Đến tham dự buổi giao lưu trực tuyến có ông Nguyễn Thế Trung, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó trưởng ban thường trực Ban Dân vận T.Ư, anh Nguyễn Hoàng Hiệp, Bí thư T.Ư Đoàn, các vị khách mời và một số cán bộ các phòng ban T.Ư Đoàn.
Khách mời tham gia giao lưu trực tuyến gồm:
1. Ông Đào Công Hải - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Ông Hoàng Bá Đồng - Phó phòng Tín dụng người ngheo, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.
3. Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Simco Sông Đà.
4. Ông Trần Khánh Hùng - Giám đốc Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Hà Tĩnh.
5. Ông Nguyễn Đức Thịnh - Phó giám đốc Trung tâm XKLĐ Công ty cổ phần Sông Đà 909.
Các vị khách mời đã trực tiếp trả lời những thắc mắc của các bạn xung quanh vấn đề “ Đi lao động ở nước ngoài”.
Nội dung:
Thanh Hà (Nghệ An - lenguyenhathanh132@yahoo.com ): Nếu gặp khó khăn trong công việc, sinh hoạt tại nước bạn. Đồng thời bị chủ lao động quản lý quá chặt chẽ thì việc liên hệ hỗ trợ, giúp đỡ người lao động sẽ liên lạc với ai?
Ông Đào Công Hải:
Trước tiên, bạn có thể liên hệ với Ban quản lý lao động thuộc cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại nơi bạn đang làm việc để nhờ hỗ trợ. Thông thường nếu bạn đi qua một doanh nghiệp xuất khẩu lao động của VN thì bạn có thể liên hệ với đại diện của doanh nghiệp tại nước sở tại.
Nếu bạn cho biết cụ thể bạn hiện đang làm việc tại nước nào thì chúng tôi có thể cung cấp cho bạn địa chị cụ thể để bạn liên hệ nhờ giúp đỡ.
Lý Mỹ Phương (34 Triệu Quang Phục- lymyphuong@gmail.com ): Tôi muốn vay tiền để đi du học, xin hỏi tôi cần làm thủ tục như thế nào?
Ông Hoàng Bá Đồng:
Theo chính sách tín dụng của Chính phủ đối với sinh viên được quy định tại QĐ số 157 của Thủ tướng Chính phủ thì trường hợp đi du học ở nước ngoài không thuộc đối tượng vay vốn tại ngân hàng Chính sách xã hội. Nếu bạn đi tu nghiệp ở Nhật Bản thì có thể vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
Nhã Phương (Trà Vinh- tvphuong@gmail.com ): Nếu có ngân hàng hoặc một doanh nghiệp nào cần liên kết để giúp đỡ thanh niên lập nghiệp, thủ tục như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Thịnh: Ông Đào Công Hải - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngopaif nước, Bộ lao động - Thương binh xã hội
Hiện nay doanh nghiệp tôi đang có chương trĩnh hỗ trợ 100 % kinh phí không cần phải vay vốn ngân hàng cho người đi làm việc có thời hạn tại Malaysia. Công ty sẽ ứng trước kinh phí và sau đó sẽ trừ dần vào lương sau khi sang làm việc tại Malaysia. Thủ tục và hồ sơ xin đi xuất khẩu lao động, bạn có thể liên hệ trực tiếp với công ty chúng tôi theo địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Sông Đà 9, đường Phạm Hùng, Mỹ Đình huyện Từ Liêm Hà Nội. ĐT: 0912 113 033 - 0912 113 033 (anh Thịnh) - 043. 768 4495 (số máy lẻ 111)
Lý Tiểu Khương (121 Triệu Quang Phục- lytieukhuong@gmail.com ): Kính gởi ông Đào Công Hải, hiện nay bạn gái tôi đang du học tại Úc và dự kiến năm sau chúng tôi kết hôn. Vậy theo ông, tôi có được vợ (sau khi cưới) bảo lãnh qua Úc theo diện chồng theo vợ học hay làm việc không? Nếu được thì những yêu cầu đối với tôi như thế nào? Xin cảm ơn.
