điều và bây giờ là giờ là Thủ lĩnh thanh niên Việt Nam thì anh khát vọng của anh là gì?

Đây là câu hỏi khó! Tôi nghĩ định hình khát vọng 18 tuổi thì chưa rõ ràng. Khi đấy có lẽ chỉ là đam mê, mong muốn thôi. Còn bây giờ khát vọng định hình rõ ràng hơn.

18 tuổi, tôi học lớp 12, dân chuyên Lý, ước mơ lớn nhất là học ngành Vật lý địa cầu. Tôi mê thiên văn học, khoa học vũ trụ. Cuốn sách đọc nhiều đến bât giờ vẫn là cuốn: Hố đen và vũ trụ.

Quay trở lại câu chuyện định hướng, lựa chọn nghề nghiệp. Gia đình muốn tôi học ngành sư phạm vật lý, tôi thích ngành vật lý địa cầu. Nhưng điều kiện nghiên cứu khi đó ở Việt Nam chưa đầy đủ. Khi phải chọn giữa 2 phương án, tôi quyết định học Ngành Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân. Tôi cũng có một thời gian làm thầy giáo ở ĐH Kinh tế Quốc dân, sau đó mới về công tác ở T.Ư Đoàn.

Còn khát vọng của tôi bây giờ cũng là hòa chung vào khát vọng của thế hệ thanh niên Việt Nam hiện nay thôi. Tôi mong được đóng góp sức lực, trí tuệ của mình để đóng góp cho đất nước. Tôi quan niệm nằng, mình phải cố gắng làm việc, hoàn thiện mình mỗi ngày. Ngày hôm nay mình phải làm việc tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai phải làm việc tốt hơn ngày hôm nay, chỉ cần công việc mình đang làm, mình luôn trăn trở, đau đáu suy nghĩ, cố gắng làm việc nhất từng ngày thì đấy là cách để thể hiện đam mê khát vọng của mình.

Tôi cho rằng, các bạn trẻ đừng suy nghĩ, mình làm phải làm chức to, làm những công việc thật lớn lao mới là đóng góp cho đất nước mà ngay trong công việc hàng ngày, mình hãy cố gắng sáng tạo, tìm tòi nghiên cứu để hoàn thành công việc đó một cách tốt nhất thì cũng là đang góp phần đóng góp cho xã hội, dựng xây đất nước rồi.

Kết nối GenZ

Bạn Hồng Trường Trinh, Đoàn cơ sở X.Ninh Hòa, tỉnh Bạc Liêu, nêu câu hỏi về những đổi mới trong phương thức tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao lý tưởng cách mạng cho thế hệ “Gen Z” để họ cống hiến tài năng, làm giàu cho bản thân và cho tổ quốc.

Theo anh Nguyễn Anh Tuấn chúng ta bước sáng giai đoạn mớ khi xã hội cởi mở và tôn trọng tính cá nhân của mỗi người. Theo anh Tuấn, nếu các bạn Gen Z không mong muốn khẳng định cái tôi một cách tốt đẹp mới là đáng lo. Và điều quan trọng là làm thế nào để cái tôi phát huy đúng lúc, đúng nơi, mang giá trị cho cá nhân, gia đình bạn đó cho cộng đồng, đất nước.

Không đồng tình với đánh giá cho rằng, Gen Z thường khẳng định cái tôi quên giá trị cộng đồng, anh Tuấn cho rằng, câu chuyện chống dịch 2 năm vừa qua, cho thấy mong muốn khẳng định cái tôi của các bạn trẻ đã hòa chung vào dòng chảy chung như thế nào. “Nhiều bạn dùng tiền tiết kiệm đóng góp phòng chống dịch, hỗ trợ lực lượng tuyến đầu. Những bạn Gen Z xin phép, thậm chí trốn bố mẹ tham gia các đôi hình tuyên truyền, hỗ trợ F0, hỗ trợ phòng, chống dịch,… Chúng ta thấy khi tổ quốc, đất nước cần các bạn cũng biết đặt cái tôi vào dòng chảy chung của đất nước. Tôi tin các bạn ấy tự hào về bản thân”, anh Tuấn nói.

Về giải pháp, anh Tuấn cho biết, các cấp Đoàn có trách nhiêm hơn trong việc tạo ra môi trường, dòng chảy chung để từng cái tôi của các bạn Gen Z như giọt nước hòa vào dòng chảy chung để cùng đi ra biển lớn. Anh Tuấn cho biết, Trung ương Đoàn cũng đang trăn trở về vấn đề này để xây dựng văn kiện trình Đại hội Đoàn lần thứ XII vào cuối năm nay nhằm phát huy tinh thần sáng tạo, xây dựng nhiệt huyết trong các bạn Gen Z phát huy tốt hơn trong thời gian tới.

