Ở độ tuổi 20, thế giới rộng lớn này dường như có rất nhiều sự lựa chọn, nhưng tôi thường cảm thấy lo lắng. Tuổi 20, ai cũng tràn đầy tò mò về thế giới, muốn thử mọi thứ. Nhưng đây không phải là cách để tìm ra hướng đi cho bản thân.
Tôi sợ nếu chọn sai, có thể sẽ dẫn đến một sai lầm chí mạng nên cứ chần chừ, không dám tiến tới. Chúng ta luôn mong mọi thứ diễn ra suôn sẻ nhưng luôn có những điều trong cuộc sống không thể kiểm soát được. Thật khó để tìm được một công ty có mức lương tốt và cơ hội phát triển, nhưng tôi không có cơ hội để phỏng vấn. Muốn làm việc ở thành phố lớn, nhưng trong lòng vướng bận vì bố mẹ lại thuyết phục về quê thi công chức. Sau một thời gian làm việc, tôi thấy công việc này không phù hợp với mình, tôi muốn chuyển việc nhưng không biết phải làm sao…
Để những người vừa bước ra từ môi trường đại học có thể tìm được một công việc không khiến bản thân mình thất vọng, có lẽ bạn nên trang bị cho bản thân những điều cơ bản sau:
1. Sinh viên mới ra trường không bị giới hạn công việc thuộc chuyên ngành học, tất nhiên, chúng ta có thể làm những công việc liên quan đến chuyên ngành sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, nếu chuyên ngành không phù hợp với tính cách của bản thân thì nên đổi nghề càng sớm càng tốt, tránh được nhiều chuyện phát sinh sau này.
2. Tìm những gì bạn thích và phù hợp với bản thân. Thích hay không thì dễ, nhưng làm sao đánh giá được nó có phù hợp hay không. Về cơ bản mà nói, bạn phải đánh giá khái quát được tiềm năng cá nhân của bản thân có đủ để phát triển, làm tốt công việc hiện tại hay không. Ví dụ, chẳng hạn như tôi luôn cực đoan tin rằng một số người không thích giao tiếp xã hội khó có thể làm tốt công việc liên quan đến việc đối nhân xử thế.
3. Tìm hiểu về bản thân và xã hội nhiều hơn. Những người đi trước cho rằng, thành công của một người tất nhiên phụ thuộc vào sự phấn đấu của bản thân. Chưa biết mình thích công việc gì, phù hợp với công việc gì, nhưng kinh tế thị trường có cơ chế đào thải rất tàn nhẫn nên tốt nhất bạn nên đi theo xu hướng phát triển của xã hội.
4. Để chọn một ngành, bạn phải nhìn vào giá trị tương lai của nó. Rõ ràng, hầu hết sinh viên ra trường hoặc mới đi làm một, hai năm đều dễ bị lung lay bởi thu nhập thấp, không thể kiên trì theo ngành. Có một kinh nghiệm rằng bạn có thể tham khảo, đó là ba năm đầu tiên là khoảng thời gian nhập môn cho hầu hết các ngành. Chỉ khi bạn kiên trì theo đuổi một ngành trong ba năm, bạn mới có thể thực sự hiểu sâu hơn về nó. Vì vậy, chúng ta cần phải học cách kiên trì.
5. Điều quan trọng nhất đối với chúng ta chính là biết so sánh hiện tại với quá khứ của chính mình. Nếu mỗi ngày đều trở nên tốt hơn so với ngày hôm qua, thì bản thân chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn.
6. Đừng bao giờ ngừng học hỏi. Nếu bạn không cập nhật kiến thức theo thời gian thực và duy trì khả năng học hỏi, bạn sẽ không thể trụ lại công việc lâu hơn.
Ngoại trừ một số bạn trẻ có kinh nghiệm, thì hầu hết những người còn lại đều không biết mình thích gì, nên theo đuổi ngành nào. Giống như bạn đã ăn cùng một loại thức ăn trong hơn 20 năm thì đột nhiên bị hỏi món ăn được bình chọn ngon nhất trên thế giới này là gì. Tất nhiên bạn sẽ không biết. Nếu bạn được yêu cầu lựa chọn ngay lập tức, chọn một món ăn ấy và cả đời chỉ ăn món đấy. Bạn có nghĩ rằng mình sẽ hối hận vì chọn sai không? Hầu hết, mọi người sẽ tiếp tục ăn món trước vì họ sợ chọn nhầm.
Tuy nhiên, cuộc sống là một hành trình khám phá. Bạn sẽ chỉ phát hiện ra rằng một số điều bạn thích thực ra lại không thích, một số điều bạn tưởng như mình sẽ không bao giờ thích thì lại khiến bạn thích thú khi đã vì nó mà cố gắng.
Lúc đầu mục tiêu còn mờ nhạt, càng cố gắng thì bạn sẽ càng rõ ràng hơn. Từ đó bạn sẽ biết con đường phía trước của mình như thế nào. Nếu không, khi ai đó hỏi mục tiêu sống của bạn là gì, bạn vẫn không biết. Những gì bạn biết vẫn chỉ là bản thân không thích công việc hiện tại.
Nguồn: Kênh 14