Ông Đào Công Hải:
Thông thường, nếu bạn đi lao động ở nước ngoài thì tùy thuộc quy định ở từng nơi, ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, các nước Trung Đông thì không được mang theo người nhà trong thời gian đó. Còn nếu là chuyên gia (trình độ ĐH trở lên) thì có thể được mang gia đình theo.Quy định tại Úc, thực tế thì hiện nay lao động là người VN rất ít. Tuy nhiên, nếu bạn cần tìm hiểu thêm thì liên hệ với Cục lãnh sự Đại sứ quán Úc tại VN để tìm hiểu thêm.
Phi Vũ (vuphi22@yahoo.com ): Chào ông Trần Khánh Hùng, xin hỏi trung tâm của ông có chức năng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc không?
Ông Trần Khánh Hùng:
Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Hà Tĩnh không có chức năng đưa người lao động ra nước ngoài làm việc. Trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm thanh niên Hà Tĩnh chỉ có chức năng tư vấn, giới thiệu, dạy nghề và cung ứng lao động cho doanh nghiệp được phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc.
Nguyễn Chánh Tân (tantan2010@yahoo.com ): Chào ban tư vấn, tôi có thắc mắc muốn được giải đáp: Tại sao phải đi XKLD sang các nước, làm việc tại VN không tốt hơn sao?
Ông Trần Khánh Hùng:
Thông qua thực tế XKLĐ của Việt Nam sang nước ngoài của Hà Tĩnh, người lao động sau khi làm việc ở nước ngoài thì thu nhập thực tế của họ so với trong nước thì cao hơn. Và người lao động sau khi hoàn thành hợp đồng về nước, từ nhận thức, tay nghề, kiến thức, ngoại ngữ vững vàng hơn... Tuy nhiên, đa số các bạn trẻ vẫn có thể tìm được những cơ hội việc làm tốt tại trong nước.
Ông Đào Công Hải: Hiện nay, giải quyết việc làm ở trong nước là một vấn đề lớn mà Đảng và Nhà nước đang quan tâm. Hiện cần phải tạo ra 1,5 triệu việc làm mới, trong khi lực lượng lớn hơn khả năng tạo việc làm. Nếu bạn tìm được việc làm trong nước tốt thì tốt.
Nếu đi làm việc ở nước ngoài, bạn có nhiều cái mà bạn có thể đạt được: thu nhập, trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn tay nghề cao, ý thức tác phong kỷ luật lao động được tăng cường. Qua 3 năm làm việc ở nước ngoài, bạn sẽ được trải qua môi trường làm việc rất tốt. Về nước có nhiều cơ hội để tìm việc làm tốt hơn, hoặc có thể sử dụng vốn để tạo dựng kinh tế gia đình và từ đó bạn sẽ có tương lai tốt hơn
Công Trí (Thanh Hóa- triminhcong@yahoo.com ): Thưa bà Hồng Hạnh, bà có thể khái quát hình thức và mô hình hoạt động của công ty Simco Sông Đà để thanh niên chúng tôi hiểu rõ?
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh:
Công ty cổ phần Simco Sông Đà là 1 trong gần 80 đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Sông Đà, do Tổng công ty nắm cổ phần chi phối là 51%. Ngày 12.1.2010, Thủ tướng Chính phủ đã kí quyết định phê duyệt đề án thành lập tập đoàn Sông Đà, trong đó Tổng công ty Sông Đà là đơn vị nòng cốt, với sự tham gia của một số tổng công ty nhà nước lớn khác như: Lilama, Licogi, Coma, Tổng công ty Sông Hồng, DIC. Tiền thân của công ty là Trung tâm Hợp tác lao động ngoài nước Sông Đà với chức năng chuyên doanh xuất khẩu lao động và bắt đầu hoạt động trong lĩnh vực này từ năm 1997.