Tuy nhiên, Bí thư thứ nhất lưu ý, hiện nay, không nên giáo dục các bạn trẻ theo phương pháp dạy dỗ, 1 chiều, đẩy thông tin từ trên xuống, lôi các bạn đến hội trường đóng cửa nói từ sáng đến chiều sẽ không hiệu quả, thậm chí còn phản cảm. 

“Chúng tôi cố gắng thiết kế công việc, giáo dục của Đoàn theo hướng các bạn chủ thể từ thiết kế tới tổ chức. Như thế không chó các bạn phát huy cái tôi của mình. Thử nghiệm 2 năm qua bất cứ hình thức nào tổ chức theo hình thức đó đều hấp dẫn hơn, các bạn đều trưởng hành hơn”, anh Tuấn nói.

Bạn Lò Thị Thanh Hợp, Bác sỹ chuyên khoa cấp I, Trưởng khoa Nhi, Trung tâm Y tế huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên), chia sẻ là một bác sĩ trưởng thành từ dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Nêu lên khó khăn trong thực tế công việc, bạn Hợp hỏi: "Trung ương Đoàn đã có đề xuất chính sách đối với đội ngũ đặc thù này chưa, và sẽ có những chính sách hỗ trợ gì để hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tại những nơi khó khăn của Tổ quốc?"

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, những hy sinh thầm lặng của bạn Hợp cũng như các y bác sĩ trong đại dịch Covid-19 đã mang lại cuộc sống bình yên cho người dân. Cũng theo anh Tuấn, các cơ chế chính sách để hỗ trợ về thu nhập, điều kiện công tác cho y bác sĩ đã được các cơ quan ban ngành ban hành, song vẫn cần sửa đổi thêm. "Tôi đã bàn với Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, và Trung ương Đoàn sẽ ký kết với Bộ Y tế chương trình hợp tác đầu tháng 4 tới", anh Tuấn nói.

Thứ nhất, khó khăn về lương, thu nhập của y bác sĩ vùng sâu vùng xa không quá lớn, vì đảo bảo mặt bằng chung so với cả nước. Nhưng khó khăn lớn nhất là bị mai một nghề nghiệp, cơ hội để tiếp cận các tiến bộ y học hiện đại rất ít, ít được mổ các ca chuyên sâu... Đây là vấn đề không chỉ của vùng sâu xa mà cả các tuyến y tế cơ sở. Các y bác sĩ không phải sợ vì phải đi về vùng khó khăn hay trạm y tế, mà sợ mai một nghề nghiệp. TƯ Đoàn đã kiến nghị Bộ Y tế để đội ngũ y bác sĩ sẽ được thường xuyên đào tạo nâng cao nghề nghiệp, trên các nền tảng trực tuyến.

Thứ 2 cần phải tháo gỡ về cơ chế luân chuyển, không thể bắt một y bác sĩ phải về phường làm 3 năm hay thậm chí 30 năm. “Những y bác sĩ như bạn Hợp còn phải thích nghi với văn hoá địa phương, không chỉ là khám chữa bệnh mà còn y tế dự phòng, trong khi không được trang bị hay chi trả phụ cấp để tuyên truyền, thay đổi thói quen sinh hoạt. Vẫn còn những hủ tục rất lạc hậu mà khi có chuyện mới gọi bác sĩ thì đã muộn. Sắp tới sẽ có phối hợp giữa huyện đoàn, xã đoàn và bệnh viện tuyến huyện, xã để tuyên truyền cho bà con, tránh quá tải cho hệ thống y tế”, anh Tuấn nói.

Bí thư thứ nhất cũng cam kết các hoạt động gặp mặt, tuyên dương các tấm gương y bác sĩ tại vùng sâu xa thường xuyên hơn, có các kênh kết nối nâng cao y nghiệp. Chủ tịch Hội thầy thuốc trẻ cũng đã có cam kết các nội dung này với Trung ương Đoàn.

Đặt câu hỏi trực tuyến, chị Trần Thị Hà Thanh, Bí thư Đoàn Khối Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh hỏi: Trong thời gian qua, việc sử dụng mạng xã hội trong việc kết nối và phát huy tình nguyện viên trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã đạt được những kết quả ban đầu tại TP.HCM cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước.

