|
Nhiều nhà lãnh đạo tại công sở đã để mất đi lợi thế cạnh tranh. Họ thiếu những nền tảng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo bền vững và hiệu quả. Có vẻ như họ đã lựa chọn sự tự mãn và mệt mỏi vì cố gắng cải thiện kỹ năng và năng lực của mình. Các nhà lãnh đạo biết rằng đây là vấn đề sống còn. Nếu là vì hiện giờ bạn đang ở vị trí lãnh đạo thì không có nghĩa rằng bạn sẽ mãi mãi là một nhà lãnh đạo hiệu quả. Đó là lý do tại sao nhiều nhà lãnh đạo trở thành những người đi sau trong suốt sự nghiệp của họ. Lãnh đạo hiệu quả là một công việc khó nhọc, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn, có tầm nhìn tốt, ra những quyết định thông minh và phục vụ những người khác thông qua việc theo đuổi đầy đam mê sự kiệt xuất.
Nếu bạn định nghĩa phong cách lãnh đạo của mình trong một từ, bạn sẽ dùng từ nào? Kiểm soát, minh bạch, hợp tác? Có phải bạn đang theo phong cách lãnh đạo đầy sự gắn kết, truyền cảm hứng và có tầm nhìn? Bạn có đưa ra những điều chỉnh/cải thiện cần thiết về phong cách lãnh đạo của bạn để bạn vẫn giữ được sự phù hợp với yêu cầu không ngừng thay đổi của thị trường mới?
Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất biết rằng họ phải luôn phải làm mới bản thân. Hầu hết các nhà lãnh đạo không làm như vậy. Họ vẫn giữ thái độ hài lòng với vị trí hiện tại và cố gắng sử dụng mãi một phong cách và cách làm với mọi đối tượng nhân viên và tổ chức mà họ đang phụng sự. Đây là lý do tại sao họ thấy thật khó để tạo ra và duy trì được động lực trong công việc và sự nghiệp của họ. Thay vì tìm cách để chủ động hơn, họ lại tự trôi nổi và sợ thuyền va vào đá.
Ở độ tuổi 30, tôi đã đứng trước một sự lựa chọn. Lãnh đạo theo cách những người khác muốn hoặc theo những cách hoàn toàn tự nhiên đối với tôi. Giữ nguyên cách đang làm hay thử nghiệm cách lãnh đạo của riêng mình. Cách lãnh đạo đầy tính đam mê, chất doanh nhân và hợp tác đã tác động mạnh và tăng tầm ảnh hưởng của tôi. Tôi áp dụng cách lãnh đạo đi từ dưới lên và chú trọng những sáng kiến mở rộng để tạo ra một môi làm việc tập trung vào cả tập thể chứ không chỉ vài người nổi bật ở top đầu.
Thoạt đầu, có vẻ như tôi đã mạo hiểm với vai trò lãnh đạo của mình vì nó không đồng nhất với văn hóa công sở, nhưng khi kết quả công việc của cả tập thể được cải thiện, phong cách của tôi đã khuyến khích những quan điểm và tinh thần mới để những người khác làm theo- và triển vọng về một luồng văn hóa mới đã bắt đầu bắt rễ.
Lãnh đạo là mạo hiểm và biết khi nào thì cần mạo hiểm. Nếu bạn không cảm thấy thoải mái trong sự bất tiện (đủ can đảm để nhận biết và nắm giữ các cơ hội những người khác không làm được và làm những việc mà những người khác sẽ không làm) thì bạn không thể nào trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả. Đây là những điều cơ bản tạo nên một sự lãnh đạo bền vững. Hãy nhìn xung quanh bạn và tự hỏi mình câu hỏi sau: Liệu phong cách lãnh đạo của bạn đã trở nên lỗi thời chưa?
Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời của mình, thì dưới đây là 5 dấu hiệu cho thấy đã tới lúc bạn cân nhắc lại một sự thay đổi trong phương pháp và phong cách lãnh đạo của chính bạn:
1. Bạn đưa ra những quyết định tồi
Khi các nhân viên bắt đầu đặt câu hỏi về phán quyết lãnh đạo của bạn, thì đó là lúc bạn nên lùi lại và đánh giá phong cách và phương pháp lãnh đạo của bạn. Khi các nhà lãnh đạo bắt đầu đưa ra những quyết định tồi một cách có hệ thống, thì đó là dấu hiệu cho thấy họ đã trở nên mất kiểm soát với những cách lãnh đạo và kinh doanh mới. Họ cần xác định lại cách làm thế nào để lấp đầy khoảng trống trong văn hóa nơi làm việc- một yêu cầu để phát triển và cạnh tranh.
Khi các lãnh đạo bắt đầu mất đi năng lực quan sát rộng của mình, họ trở nên ôm đồm và đưa ra những quyết định ngắn hạn có thể không đem lại lợi ích tốt nhất cho tổ chức. Điều này sẽ dẫn đến kết quả là việc thực hiện tồi, thiếu trọng tâm chiến lược, các quyết định tuyển dụng sai và việc sử dụng kém hiệu quả người tài và các nguồn lực.
Khi lãnh đạo bắt đầu phát triển chệch với doanh nghiệp, họ bắt đầu mất tự tin, nghi ngờ bản thân và họ nhìn mọi việc qua lăng kính của sự không chắc chắn và ngờ vực.