Hiện nay, bộ máy trực tiếp thực hiện công tác xuất khẩu lao động của công ty gồm có 5 trung tâm xuất khẩu lao động và phòng quản lý xuất khẩu lao động. Các trung tâm đều trực thuộc sự quản lý thống nhất của công ty. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã đưa được gần 20.000 lao động và chuyên gia đi làm việc và học tập tại: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Libya, Nga, Cộng hòa Séc, các nước khu vực Trung Đông... Ngoài lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các lĩnh vực khác như xây dựng hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp, kinh doanh thương mại, sản xuất công nghiệp, đầu tư tài chính...
Lê Ngọc Tính (Hà Tĩnh - tinhngocle2313@yahoo.com ): Thưa ông Hùng, có thể hiểu khái quát mô hình hoạt động của trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Hà Tĩnh như thế nào? Mỗi năm cung ứng được cho thị trường
khoảng bao nhiêu lao động?
Ông Trần Khánh Hùng - GĐ TT dạy nghề và giới thiệu việc làm Thanh niên Hà Tĩnh
Ông Trần Khánh Hùng:
Mô hình của trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên Hà Tĩnh với một mô hình hoạt động giải quyết việc làm cho thanh niên Hà Tĩnh và các tỉnh miền Trung. Cấu trúc bộ máy tương đối gọn nhẹ, bộ máy gồm có 50 CB CNV, có 7 phòng nghiệp vụ, có 1 siêu thị việc làm, 4 xưởng dạy nghề, có 8 phòng học lý thuyết, có khu nội trú với 60 phòng và nhà ăn phục vụ cho trên 100 lượt người.
Các phòng nghiệp vụ chủ yếu phục vụ cho tiếp nhận, tư vấn cho người lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Là đơn vị tự hoạch toán cân đối tài chính, cho đến nay, là 1 đơn vị có uy tín của người lao động trên địa bàn Hà Tĩnh cũng như các tỉnh miền Trung.
Mỗi năm, Trung tâm đào tạo trên 1.000 học viên phục vụ cho xuất khẩu lao động; tư vấn, giới thiệu, cung ứng cho trên 5.000 lao động đi làm việc trong và ngoài nước. Hiện nay, đang quản lý trên 15.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài. Trong đó, có trên 500 lao động thuyền viên (đánh bắt cá xa bờ, gần bờ cho các tàu cá nước ngoài) nhận lương tại trung tâm. Ngoài ra, trung tâm thường xuyên liên kết với các trường đại học trong nước như: Đại học Công nghiệp TP.HCM, Đại học Hà Tĩnh, 6 doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Lý Minh Sơn (Thái Bình - sonleminh@gmail.com ): Thưa ông Hùng, nếu không đủ tiền để có thể đi XKLĐ thì có thể tìm đến đơn vị nào để có thể vay vốn?
Ông Trần Khánh Hùng:
Khi có nguyện vọng đi XKLĐ nước ngoài mà gia đình không đủ vốn thì bạn có thể thông qua các kênh như: Quỹ tín dụng của xã, phường nơi mình cư trú và thông qua các hệ thống ngân hàng: Nông nghiệp phát triển Nông thôn, BIDV, Ngân hàng đầu tư. Đặc biệt nếu như thuộc diện hộ nghèo thông qua ngân hàng chính sách sẽ được vay vốn ưu đãi. Theo quyết định 1138 của Chính phủ năm 2004, người đi lao động nước ngoài được vay vốn thông qua các hệ thống ngân hàng trên địa bàn và được vay từ 80 - 100%.
Tiến Dũng (Đồng Nai - dungbuti@gmail.com ): Hiện nay Ngân hàng chính sách giải quyết vốn vay cho thanh niên dựa vào tiêu chí nào, thanh niên phải thông qua đơn vị nào không hay trực tiếp đến ngân hàng giải quyết?
Ông Hoàng Bá Đồng:
Hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các bạn thanh niên thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí quy định của Bộ LĐ-TB-XH hoặc thuộc diện đối tượng chính sách có thể vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, vay vốn giải quyết việc làm...
