Báo chí dưới lăng kính cuộc cách mạng truyền thông (Kỳ 1)

(CTG) Lạ kỳ là, mặc dù các cuộc cách mạng truyền thông liên tục nổ ra, môi trường truyền thông vẫn ở tình trạng quốc gia hoá.



Tôi đến đây để nói về quyền tự do báo chí, bằng cách kể câu chuyện về một cuộc cách mạng truyền thông, nhưng không phải là cuộc cách mạng truyền thông của nước Mỹ, mà cuộc cách mạng truyền thông cách đây 500 năm.

Nhà thờ và những người cải cách

Sau khi Johannes Gutenberg phát minh ra ngành in typô ở châu Âu và Kinh Thánh được xuất bản bằng những ngôn ngữ phổ biến như tiếng Pháp, tiếng Ý, Tây Ban Nha, tiếng Đức và tiếng Anh vào năm 1526, William Tyndale đã dịch Kinh Thánh sang tiếng Anh, đề nghị in và bán những bản in sang Anh.

Quan điểm của Nhà thờ Công giáo về vấn đề này luôn rõ ràng, họ cho rằng, nếu chúa Jesus chỉ cần tiếng Latin là đủ thì bạn cũng vậy, họ không tán thành việc xuất bản những cuốn Kinh Thánh bằng các thứ tiếng nói trên. Đặc biệt, Giám mục London lo ngại trước thông tin người ta sẽ cho ra đời một bản Kinh Thánh bằng tiếng Anh. Do đó, ông ta đã tìm cách ngăn chặn trước khi bản Kinh Thánh tiếng Anh đến được tay công dân Anh.

Không may là Tyndale và những cuốn Kinh Thánh không ở nước Anh, mà ở Antwerp. Quyền lực của Giám mục London không vượt qua được biên giới nên Phương án B được triển khai. Một thương gia Công giáo người Anh giàu có tên là Augustine Packington nhận thực hiện phương án này. Ông ta đến Antwerp tìm Tyndale, mua tất cả các bản Kinh Thánh tiếng Anh đang tồn tại và sau đó... đốt hết. .

Thật khó tưởng tượng ra một viễn cảnh đối lập hơn điều Giám mục London mong muốn hơn viễn cảnh đó. Và đó còn là gì nữa ngoài một cuộc đối đầu trong cuộc đấu tranh dài giữa Nhà thờ Công giáo và những nhà xuất bản ngang bướng đang ngày càng tăng trong tầng lớp trí thức quá khích của châu Âu thế kỷ XV. Đó là thời kỳ được gọi là Chống cải cách và Nhà thờ nỗ lực phát minh ra hết chiến lược này đến chiến lược kia để chống cải cách. Một trong những chiến lược của họ là lần đầu tiên soạn thảo một bản liệt kê các loại sách bị giáo hội cấm.

Danh mục sách cấm là để đối phó với sự tràn lan. Nhà thờ Công giáo đang cố gắng thoát khỏi mối đe doạ là những cuốn sách dị giáo đang lan truyền rộng rãi, được viết bằng những ngôn ngữ mà người không biết tiếng Latin cũng có thể hiểu được và đáng lo ngại nhất là chúng ngày càng rẻ.

Tôi rất tiếc cho những ai trong số các bạn đã không được biết về việc này, tôi sẽ tiết lộ kết cục, phong trào chống lại cải cách thất bại. Như vậy, hàng loạt chiến lược Nhà thờ Công giáo cố gắng thực hiện trong giai đoạn này cuối cùng kết thúc trong bế tắc. Năm 1648, Nhà thờ Công giáo dừng phong trào chống cải cách.

Hầu hết bất cứ năm nào trong thế kỷ XVI, nhà thờ cũng thông báo rằng phong trào chống cải cách - vốn đã ngừng lại - sẽ là ứng cử viên nặng ký cho sự kiện quan trọng nhất của năm. Nưng họ không tiếp tục tuyên bố như thế cho đến năm 1648, bởi nhiều sự kiện quan trọng hơn nhiều đã xảy ra trong năm đó, đó là chấm dứt cuộc chiến kéo dài 30 năm và ký kết Hiệp ước Westphalia.

Sự hình thành nền báo chí cục bộ quốc gia

Theo Hiệp ước Westphalia, châu Âu được phân chia thành những quốc gia được định rõ. Như vậy, những quốc gia châu Âu và sau đó là thế giới sẽ là mô hình mang đặc trưng của những khu vực địa lý, về phương diện văn hoá, dân số gắn với ngôn ngữ học và những chính phủ được xác định khá riêng rẽ.

