Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào

(CTG) “Gầu Tào” theo tiếng dân tộc Mông có nghĩa là “chơi ngoài trời”, hay “ hội chơi trên đồi”. Theo phong tục của người Mông trước đây, lễ hội Gầu Tào thường được tổ chức bởi những gia đình người Mông giàu có trong bản, cầu mong mưa thuận, gió hòa, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no. Theo thời gian, Gầu Tào được mở rộng, trở thành lễ hội của cả bản làng trong dịp đón Tết Nguyên đán, mừng Xuân mới.

Gầu Tào là lễ hội lớn mang chiều sâu văn hóa, chắt lọc những tinh túy trong đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông; thể hiện sự gắn kết qua những hoạt động tập thể.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 1
Lễ hội Gầu Tào huyện Phong Thổ năm 2024, được tổ chức tại xã Dào San.

Trong không gian âm nhạc rộn rã của tiếng sáo, tiếng khèn, các chàng trai khỏe mạnh đảm nhiệm phần mổ trâu, nấu cỗ. Các cô gái má đỏ hây hây trong cái nắng hanh, tay thoăn thoắt những mũi chỉ, đường kim, trổ tài thêu váy áo với những nét hoa văn đặc sắc dân tộc Mông, hay xúng xính trong những điệu múa truyền thống, đôi mắt lúng liếng trao duyên. Không khí náo nhiệt, vui tươi diễn ra chung quanh cây nêu - một biểu tượng linh thiêng được dựng lên ở vị trí trung tâm diễn ra lễ hội Gầu Tào.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 2

Bà con các dân tộc cùng đến vui hội.

Năm 2020, Lễ hội Gầu Tào được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Tỉnh ủy Lai Châu cũng đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 17/02/2021 về bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030. Theo đó, lễ hội Gầu Tào được nâng cấp tổ chức với quy mô cấp huyện từ năm 2023.

Tại huyện Phong Thổ, Lễ hội Gầu tào được phát triển thành sự kiện văn hóa đặc sắc của địa phương, tổ chức thường niên mỗi dịp tết đến xuân về, với sự tham gia của các xã có đông đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Lễ hội Gầu Tào mở ra cơ hội giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các địa phương trong huyện, nhân lên giá trị văn hóa của dân tộc Mông ở Phong Thổ nói riêng và cộng đồng người Mông Việt Nam nói chung; đồng thời là dịp quảng bá du lịch địa phương tới du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội Gầu Tào huyện Phong Thổ năm 2024 có sự tham gia của 8 đoàn đến từ 7 xã gồm: Hoang Thèn, Dào san, Pa Vây Sử, Tung Qua Lìn, Mù Sang, Lản Nhì Thàng, Sin Suối Hồ và xã Sùng Phài của thành phố Lai Châu, nơi có 77% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 17 và 18/2, với nhiều nội dung phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông.

Các phần nội dung được tổ chức thành cuộc thi giữa các đội, đại diện cho cộng đồng người Mông ở mỗi xã, như: thi văn nghệ; lắp ráp khèn Mông, thêu hoa văn thổ cẩm; thi trưng bày không gian văn hóa, thi nấu thắng cố, bày mâm cỗ truyền thống... Những hoạt động lễ hội đã góp phần gắn kết cộng đồng dân tộc Mông, cũng như tăng cường tình đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa dân tộc Mông với các dân tộc anh em trong vùng.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 3
Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 4

Nô nức đi hội.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 5

Cả nhà rộn ràng chuẩn bị trang phục.

 
Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 6

Các cô gái dân tộc Mông với gian trưng bày của xã Dào San.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 7

Chủ tịch UBND xã Dào San Vương Biên Thùy (đứng giữa) giới thiệu món ăn truyền thống của người Mông.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 8
Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 9

Đại diện các đội thi lắp ráp khèn Mông.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 10

Các cô gái tham gia phần thi thêu hoa văn truyền thống.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 11

Thi nấu thắng cố là nội dung không thể thiếu trong lễ hội.

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 12

Du khách được mời thưởng thức đặc sản của người Mông...

Đặc sắc văn hóa Mông qua lễ hội Gầu Tào ảnh 13

...và chụp ảnh giao lưu cùng người dân bản địa.

Theo Nhân Dân