Nếu bạn có nhu cầu vay vốn có thể liên hệ với các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác tại nơi bạn đang cư trú để gia nhập các tổ tiết kiệm vay vốn, tổ tiết kiệm vay vốn sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội
Hoàng Long (hoanglongng @gmail.com) Tôi muốn đi lao động nước ngoài nhưng không biết chọn nước nào? Ngành nghề ra sao? Xin các khách mời tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Ông Nguyễn Đức Thịnh:
Trước hết bạn phải định hướng ngành hoặc nghề nghiệp bạn sẽ gắn bó sau này để từ đó có thể chọn lựa thị trường đi làm việc, tích lũy kinh nghiệm, cũng như học hỏi nâng cao tay nghề.
Mức lương của người lao động khi làm việc ở nước ngoài sẽ tùy thuộc vào tay nghề. Chính vì vậy để được hưởng mức lương cao, chúng ta cần phải chuẩn bị tay nghề một cách kỹ lưỡng. Nếu bạn là thợ hàn bạn có thể hưởng mức lương từ 500 - 1.000 USD còn nếu bạn không có tay nghề bạn chỉ hưởng mức lương từ 200 - 300 USD.
Ngọc Sơn (Hà Tĩn - anhhungvodanhdao @yaohoo.com): Muốn đi xuất khẩu lao động cần những thủ tục gì? Thường thì các thị trường đòi hỏi trình độ nhân lực như thế nào?
Ông Đào Công Hải :
Bạn có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài thì trước tiên phải đến sở lao động nơi bạn cư trú để nhận những thông tin cần thiết hoặc gọi điện theo đường dây nóng của Cục quản lý lao động ngoài nước: (04) 38249517, xin máy lẻ: 511, 512, 513 hoặc 601, 605 để được tư vấn.
Hiện nay có nhiều đối tượng có thể tham gia xuất khẩu lao động (LĐ) được: LĐ phổ thông, LĐ có tay nghề, LĐ trình độ cao. Độ tuổi từ 19 - 39 tuổi, không có tiền án tiền sự, sức khỏe tốt. Nếu bạn đăng ký qua một trong 170 doanh nghiệp xuất khẩu LĐ tại VN, các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ và giúp bạn đi LĐ tại nước ngoài. Danh sách các doanh nghiệp nêu trên được đăng tải trên trang web của cục Quản lý LĐ ngoài nước: www.dolab.gov.vn.
Chi phí và tất cả những nội dung được đào tạo trước khi đi thì tùy từng thị trường, các doanh nghiệp sẽ tư vấn cụ thể cho bạn.
Lê Văn Sơn (Đà Nẵng - Lesonsh@gmail.com ): Đi lao động nước ngoài tốn khoảng bao nhiêu - đi lao động nước nào ,thời gian bao lâu, xin cho tôi biết.
Ông Nguyễn Đức Thịnh:
Nếu bạn đi xuất khẩu lao động tại Malaysia, công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn 100% kinh phí, sau đó sẽ trừ dần vào lương khi bạn chính thức sang Malaysia làm việc.
Hiện nay, mức thu nhập trung bình hằng tháng tại thị trường này là 4 - 5,6 triệu đồng/tháng. Thời hạn lao động theo hợp đồng là 3 năm, có thể gia hạn thêm 2 năm nữa. Hiện tại chúng tôi đang làm đơn hàng xuất khẩu lao động là đối tượng nữ, với ngành nghề: lắp ráp đồ điện tử.
Mỹ Hạnh ( myhanh@yahoo.com ) :Chào bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Tôi nghe nói các trung tâm đưa người lao động xuất khẩu sang các nước hay lừa tiền của họ, công ty của bà hoạt động như thế nào? Làm sao để chúng
tôi tin tưởng trao tiền bạc và tính mạng của mình cho công ty bà?