Một điều kỳ lạ đã xảy đến với môi trường truyền thông dưới ánh sáng của Hiệp ước Westphalia. Đó là phong trào chống toàn cầu hoá. Cuối thể kỷ XVI, môi trường truyền thông mang tính toàn cầu thấp hơn môi trường truyền thông đầu thế kỷ XV. Ấn phẩm in ở Antwerp không còn được đọc ở London, ấn phẩm in ở Venice không còn được đọc ở Madrid. Sau Hiệp ước Westphalia, truyền thông có đặc thù là chỉ dành cho những người tiêu dùng trong nước.

Điều này có nhiều lý do. Một số lý do khá thực tế. In ấn gần, vận chuyển gần thì rẻ hơn là in ấn xa và vận chuyển xa. Một số lý do lạ thường. Khi số người bắt đầu viết sách ngày càng nhiều thì những người sở hữu hãng in phải ở nơi tác giả ở và hầu hết những người viết sách tiếng Pháp là ở Pháp.

Từ 1648 đến nay, người ta phát minh ra nhiều phương tiện truyền thông. Tôi nhìn thấy máy điện báo, máy hát, máy ảnh, chúng ta nhìn thấy những bức tranh chuyển động và tính nhanh lỗi thời của tất cả những thứ tương tự như đài và tivi. Nhưng lạ kỳ là, mặc dù các cuộc cách mạng truyền thông liên tục nổ ra, môi trường truyền thông vẫn ở tình trạng quốc gia hoá.

Truyền thông có xu hướng sản xuất trong nước nơi nó được tiêu thụ. Điều này đặc biệt đúng đối với truyền thông chính trị. Như vậy, cho dù tất cả các loại hình truyền thông mới được phát minh thì phong trào chống toàn cầu hoá sau Hiệp ước Westphalia vẫn tồn tại nguyên vẹn trong vài thế kỷ.

Điều này có một số lý do, vài lý do trong số đó là tính kinh tế. Cần một khoản tiền lớn để sở hữu một hãng in hoặc một đài phát thanh, truyền hình có thể dễ dàng phát triển trong một đất nước nơi có người tiêu dùng của phương tiện truyền thông đó. Một số lý do mang tính công nghệ. Một đài phát thanh phát sóng gần sẽ dễ hơn phát sóng xa. Một số lý do mang tính định chế. Tại một số thời điểm quan trọng trong thế kỷ XX, nước Mỹ phải lựa chọn. Chính phủ Mỹ phải lựa chọn xem bộ máy điều hành của mình ưa thích số lượng lớn các đài phát thanh nhỏ hay số lượng nhỏ các đài phát thanh lớn. Họ thường chọn các đài phát thanh lớn, với số lượng ít.

Nước Mỹ thích làm việc với một số cơ quan truyền thông tương đối lâu đời, tương đối ổn định và tương đối lớn. Sự tồn tại của tuyên ngôn quốc gia vừa như là một bệ đỡ vừa như là nơi chuyên chở quyền tự do ngôn luận cho phép chúng ta (nước Mỹ - ND) có quyền tự do ngôn luận theo cả 2 cách này trong môi trường tự do ngôn luận hiện tại của chúng ta. Nước Mỹ có thể được hiến pháp bảo vệ quyền tự do ngôn luận đến mức khó tin nhưng Mỹ có một loạt các bộ luật quy định, bạn không thể phỉ báng mọi người, bạn không thể tiêt lộ bí mật kinh doanh và ở đây có kiểm soát những lời lẽ tục tĩu.

Bởi vì toàn bộ giao tiếp diễn ra trong phạm vi một quốc gia, hệ thống luật pháp có thể làm cân bằng những lợi ích đang cạnh tranh bởi toàn bộ hệ thống bị cản trở bởi những biên giới. Nếu bạn muốn thấy bối cảnh của một quốc gia quan trọng như thế nào, 350 năm sau khi bối cảnh đó tồn tại, tôi không thể làm gì hơn là trích dẫn câu của Marcus Brauchli, Tổng biên tập Washington Post. Trong bài giảng Salant Lecture năm ngoái, ông đã kể câu chuyện Lầu Năm góc đến tờ báo của ông yêu cầu không xuất bản câu chuyện Lầu Năm góc. Bây giờ, dĩ nhiên, quan điểm của Brauchli là chính phủ quyền lực nhất trên thế giới cũng không thể đòi hỏi hay yêu cầu tờ báo làm bất cứ việc gì. Brauchli đã nói, tất cả những gì họ có thể làm là nói về lợi ích quốc gia và yêu cầu tổng biên tập tờ báo cân nhắc lợi ích quốc gia trước quyết định xuất bản và sau đó để tổng biên tập tự quyết định.

Đó thật sự là thời huy hoàng của nước Mỹ khi chính phủ không thể yêu cầu các phương tiện truyền thông không xuất bản. Đó là một phần câu chuyện mà Brauchli đã kể.


Theo Tuần Việt Nam