2. Bạn tự mãn
Khi bạn mất đi động lực và ý chí cạnh tranh, phong cách và phương pháp lãnh đạo của bạn bắt đầu lộ ra tính kém hiệu quả của bạn. Tôi đã thấy nhiều lãnh đạo đã để mất đi sự khiêm nhường trong sự nghiệp của mình- họ tự mãn và mất đi khả năng chú ý tới những chi tiết. Họ bắt đầu mất đi sự điềm tĩnh, họ chuyên quyền và thích mạo hiểm với những việc chưa được biết đến.
Khi các nhà lãnh đạo trở nên tự mãn, họ ngừng quan tâm. Họ tự động xuôi theo dòng chảy hơn là làm theo 15 điều các nhà lãnh đạo thành công nhất hay làm hằng ngày. Ví dụ, bạn sẽ biết đây là lúc cần xem lại phong cách lãnh đạo của mình khi bạn không còn là chính mình và thấy bản thân mình là nạn nhân của thói quan liêu tại công sở.
3. Bạn ích kỷ
Các nhân viên không ưa những vị lãnh đạo ích kỷ. Các nhà lãnh đạo ích kỷ khiến người khác khó mà theo họ. Khi các nhà lãnh đạo tỏ rõ họ chỉ quan tâm tới sự thăng tiến của chính họ và ngưng hỗ trợ, đề bạt người khác, các nhân viên sẽ bỏ đi. Đây là lúc lãnh đạo cần tự đánh giá phong cách lãnh đạo của mình và những gì họ muốn đạt được trong sự nghiệp của họ.
Một lần tôi làm việc cho một vị lãnh đạo chỉ mải mê quan tâm đến bản thân ông ta. Ông ta tự nâng bản thân và tìm cách để lộ ra những khiếm khuyết của những người khác. Ông ta có thể đi khắp hành lang và nói một cách tiêu cực về công ty và lý do tại sao mọi người nên theo ý kiến của ông ta. Ông ta không hợp tác chừng nào chưa nhận được thứ gì đó từ người khác. Ông đã gây tác động xấu tới tinh thần của các nhân viên và cuối cùng đã bị sa thải. Người này giống như một kẻ bóc lột hơn là một nhà lãnh đạo.
4. Chỉ số được ưa thích của bạn sụt giảm
Sự ưa thích là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong thành công của một nhà lãnh đạo. Khi các nhân viên ngừng thích lãnh đạo của họ thì đã đến lúc phong cách lãnh đạo của họ phải thay đổi. Nhiều nhà lãnh đạo không biết làm thế nào để kiểm soát sự lãnh đạo của họ. Họ nhận quyền lực và những ảnh hưởng của chức danh và trách nhiệm. Họ trở nên kiêu ngạo hơn là biết ơn vì có cơ hội đó và quên đi rằng họ được trao quyền lực để trở nên tốt đẹp hơn.
Các nhà lãnh đạo vĩ đại rất dễ tiếp cận và bạn có thể cảm nhận được sự ấm áp và chân thành một cách tự nhiên từ họ. Sự ưa thích nên là điều tự nhiên. Khi bạn bắt đầu cảm thấy các đồng nghiệp của bạn bất bình với sự hiện diện của bạn hơn là chào đón nó thì đó là lúc cần thay đổi phương pháp và phong cách lãnh đạo của bạn.
5. Bạn ngừng làm mới
Nếu bạn e ngại sự thay đổi thì bạn sẽ thấy rất khó để làm mới bản thân. Nếu bạn không biết làm thế nào để làm mới bản thân, bạn sẽ thấy thành công của bạn ở vị trí lãnh đạo sẽ rất ngắn. Làm mới bản thân là một nhân tố thành công quan trọng khác trong việc lãnh đạo. Thành công bền vững trong việc lãnh đạo phụ thuộc vào việc trở nên chủ động đối với thị trường luôn thay đổi và đòi hỏi bạn phải không ngừng làm mới phong cách, phương pháp và quan điểm tổng thể của bạn.
Nếu các nhà lãnh đạo không thể làm mới bản thân họ, thì họ sẽ rất khó làm mới tổ chức của họ, nhân viên và cả chiến lược của cả công ty. Khi bạn ngừng làm mới, bạn trở nên vô trách nhiệm với những người mà bạn đang phụng sự và cả sự phát triển nghề nghiệp của chính bạn. Các vị lãnh đạo không thường xuyên làm mới sẽ sa lầy trong những đường mòn cũ kỹ – hoặc họ sẽ thay đổi con đường nghề nghiệp nhiều lần mà không biết tới đích đến trong đầu. Điều này sẽ khiến việc tạo ra và duy trì động lực trở nên khó khăn và cuối cùng họ sẽ thấy khó dung nạp bất cứ vị trí lãnh đạo nào.
Giờ bạn hãy tự hỏi bản thân một lần nữa: Liệu phong cách lãnh đạo của bạn đã lỗi thời chưa? Nếu nó đã lỗi thời, bạn sẽ cần làm gì để thay đổi phong cách và phương pháp lãnh đạo của mình? Là những nhà lãnh đạo trong thị trường và công sở mới, nếu vẫn muốn mình vẫn tiếp tục phù hợp với hoàn cảnh thì chúng ta phải ngừng chú trọng bản thân và sự thăng tiến của cá nhân mình và làm quen lại với những ý tưởng và những ý tưởng đã đã giúp bạn đến với vị trí lãnh đạo: ra những quyết định tốt và mạo hiểm, dễ tiếp cận và được ưa thích; và theo đuổi đầy đam mê sự kiệt xuất và luôn làm mới.
Theo KTKT