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Phó TGĐ Công ty CP Simco Sông Đà
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh:Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm tìm hiểu về mô hình hoạt động của công ty! Đúng là trong thời gian vừa qua, có rất nhiều trung tâm, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động xuất hiện. Trong số đó, có một số đơn vị hoạt động không hiệu quả, tuyển chọn lao động xong không khai thác được đơn hàng cho người lao động xuất cảnh; thu tiền của người lao động quá quy định của nhà nước; thậm chí có một số đơn vị không có chức năng xuất khẩu lao động nhưng vẫn tuyển chọn và thu tiền của người lao động, rồi đưa người lao động lòng vòng qua nhiều khâu trung gian khác, nhưng người lao động vẫn không xuất cảnh được, gây thiệt hại trực tiếp cho người lao động về tài chính, công sức và thời gian... làm giảm uy tín của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn đứng đắn. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu đi làm việc tại nước ngoài thì nên tìm đến các doanh nghiệp trước hết là có giấy phép xuất khẩu lao động do Bộ LĐ-TB-XH cấp, đồng thời doanh nghiệp đó đã hoạt động trong lĩnh vực này một thời gian và tạo được uy tín nhất định.
Bạn có thể liên hệ với Cục quản lý lao động ngoài nước tại số 41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội để nhận được thông tin cụ thể về hoạt động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Về Simco Sông Đà, công ty đã hoạt động trong lĩnh vực XK LĐ hơn 10 năm, và đã đưa gần 20.000 lượt người đi nước ngoài. Công ty luôn được các cơ quan chức năng trong công tác XK LĐ như Cục quản lý lao động ngoài nước, Hiệp hội xuất khẩu lao động đánh giá cao và khen thưởng hàng năm. Hiện nay, công ty có 5 trung tâm XK LĐ gồm: TT XK LĐ số 1, số 2, số 3, số 6 và số 8 được chuyển đổi từ các phòng nghiệp vụ về XK LĐ trước đây của công ty. 5 trung tâm này hiện nay đều đặt văn phòng tập trung tại trụ sở chính của công ty (Khu B, nhà G10, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân, Hà Nội). Các trung tâm có quyền tự chủ trong công tác tạo nguồn LĐ, khai thác đơn hàng nhưng vẫn chịu sự quản lý giám sát và chỉ đạo trực tiếp của ban lãnh đạo công ty.
Ngoài 5 trung tâm XK LĐ, công ty còn thành lập phòng quản lý XK LĐ có chức năng theo dõi, hỗ trợ cho các trung tâm XK LĐ và tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong công tác định hướng phát triển hoạt động XK LĐ. Công ty còn cử một Phó tổng giám đốc phụ trách trực tiếp mảng hoạt động này. Ngoài ra, công ty còn quản lý một trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Kinh tế Simco Sông Đà. Trường sẽ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người LĐ trước khi ra làm việc tại nước ngoài.
Tất cả các hợp đồng cung ứng lao động ký kết với đối tác nước ngoài, các văn bản báo cáo, giao dịch với các cơ quan chức năng trong nước, các khoản thu từ người LĐ, hợp đồng đưa người LĐ đi làm việc tại nước ngoài do các trung tâm XK LĐ của công ty triển khai đều do Phòng quản lý XK LĐ kiểm tra và trình lên Phó tổng giám đốc phụ trách XK LĐ hoặc Tổng giám đốc công ty ký duyệt.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin ở câu trả lời của tôi ở câu hỏi trước đó để biết thêm thông tin khái quát về tình hình hoạt động của công ty.
Nếu bạn có nhu cầu đi XK LĐ, có thể liên hệ với phòng quảng lý XK LĐ của công ty theo số điện thoại: (04) 35522 333 hoặc (04) 3552 0402.
Công Nhàn ( anhhong2000@gmail.com) :Trước khi đi xuất khẩu lao động, người lao động có cần phải trải qua một khóa huấn luyện không?
Ông Trần Khánh Hùng :Người lao động nước ta phần lớn xuất phát từ con em nông thôn, miền núi, vùng biển... cho nên từ tác phong công nghiệp đến kiến thức ngoại ngữ, kể cả kiến thức tay nghề còn nhiều hạn chế. Vì vậy, trước lúc đi lao động nước ngoài, yếu tố cần là bắt buộc người lao động phải có 1 quá trình tập huấn, giáo dục, định hướng về phong tục tập quán của nước đến lao động cũng như kiến thức ngoại ngữ là yếu tố cần.