Xin đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho biết chủ trương của Trung ương Đoàn về việc kết tập và tiếp tục phát huy tình nguyện viên đã tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong điều kiện mới?

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, trong thời điểm cam go nhất khi TP.HCM đang giãn cách toàn xã hội khoảng 7.2021. Người dân gặp rất nhiều khó khăn trong đi lại nhưng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số đã cho phép kết nối với tình nguyện viên, với bác sĩ đang ở trong các khu thu dung điều trị.

"Tôi cũng ấn tượng với sáng kiến tình nguyện của TP.HCM. Sau đó, Hà Nội cũng có kết nối trực tuyến, người F0 khỏi bệnh hỗ trợ cho người F0 mới nhiễm. Hội Thầy thuốc trẻ VN kết mạng lưới bác sĩ trẻ đồng hành kết nối hỗ trợ F0. Mạng lưới này đến nay vẫn duy trì hiệu quả, đã có 40 triệu phút gọi tư vấn", anh Tuấn nói

Theo anh Tuấn, ứng dụng chuyển đổi số, công nghệ thông tin là phương thức tình nguyện mới, đúng với tinh thần là tiên phong, sáng tạo, thích ứng với đại dịch Covid-19 và chỉ có chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin mới giúp chúng ra giải quyết được nhiều khó khăn trong giai đoạn vừa qua.

Theo đó, từ cuối năm 2021, Trung ương Đoàn đã chỉ đạo chuyển đổi mạnh mẽ hình thức tình nguyện kết nối qua mạng xã hội, T.Ư Đoàn đã có phần mềm: tinhnguyen.doanhtnahnien.vn. Trong Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè tới đây thì phương thức này sẽ được lan tỏa mạnh mẽ hơn.

"Trong Chiến lược phát triển thanh niên 2021 - 2030, chúng tôi đang xây dựng đề án nâng cao năng lực kết nối tình nguyện Việt Nam, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đối số là giải pháp cốt lõi để tình nguyện phát triển bền vững bững, làm sao để các tình nguyện đến đúng địa chỉ, thu hút sự tham gia của nhiều lực lượng xã hội, giải quyết được nhiều vấn đề của bà con nhân dân ở vùng sâu vùng xa, vùng thiên tai", anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết.

"Bạn Hà Thanh cũng thấy, tình nguyện trong chương trình: Tiếp sức mùa thi, ban đầu chỉ là sinh viên khóa trước hỗ trợ khóa sau. Nhưng sau đó, màu áo tình nguyện đã có công an, của các nhà thu hành, thậm chí là các chủ nhà trọ... Như thế, phong trào tình nguyện đã được lan tỏa và việc kết nối qua ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi cũng là giải pháp để chúng ta từng bước xây dựng xã hội tình nguyện theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước", anh Tuấn nói.

Bạn Nguyễn Văn Chung, Vạn Ninh, Khánh Hòa đặt câu hỏi về giải pháp thông tin về tình hình chủ quyền biển đảo của đất nước, nhất là tình hình Biển Đông khi các trang thông tin của Đoàn hiện nay chưa thấy đề cập nhiều và chưa đăng tải các thông tin về vấn đề này một cách kịp thời để định hướng cho thanh niên, khiến nhiều bạn lại tiếp cận với những thông tin không chính thống, sai sự thật, thậm chí bị lôi kéo, kích động.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, về việc bạn Chung nói Đoàn không cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin thì phải chia sẻ thật rằng thông tin liên quan quốc phòng, an ninh là thông tin tuyệt mật, tối mật. Còn những thông tin công bố được thì đài truyền hình, kênh thông tin quốc gia đều đăng tải. Trung ương Đoàn có đăng tải cũng chỉ đăng tải lại để đến được rộng rãi hơn với thanh niên. “Còn báo cáo thật với bạn Trung ương Đoàn không sản xuất được thông tin liên quan tới Trường Sa để cung cấp cho bạn”, anh Tuấn nói.

Với thông tin mà bạn Chung nêu cho rằng, khi có thông tin không chính thống về vấn đề chủ quyền biển đảo Đoàn không kịp thời đấu tranh, phản bác thông tin đó, anh Tuấn cho rằng, rất nhiều thanh niên có đủ năng lực nhận biết thông tin được công bố là chính thống hay không. “Chỉ cần nhìn cắt ghép, cách bình luận, đưa đẩy thông tin biết ngay là không chính thống chứ không cần nghiên cứu kỹ nội dung”, anh Tuấn nói và đề nghị, các bạn thanh niên không chia sẻ, không cần bình luận vì bình luận nhiều thì theo thuật toán của Facebook, thông tin đó càng nổi, càng nhiều người biết. Anh Tuấn cũng đề nghị các bạn thanh niên khi gặp thông tin như vậy thì gửi về cho Trung ương Đoàn qua app Thanh niên Việt Nam.

