Ứng dụng đàm phán ngoại giao trong đàm phán kinh doanh

(CTG) Kinh doanh không chỉ là suy nghĩ và hành động. Đó là sự kết hợp tinh hoa của khối óc, tri thức con người và đặc biệt là nghệ thuật đàm phán trong giao tiếp kinh doanh.


Vừa qua, hơn 400 doanh nhân, nhà quản lý thuộc nhiều Tập đoàn, công ty lớn tại Việt Nam đã có mặt tại khách sạn Daewoo, Hà Nội để tham dự buổi hội thảo “Ứng dụng đàm phán ngoại giao trong đàm phán kinh doanh” do Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan chủ trì.

Hội thảo do Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Trường Đại học FPT phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) và Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) tổ chức.

Là người có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ và quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam, Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan đã chia sẻ những nguyên tắc trong phán ngoại giao để các doanh nhân rút ra bài học và áp dụng vào thực tiễn công việc kinh doanh của mình. Tham gia làm diễn giả của hội thảo còn có chuyên gia kinh tế Phạm Quang Ngọc.



Nguyên Phó Thủ Vũ Khoan trả lời tại hội thảo


Đến với hội thảo, các doanh nhân không những được nâng cao các kỹ năng, kinh nghiệm đàm phán mà đây cũng là dịp giúp họ gặp gỡ, trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh.

Chuyên gia kinh tế Phạm Quang Ngọc chia sẻ: “Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, để phát triển bền vững thì quan điểm của doanh nghiệp về đàm phán cần có sự thay đổi. Vấn đề không phải là đàm phán để phân chia một chiếc bánh đã có mà phải hướng tới việc tạo ra nhiều giá trị cho các bên làm cho chiếc bánh đó lớn hơn. Qua đàm phán thì lợi ích thu được cả 2 bên đều nhiều hơn lợi ích mà họ đã biết trước đó”.

Tâm thế bị động, thiếu chuẩn bị về con người và thông tin đối tác là điểm yếu của không ít doanh nhân Việt trong bàn đàm phán. Đây cũng là nguyên nhân thất bại của họ khi tham gia đấu thầu nhiều hợp đồng lớn. Vì thế, công tác “Đàm phán trong kinh doanh” là kỹ năng không thể thiếu với các doanh nhân.



TS Phạm Quang Ngọc


Với bề dày kinh nghiệm trong nhiều cuộc thương thuyết, đàm phán mang tính quyết định tới tương lai của quốc gia, Nguyên Phó Thủ Tướng Vũ Khoan chia sẻ: “Trong đàm phán, khâu chuẩn bị là quan trọng nhất. Khâu này gồm 3 bước là chuẩn bị đề án, dàn xếp đồng thuận nội bộ, tổ chức đoàn đàm phán. Đặc biệt, trước khi tham gia bất gì một cuộc thương lượng nào, doanh nghiệp cần phải xác định phương án được ưu tiên nhất khi không đạt được thỏa thuận”.



Rất đông Doanh nghiệp tới tham dự hội thảo


Đáp ứng mong muốn của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp, dự kiến ngày 29/10/2011, Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Trường Đại học FPT phối hợp với Hiệp hội doanh nghiệp thành phố Hà Nội (HBA) và Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam (VACOD) sẽ tiếp tục tổ chức hội thảo “Ứng dụng đàm phán ngoại giao trong đàm phán kinh doanh” buổi thứ 2 với nội dung “triển khai đàm phán và thực hiện các cam kết”.

Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) trường đại học FPT:

Được thành lập năm 2009 với sứ mệnh là tạo ra những thế hệdoanh nhân điện tử, những người có khả năng làm chủ được tiến bộ công nghệ mới, sáng tạo trong việc khởi nghiệp và phát triển kinh doanh. Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – trường đại học FPT là đối tác chiến lược với Khoa Quản trị Kinh doanh (HSB) – Đại học quốc gia Hà Nội, một địa chỉ đào tạo về Quản trị Kinh doanh hàng đầu của Việt Nam hiện nay. Do đó, Viện đã kế thừa được những kinh nghiệm 16 năm phát triển, mạng lưới cộng doanh nhân hùng hậu của HSB và được tập đoàn FPT quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thông tin hiện đại.

Website:
http://fsb.edu.vn/ hội Doanh nghiệp Thành phố Hà Nội (HBA):

Là tổ chức tập hợp sức mạnh của cộng đồng doanh nghiệp Thủ đô; là cầu nối cho sự hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp Hội viên thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm mục đích nâng cao khả năng kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hội nhập và phát triển, với tôn chỉ: Hiệp hội là tổ chức của cộng đồng Doanh nghiệp Thủ đô trong đó Hội viên vừa là chủ nhân, vừa là khách hàng của Hiệp hội và mỗi Hội viên đều là khách hàng, là đối tác và là nhà đầu tư chiến lược của nhau.


Hiệp

Website: http://hba.vn/ hội Phát triển Hàng tiêu dùng Việt Nam

Là tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp và đại diện cho các doanh nghiệp ,các cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nghiên cứu, đào tạo về lĩnh vực ngành hàng tiêu dùng. Mục đích hoạt động của Hiệp hội là đoàn kết hội viên, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong việc nghiên cứu, đào tạo, phát triển sản phẩm, nghề nghiệp, chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam cũng là cầu nối và đầu mối thúc đẩy phát triển quan hệ hội viên với các cơ quan nhà nước, với các tổ chức khác trong và ngoài nước và giữa các hội viên.


Hiệp

Website:
http://www.vacod.vn/




Theo Doanh Nhân 360