Vì vậy, người lao động trước lúc đăng ký đi lao động nước ngoài thì các đơn vị tiếp nhận như các trung tâm giới thiệu việc làm ở các địa phương, cũng như các doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu lao động đều có chủ trương và bắt buộc thực hiện các công việc này.
Ông Đào Công Hải bổ sung thêm: Bồi dưỡng kiến thức cần thiết là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài: Một số nội dung trong khóa huấn luyện này là: bản sắc văn hóa dân tộc VN, phong tục tập quán của nước sở tại, pháp luật VN và nước sở tại liên quan đến việc người lao động làm việc tại nước ngoài, tác phong lao động công nghiệp, an toàn vệ sinh lao động...
Sau khóa học này, người lao động được doanh nghiệp XKLĐ cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức cần thiết. Đối với ngoại ngữ do cở sở đào tạo ngoại ngữ cấp. Đối với đào tạo hoặc bổ túc tay nghề do cơ sở dạy nghề cấp chứng chỉ nghề.
Khoa (khoand1987@gmail.com ) :Cho em hỏi hien nay co noi nao tuyen ky thuat di lam viec o nuoc ngoai co thoi han? Cho em mot so dia chi de em tham khao. Em cam on!
Ông Nguyễn Đức Thịnh:
Hiện nay nhu cầu tuyển dụng kỹ thuật viên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài rất lớn đặc biệt là những ngành nghề: thợ hàn, thợ đóng tàu, lắp ghép vỏ tàu, cơ khí với mức lương khoảng từ 500 - 1.000 USD. Nếu bạn có nhu cầu thì liên hệ với Công ty CP Sông Đà 909, địa chỉ Tầng 9, tòa nhà Sông Đà 9, Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. ĐT: 04 3769 4495 (111 - 113).
bui hong luc (chan hung _vinh tuong_vinh phuc) :Hien nay toi dang lam viec o nhat ban va da duoc 2 nam roi. Toi muon biet la hien gio luat phap o nhat ban la co the o lai may nam?
Ông Đào Công Hải:Bạn chưa cho biết bạn sang làm việc tại Nhật theo hình thức nào, nếu theo chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật thì tổng thời gian là 3 năm. Sau khi kết thúc chương trình, bạn phải về nước. Nếu bạn làm việc ở Nhật dưới hình thức LĐ kỹ thuật thì bạn có thể làm việc tại Nhật với thời gian lâu hơn, tối đa khoảng 5 năm.
Trung Dũng (Hà Nội - dungghfu@gmail.com) :Trong năm qua (2009), ngân hàng Chính sách đã cho thanh
niên vay bao nhiêu vốn, dự án vay tối đa là bao nhiêu?
Ông Hoàng Bá Đồng - Phó phòng tín dụng người nghèo, NHCS XH Việt Nam
Ông Hoàng Bá Đồng:
Trong năm 2009, ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp với Đoàn thanh niên các cấp làm dịch vụ ủy thác cho thanh niên vay trên 2.200 tỉ đồng. Đến cuối năm 2009, dư nợ ngân hàng Chính sách xã hội đang cho thanh niên vay trên 5.600 tỉ đồng.
Khương (khuongcumi@gmail.com ) :Nếu tôi đưa ra dự án rất khả thi cần vốn đến 1 tỉ, liệu ngân hàng chính sách có đáp ứng được không, nếu được thì tiến hành như thế nào?
Ông Hoàng Bá Đồng :Hiện nay, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; mức cho vay cao nhất đối với một số chương trình là 500 triệu đồng. Nếu bạn có dự án khả thi cần vốn đến 1 tỉ đồng, thì Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ có thể đáp ứng với mức tối đa là 500 triệu đồng, số vốn còn thiếu bạn có thể vay ở các ngân hàng khác.
Hiền (Cần thơ- nhihienmuoi@gmail.com ) :Sắp tới, ngân hàng có sản phẩm gì đặc biệt dành cho thanh niên lập nghiệp vay vốn không, nếu có thì đối tượng là ai?