Nói về trách nhiệm của thanh niên đối với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn cho rằng, mỗi người cố gắng học hành cho ngon lành, học hành cho tốt, rèn luyện chiến đấu vững vàng. Vì đất nước không giàu mạnh, tiềm lực quân sự quốc phòng không tốt tất yếu sẽ có đe dọa về quốc phòng an ninh. Muốn đất nước giàu mạnh, theo anh Tuấn, mỗi người phải cố gắng trong học hành, lao động, công tác.

Bên cạnh đó, anh Tuấn cũng lưu ý thanh niên, đoàn viên luôn giữ bàu nhiệt huyết, trái tim nóng nhưng cái đầu lạnh để phản ứng với thông tin sai lệch. “Đặc biệt là luôn có niềm tin, suy nghĩ tích cực. Chúng ta lo 1, quân đội lo 10, lo 100, còn Đảng, Nhà nước lo 1.000, 1 triệu”, anh Tuấn nói, khi nào cần sự tham gia của các thanh niên thì Đoàn Thanh niên, các tổ chức thanh niên dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sẽ kêu gọi, huy động để các bạn tham gia công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của tổ quốc.

Anh Tuấn cũng cho rằng, khi mình đã có tình cảm, đau đáu với chủ quyền đất nước, thì nên học nhiều hơn, tìm hiểu thông tin nhiều hơn, liên quan tình hình Biển Đông, để không chỉ bản thân mình không tin thông tin bịa đặt mà còn phải có kiến thức để chia sẻ lại cho bạn bè, người thân, để họ yên tâm chuyện đó.

Anh Tuấn cũng kể chuyện của bố anh, khi mới nghỉ hưu hay tiếp cận thông tin không chính thống về tình hình Biển Đông, sinh ra tâm lý hoang mang lo lắng. “Tôi cũng làm tuyên truyền viên, gửi cho phim về tiềm lực quân đội nhân dân Việt Nam, rồi gửi cho ông xem thêm phim tài liệu về Trường Sa. Đần dần bây giờ yên tâm hơn, tiếp cận thông tin sai không còn hoang mang nữa”, anh Tuấn chia sẻ.

Từ đó, anh Tuấn đề nghị, đoàn viên, thanh niên “đừng ngồi chờ Đoàn phải cung cấp thông tin”. “Chúng tôi sẽ hết sức cung cấp thông tin nhưng thanh niên có kiến thức, kỹ năng thì cố gắng tiếp cận các thông tin chính thống rồi lan tỏa thông tin đó tới những người khác”, Bí thư thứ Nhất nêu.

Tuổi trẻ phát huy giá trị văn hóa dân tộc

Câu hỏi đến từ bạn Đồng Văn Hùng - chủ kênh fanpage, YouTube “Ẩm thực mẹ làm” (fanpage 687.000 lượt theo dõi, YouTube 998.000 lượt đăng ký): "Xin anh cho biết, hiện nay Đoàn đang triển khai những nội dung gì nhằm phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng, quảng bá giá trị văn hóa, tâm hồn, bản sắc của người Việt Nam đối với quốc tế, nhất là trong kỷ nguyên số."

Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn: Chúc mừng bạn đã có 1 cách tiếp cận rất hay và sáng tạo để quảng bá giá trị văn hóa, tâm hồn, bản sắc của người lan tỏa đến cộng đồng. Trong 35 năm đổi mới vừa qua, sự phát triển văn hóa chưa tương xứng với phát triển kinh tế. Nhiều nơi văn hóa còn bị xem nhẹ.

Câu hỏi đặt ra là làm sao để phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc nhưng vẫn tiếp thu được tinh hoa văn hóa nhân loại làm sao để tạo nên 1 nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Tôi cho rằng, trong vấn đề này, vai trò của thanh niên là hết sức quan trọng.

Để đánh giá 1 quốc gia hùng cường không chỉ đo bằng kinh tế, đo bằng GDP mà còn được đo bằng sức lan tỏa của văn hóa. Đây cũng là 1 vấn đề mà chúng tôi rất quan tâm và đã được đề cập đến trong định hướng giai đoạn 2015-2030.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, tổ chức Đoàn đã có nhiều giải pháp để phát huy phát huy vai trò của thanh niên trong gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc thông qua 1 trong 3 chương trình lớn, đó là “Đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần”. Dự thảo văn kiện dự kiến tiếp tục duy trì chương trình này trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Trong đó, chúng tôi sẽ tập trung đẩy mạnh các hoạt động để phát huy vai trò của thanh niên trong tham gia phát triển văn hoá.

Những phần việc mà Trung ương Đoàn sẽ tập trung phát triển trong thời gian tới đó là:  Xây dựng văn hóa trong Đoàn: tác phong lề lối, tác phong làm việc, những tác phong, nề nếp văn hóa cần có trong các hoạt động. Tổ chức phải là tổ chức văn hóa. Chúng tôi đang thực hiện và quyết tâm thực hiện vấn đề này.

Tổ chức các diễn đàn để những người trẻ đang trăn trở về văn hóa như bạn Hùng có nơi để đóng góp ý kiến, xây dựng văn hóa đất nước như: diễn đàn “Chấn hưng văn hoá trong kỷ nguyên số”. Hiện T.Ư Đoàn đang có kế hoạch tổ chức nhiều diễn đàn và 1 cuộc thi về phát triển văn hóa trong thời gian tới.

Gửi câu hỏi qua video tới cuộc đối thoại, ca sĩ Tùng Dương đề nghị anh Tuấn cho biết về kế hoạch, chiến lược để “dẫn đường chỉ lối” cho hàng triệu thành niên Việt Nam trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa Việt Nam và tiếp thu giá trị văn hóa thế giới.

Đánh giá câu hỏi của ca sĩ Tùng Dương là "vấn đề khó", anh Nguyễn Anh Tuấn cho rằng, để chỉ lối dẫn đường cho thanh thiếu nhi Việt Nan về văn hóa thì Đoàn TNCS Hồ Chí Minh không làm được.

Tuy nhiên, anh Tuấn cho rằng, điều đầu tiên và tốt nhất có thể làm là học theo Bác Hồ. “Học theo Bác về tư tưởng, phong cách thì mỗi người chúng ta sẽ trở thành người có văn hóa kể cả văn hóa dân tộc lẫn văn hóa thế giới”, anh Tuấn nói và cho biết, tới đây, Trung ương Đoàn tiếp tục thực hiện vận động học tập, làm theo theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh. “Đây là việc phải làm kiên trì sao cho mỗi người phải học theo Bác, làm theo Bác ở bất kỳ cương vị nào chứ không phải làm theo trào lưu, kỳ cuộc rồi mỗi năm tuyên dương 1 lần”, anh Tuấn nói và thông tin, hiện nay Trung ương Đoàn đang thiết kế để việc học theo Bác thường xuyên, liên tục, bền vững hơn.

“Hy vọng sẽ có nhiều tấm gương học theo Bác, cháu ngoan Bác Hồ trong thời gian tới. Các tấm gương đó sẽ giúp bảo tồn được giá trị văn hóa truyền thống và tiếp thu văn hóa nhân loại”, anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn cũng cho biết, ngoài xây dựng văn hóa trong Đoàn và văn hóa của người cán bộ Đoàn, Trung ương Đoàn cũng cố bộ máy hoạt động của Câu lạc bộ Văn nghệ sĩ trẻ và tổ chức liên hoan văn nghệ sĩ trẻ toàn quốc vào tháng 10 - 11.2022 tới.

"Đặc biệt, tôi suy nghĩ ta phải có khởi nghiệp văn hóa. Phải có các sản phẩm văn hóa chất lượng thì mới tác động, thay đổi nhận thức của người dân và thanh thiếu nhi về văn hóa. Chỉ khi làm tốt việc này, mang ra nhiều sản phẩm văn hóa thì giúp định hình văn hóa truyền thống dân tộc tốt hơn”, anh Tuấn nói và mong muốn nhận được sự tham gia từ phía các nghệ sĩ trẻ như ca sĩ Tùng Dương để ngày càng tác phẩm tốt phục vụ phát triển, chấn hứng văn hóa trong giới trẻ.

“Một mình Đoàn TNCS không làm được nhưng có sự chung tay của các bạn thì chúng tôi sẽ làm việc này tốt hơn”, anh Tuấn nói.