Ông Hoàng Bá Đồng :Hiện nay Ngân hàng Chính sách xã hội đang thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các bạn thanh niên thuộc diện hộ nghèo theo tiêu chí quy định của Bộ LĐ-TB-XH hoặc thuộc diện đối tượng chính sách có thể vay vốn từ chương trình cho vay hộ nghèo, chương trình cho vay đi xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài, vay vốn giải quyết việc làm...
Nếu bạn có nhu cầu vay vốn có thể liên hệ với các tổ chức chính trị, xã hội nhận ủy thác tại nơi bạn đang cư trú để gia nhập các tổ tiết kiệm vay vốn, tổ tiết kiệm vay vốn sẽ hướng dẫn bạn làm thủ tục vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
ngo minh canh (330c no trang long. p24. q binh thanh. tp hcm- canh333cc@yahoo.com ) :Hiện tại em là sinh viên. Nay em muốn đi lao động nước ngoài, em có thể hỏi chương trinh là tiếng Anh em chưa chuẩn lắm nhưng em muốn làm bên du lịch thì có thể không. Vì e dang học bên ngành NH-KS. Xin chương trình tư vấn giúp em.
Ông Nguyễn Đức Thịnh :
Đương nhiên khi làm ngành du lịch bạn phải có trình độ tiếng Anh tốt. Chính vì vậy nếu bạn muốn đi làm việc ở nước ngoài với ngành du lịch thì bạn phải học tốt tiếng Anh nếu không bạn chỉ có thể làm những ngành phục vụ như phụ bếp, bồi bàn, lau dọn khách sạn.
Cái Trí Minh (Đồng Nai- caitriminh@gmail.com) :Tôi xin được hỏi chương trình là tại thị trường lao động Nhật Bản hiện nay họ có nhu cầu tuyển những ngành nào? Thủ tục để được đi Nhật ra sao? Cần bao nhiều tiền thế chân? Có phải để được đi lao động bên Nhật thì phả nói được tiếng Nhật không? Ở Việt Nam thì công ty nào có thể đưa lao động đi Nhật và địa chỉ công ty đó ở đâu? Xin cám ơn chương trình.
Ông Đào Công Hải :
Hiện nay Nhật Bản đang tiếp nhận LĐ phổ thông từ nước ngoài dưới hình thức tu nghiệp sinh và thực tập sinh. Hiện nay VN có trên 20.000 LĐ, tu nghiệp sinh và thực tập sinh đang làm việc, tu nghiệp và thực tập kỹ thuật ở Nhật Bản. Tu nghiệp sinh và thực tập sinh tu nghiệp tại Nhật Bản ở nhiều loại hình, ngành nghề chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất chế tạo, điện tử, may mặc, dệt, cơ khí.
Vừa qua, phía Nhật Bản đã sửa đổi Luật Kiểm soát nhập cảnh và công nhận tị nạn, trong đó có một số nội dung liên quan đến việc tiếp nhận thực tập sinh từ nước ngoài. Một trong những nội dung sửa đổi của Luật là thực tập sinh nước ngoài sẽ không phải trả tiền ký quỹ, không phải bảo lãnh bằng tiền hoặc tài sản để sang thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản.
Điều kiện đi làm việc tại Nhật Bản đối với thực tập sinh kỹ năng là phải tốt nghiệp THPT, có một năm kinh nghiệm, phải biết tiếng Nhật (giao tiếp thông thường). Hiện nay có khoảng trên 90 doanh nghiệp đang đưa LĐ, tu nghiệp sinh, thực tập sinh sang Nhật, chủ yếu tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Bạn có thể liên hệ với phòng Thị trường LĐ (Cục quản lý LĐ ngoài nước) để hỏi thông tin cụ thể về địa chỉ của các doanh nghiệp nói trên. Số máy liên hệ: (04) 38249517, máy lẻ: 601, 606.