Trực tiếp tham dự cuộc đối thoại tại hội trường, bạn Nguyễn Thị Ngọc Hà (Hà MyO), Gương mặt trẻ triển vọng năm 2021 đặt câu hỏi:

Tôi là nghệ sĩ hát sẩm nhưng kết hợp với nhạc điện tử, vừa qua sẩm được công nhân là di sản phi vật thể. Trong thời đại ngày này thì bạn trẻ tiếp cận rất nhiều loại hình âm nhạc mới, ít người nghe âm nhạc truyền thống thì không biết, liệu 5 - 7 năm nữa, âm nhạc truyền thống sẽ có vị trí nào trong đời sống âm nhạc Việt Nam? T.Ư Đoàn có kế hoạch gì chưa vinh danh đóng góp người có đóng góp nghệ thuật truyền thống, bằng chương trình, cuộc thi nào để bạn trẻ tìm đến hay không ?

Bí thư Trung ương Đoàn Nguyễn Tường Lâm trao đổi: "Tôi thấy trong phần chia sẻ của bạn Hà có nhiều ý hay. Gần nhất, trong tháng 4 này, chúng tôi phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình: Bảo tồn văn hóa trong kỷ nguyên số, và sau đó tiếp tục là diễn đàn về sứ mệnh bảo vệ văn hóa trên không gian mạng. Biên giới quốc gia là hiện hữu nhưng trên mạng thì không có biên giới nào nào cả. Diễn đàn này có sự tham gia của các chuyên gia văn hóa, mời các bạn trẻ đam mê văn hóa nghệ thuật để hiến kế về giải pháp giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống trên không gian mạng và tới đây tổ chức Đoàn sẽ thành lập các CLB thanh niên gìn giữ văn hóa truyền thống, trong đó có hát sẩm, mong bạn Hà đồng hành tham gia"

Anh Nguyễn Anh Tuấn bổ sung thêm: Như anh Lâm nói thì đó là giải pháp trước mắt, còn về lâu dài, chúng tôi nghĩ cần phải có giải pháp căn cơ, dài hơi hơn.

Trong ngày 29.3 tới, Trung ương Đoàn và Bộ VH-TT-DL ký chương trình phối hợp công tác 2022 - 2026 trong đó có nội dung bảo tồn và hát huy văn hóa truyền thống, trong đó có hát sẩm của bạn Hà.

Tôi có đề nghị và mong muốn với bạn Hà, bạn sẽ dành thời gian tham gia vào Câu lạc bộ Văn nghệ sĩ trẻ, thuộc Hội LHTN Việt Nam để giúp cho Đoàn, Hội triển khai tốt hơn các công việc liên quan đến lĩnh vực văn hóa trong thời gian tới.

Anh Nguyễn Phúc Bình, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Australia, nêu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng như tấm lòng hỗ trợ của người trẻ tại châu Âu giúp đồng bào di tản khỏi Ukraine trên các website, các trang mạng xã hội. Qua đây, mỗi thanh niên cũng cảm thấy bản thân cần phải nâng cao tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách”, không chỉ ở những nơi khó khăn mà còn ở chính cộng đồng người Việt nơi mình đang sinh sống và học tập, nhằm xây dựng một cộng đồng người Việt Nam yêu thương, đoàn kết, cùng nhau phát triển.

Bí thư Nguyễn Anh Tuấn cho biết đã theo dõi rất kỹ, trực tiếp phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan chỉ đạo hoạt động hỗ trợ người Việt. “Chúng ta rất xúc động với tấm lòng người Việt, thanh thiếu nhi thế hệ thứ 2 với đất nước, không chỉ trong việc hỗ trợ di tản đồng bào mà còn cả cuộc chiến Covid-19 mới đây. Dù bị ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, thu nhập, nhưng kiều bào quyên góp ủng hộ trang thiết bị vật tư y tế về quê hương.

"Tôi cũng đánh giá rất cao nỗ lực cố gắng của sinh viên Việt Nam tại Nga, Ba Lan, Ukraine... hỗ trợ các thủ tục hải quan, xuất nhập cảnh, hàng không để người Việt được về nước sớm nhất, với tinh thần của Đảng và Nhà nước là không để ai bị bỏ lại phía sau", anh Tuấn nêu.

Theo Bí thư thứ nhất, ai cũng có dân tộc, đất nước - những điều này luôn chảy trong dòng máu của mỗi người. Tôi có niềm tin không bao giờ các bạn sinh viên hay Việt kiều ở nước ngoài quên đi nguồn gốc của mình. Nhiệm vụ của chúng tôi là kết nối hoạt động để các bạn đóng góp được nhiều hơn cho quê hương, đất nước cũng như tìm thấy cơ hội để phát triển. Rất nhiều sinh viên quốc tịch nước ngoài đến Việt Nam khởi nghiệp, tìm kiếm cơ hội làm bác sĩ, kỹ sư.

"Vậy Đoàn phải làm gì, có chính sách hỗ trợ ra sao để sinh viên du học, Việt kiều tìm thấy con đường của mình trong sự phát triển của đất nước, chứ không chỉ đơn thuần kêu gọi các bạn đóng góp cho đất nước? Địa phương nào cũng có du học sinh, kiều bào, phải có trách nhiệm kết nối để người trẻ tại nước ngoài có cơ hội trở về đóng góp cho sự phát triển của quê hương", Bí thư Tuấn nêu.

Nhân rộng mô hình Hội đồng trẻ em

Câu hỏi từ em Huỳnh Ngọc Anh Thy, Chủ tịch Hội đồng Trẻ em tỉnh Bến Tre:

Tỉnh Bến Tre thành lập Hội đồng Trẻ em từ năm 2018, đến nay, được sự quan tâm của cô chú lãnh đạo, anh chị Đoàn Thanh niên và Hội đồng Đội tỉnh, Hội đồng Trẻ em tỉnh đã tổ chức được các kỳ họp định kỳ, tiếp xúc cử tri nhí, đối thoại với cô chú Hội đồng nhân dân tỉnh, dự họp Hội đồng Nhân dân tỉnh, được tham gia các Đoàn giám sát Luật Trẻ em. Qua các hoạt động đó ý kiến của trẻ em được quan tâm nhiều hơn, cô chú cũng chỉ đạo thực hiện các kiến nghị của Hội đồng trẻ em như xây dựng Nhà thiếu nhi cấp huyện, kế hoạch giảm tình trạng trẻ em tham gia lao động... Với các kết quả đó em nhận thấy Hội đồng trẻ em đang là mô hình có lợi cho trẻ em.

Em xin được hỏi anh, trong thời gian tới, Trung ương Đoàn sẽ có định hướng gì để tiếp tục duy trì và nhân rộng mô hình Hội đồng trẻ em trên toàn quốc để các bạn thiếu nhi như chúng em có thêm nhiều diễn đàn để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình? Em rất mong Hội đồng Trẻ em sẽ tiếp tục được duy trì và có nhiều hoạt động bổ ích hơn cho trẻ em Việt Nam.

                   
                   

Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cho biết:

Hội đồng trẻ em là mô hình được Trung ương Đoàn giao cho Hội đồng Đội Trung ương xây dựng và triển khai từ năm 2017 nhằm thực hiện Quyết định số 1235 ngày 3/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em.

Đây thực sự là diễn đàn hiệu quả, chính thống để các em có thể gửi gắm, khơi gợi tốt hơn tiếng nói, nguyện vọng về các vấn đề của các em, từ đó giúp chính quyền địa phương đề ra các quyết sách xác thực, chính đáng hơn dành cho các em.

Thông qua sinh hoạt của mô hình, trẻ em được nâng cao kỹ năng, phương pháp, hoàn thiện bản thân. Từ mô hình và triển khai thực tế tại cơ sở đã tạo sự quan tâm, tinh thần trách nhiệm của các cấp bộ, ban ngành và chính quyền địa phương, các đơn vị, giúp các cơ quan trung ương và địa phương giải quyết vấn đề một cách chặt chẽ, căn cơ, gọn ghẽ hơn.

Trong thời gian tới (dự kiến trong tháng 4/2022), Ban Bí thư Trung ương Đoàn sẽ ban hành hướng dẫn xây dựng và vận hành mô hình “Hội đồng trẻ em” các cấp giai đoạn 2022 - 2025 nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cho trẻ em trong thực hiện quyền tham gia vào các vấn đề liên quan đến trẻ em cũng như góp phần giúp các cơ quan, tổ chức có liên quan hoàn thiện quá trình xây dựng luật pháp, chính sách và ra quyết định, thực hiện tốt hơn các chính sách, chương trình liên quan đến trẻ em.

Anh Nguyễn Anh Tuấn cho biết thêm: Các em chiếm đến 1/5 dân số của đất nước. Hiện các em được chăm sóc, bồi dưỡng, có sức khỏe có tri thức và cũng có tiếng nói rất riêng. Rất mong không chỉ là Anh Thy mà còn nhiều thành viên Hội đồng trẻ em nói lên tiếng nói của mình, chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, tiếp tục củng cố, kiện toàn thành viên Hội đồng trẻ em, tập trung hướng dẫn các em tham gia những nội dung chuyên sâu, chuyên đề, vấn đề nóng được trẻ em trên địa bàn quan tâm.