NguyễnVăn Đức (số nhà 16, tiểu khu Cẩm Xuân, Núi Đôi, Kiến Thụy, Hải Phòng - conanandnana_88@yahoo.com ) :Toi la mot nguoi da qua nghia vu quan su. Toi co nguyen vong di lao dong tai Han Quoc, toi phai lam nhung gi?
Ông Nguyễn Đức Thịnh:
Nếu bạn có nhu cầu đi lao động ở Hàn Quốc thì có thể liên hệ qua Trung tâm lao động ngoài nước số 85 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Hoặc Cục Quản lý lao động ngoài nước.
Cao Ngọc Phượng (Cà Mau- caongoc_phuong@yahoo.com) : Để đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài tôi phải làm những thủ tục gì? chi phí ra sao?
Ông Đào Công Hải:
Bạn có thể đi làm việc tại nước ngoài thông qua các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động dịch vụ đưa người LĐ đi làm việc tại nước ngoài hoặc thông qua hợp đồng cá nhân. Bạn phải cân nhắc khả năng của mình để có thể đi làm việc tại thị trường nào, vì mỗi thị trường LĐ, mỗi loại hình công việc có những quy định và yêu cầu khác nhau về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, cũng như các chi phí cần thiết. Để được tư vấn cụ thể, Bạn có thể liên hệ với Phòng Thông tin tuyên truyền, Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số máy 0438249517, máy lẻ 511, 512 và 513.
Ngọc Thanh (Quảng Nam - thanhqn@gmail.com ) Hiện nay nhu cầu vay vốn của thanh niên là rất lớn, vậy ngân hàng liệu có đáp ứng được không, có việc ưu tiên không hay sẽ xảy ra tình trạng "chạy" vay vốn?
Ông Hoàng Bá Đồng :
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các bộ ngành liên quan, Ngân hàng CSXH đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách, trong đó có các bạn thanh niên. Các đối tượng vay vốn tại ngân hàng CSXH đều được xem xét một cách bình đẳng không có sự phân biệt và không có tình trạng "chạy" vay vốn. Việc cho vay được bình xét từ các tổ tiết kiệm và vay vốn do các tổ chức chính trị, xã hội làm uỷ thác thành lập tại các thôn, xóm, ấp, bản, buôn; lập thành danh sách đề nghị cho vay có xác nhận của UBND xã để làm cơ sở cho ngân hàng phê duyệt cho vay.
Anh Nam ( anhnam@hotmail.com) Kính gửi bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh. Khi tổ chức cho các lao động xuất khẩu sang nước ngoài, doanh nghiệp của bà có chính sách gì để hỗ trợ cho họ không? Nếu nửa chừng có bị bệnh phải về nước thì có bị mất gì không?
Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh :
Đối với tất cả các thị trường, công ty đều tư vấn, hỗ trợ cho người lao động hoàn thiện các giấy tờ thủ tục đi làm việc ở nước ngoài như khám sức khỏe, làm hộ chiếu, vay vốn ngân hàng. Với việc vay vốn ngân hàng, công ty đã ký thỏa thuận hợp tác với Hội sở chính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và ký hợp đồng hợp tác với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam các tỉnh, nên việc vay vốn để đi XK LĐ diễn ra rất thuận lợi.
Ngoài ra, công ty đang xúc tiến để ký thỏa thuận hợp tác với Ngân hàng Công thương Việt Nam để tạo điều kiện cho người LĐ có thêm địa chỉ huy động vốn đi XK LĐ.
Bên cạnh đó, tùy từng thị trường khác nhau, công ty có thêm những chính sách hỗ trợ khác cho người lao động. Ví dụ đối với thị trường Malaysia, công ty không thu trước hoặc chỉ thu một phần phí xuất cảnh của người LĐ, trước khi đi người LĐ chỉ phải nộp từ 3 đến 10 triệu đồng (tùy từng đơn hàng cụ thể). Tương tự, đối với thị trường Đài Loan, nếu LĐ đăng ký đi làm việc tại các trung tâm điều dưỡng cũng chỉ phải nộp trước một phần chi phí xuất cảnh, phần còn lại sẽ được trừ dần