Bạn Vũ Thị Minh (xã Hoà Mạc, H.Duy Tiên, Hà Nam), nêu câu hỏi về những đột phá công tác Đoàn và thanh thiếu nhi trong nhiệm kỳ 2022-2027 nhằm khơi dậy khát vọng cống hiến của thanh niên.

Được sự ủy quyền của Bí thư thứ nhất Nguyễn Anh Tuấn trả lời câu hỏi này, anh Bùi Quang Huy, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn, đang được giao chủ trì soạn thảo văn kiện Đại hội XII của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, hiện dự thảo văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII nhiệm kỳ 2022-2027 đang hoạch định tất cả hoạt động các tổ chức đoàn trong 5 năm sắp tới.

Anh Bùi Quang Huy, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn trả lời tại buổi đối thoại.

Theo anh Huy, để trả lời câu hỏi của Minh, trước hết phải hiểu khát vọng là gì. Anh Huy giải thích, khát vọng là mong muốn, mục tiêu phải cố gắng, kiên định thực hiện trong cả quá trình. Từ đó, anh Huy cho hay mục tiêu mà Đại hội XII của Đảng đặt ra cho cả nước là đến 2045 trở thành nước phát triển có thu nhập cao theo định hướng XHCN. “Nhiệm vụ của chúng ta là làm sao xây dựng đội ngũ đoàn viên, thanh niên thực hiện được khát vọng đó. Đó là điều quan trọng hàng đầu”, anh Huy nói.

Để thực hiện mục tiêu này, anh Huy cho rằng trước hết phải có giải pháp tạo môi trường cho thanh niên kiện định và vận dụng sáng tạo tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí minh.

Bên cạnh đó, theo anh Huy, một nước phát triển thì tiêu chí kinh tế - xã hội ổn định, giữ vững an ninh quốc phòng là rất quan trọng. Do đó, anh Huy cho rằng để đạt mục tiêu thu nhập cao vào năm 2045 thì nhiệm vụ của lớp thanh niên hiện nay là từ đây đến khi đó phải tăng thu nhập bình quân đầu người từ 3.000 USD lên gấp 6-7, thậm chí gấp 10 lần.

“Đó là mục tiêu phải nỗ lực, cố gắng rất lớn”, anh Huy nói, đồng thời cho rằng đoàn viên thanh niên phải biến tầm nhìn, mục tiêu của toàn đảng toàn dân trở thành mục tiêu của mỗi người.

Bên cạnh đó, khi phát triển đất nước như vậy thì phải hội nhập và một trong những yêu cầu là giữ vững văn hóa, con người Việt Nam, để khi đến thời điểm vẫn là nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Anh Huy cũng đề nghị các tổ chức đoàn và đoàn viên thanh niên bồi dưỡng thế hệ thiếu niên nhi đồng sẽ làm chủ đất nước vào năm 2045. “Nếu không có giải pháp bồi dưỡng thì không có lực lượng xây dựng đất nước phát triển”, anh Huy nói, và đề nghị các cấp bộ đoàn, đoàn viên thanh niên cơ sở đóng góp các giải pháp cho văn kiện Đại hội Đoàn XII đang được xây dựng.

Anh Nguyễn Anh Tuấn trò chuyện với các đoàn viên, thanh niên tham gia đối thoại trực tuyến.

Sau 2h giao lưu, với chủ đề “Khát vọng cống hiến, lẽ sống thanh niên” Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Nguyễn Anh Tuấn khẳng định: Khát vọng ở từng độ tuổi có thể khác nhau, nhưng đã là con dân của đất Việt ai cũng có tổ quốc, ai cũng có khát vọng đóng góp, cống hiến cho đất nước. Đây cũng là định hướng cao đẹp để mỗi bạn trẻ qua công việc, qua nghiên cứu khoa học, rèn luyện chiến đấu... đóng góp cho đất nước. Các bạn sẽ tìm ra cách để mình lớn hơn, khoẻ mạnh, thú vị hơn, đóng góp, chia sẻ cho cộng đồng nhiều hơn. Chính sự lớn mạnh của mỗi cá nhân thông qua sự chia sẻ cho cộng đồng, đóng góp cho đất nước, tạo những giọt nhỏ cho dòng chảy chung để đất nước Việt Nam hùng cường vào năm 2045.

Câu hỏi của các bạn cho tôi niềm tin rất lớn là mỗi người trẻ đang có khát vọng cống hiến cao đẹp cho sự phát triển lớn mạnh của Việt Nam thời gian tới. 

BBT