![]() “Bò ơi, ăn cỏ đi!” - Ảnh: Đức Triết
|
Và chơi cũng phải sao cho thật pờ-rồ (chuyên nghiệp). Thế là chơi cũng cần phải học...
Trẻ em Hà Nội học làm nông dân
Vào mùa ngoại khóa của học sinh Hà Nội, triền đê Vàng-Giang Biên (Long Biên, Hà Nội) luôn ríu rít tiếng nói, tiếng cười trẻ thơ. Chẳng là, dọc triền đê này có trang trại giáo dục mang tên Erahouse - Ngôi nhà kỷ nguyên, đang dạy cho học trò nội thành về nông nghiệp, nông dân.
Truyền kiến thức từ trái tim đến khối óc Xa hơn với Erahouse là trang trại Đồng Quê ở xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội của Công ty TNHH ACT Việt Nam, cũng là một điểm đến dành cho học sinh nội thành Hà Nội trong nhiều năm qua. Đến đây, học sinh được trải nghiệm làm nông dân khi bắt cá, cấy lúa, trồng cây, sử dụng các nông cụ như dần, sàng, xay lúa, giã gạo, đeo gùi hái chè, thăm các trang trại gia súc như thỏ, dê, đà điểu, bò sữa...
“Từ chính di sản văn hóa nông nghiệp và di sản văn hóa thiên nhiên với cả một vùng nguyên liệu phong phú ở chân núi Ba Vì, chúng tôi muốn hướng học sinh đến những trải nghiệm sâu sắc về nền văn minh lúa nước của người Việt cổ để kiến thức được truyền từ trái tim đến khối óc của các em” - TS Ngô Kiều Oanh, giám đốc Công ty TNHH ATC Việt Nam, cho biết.
|
Những tiếng nói này lan khắp khu vực chăn nuôi của Erahouse (cơ sở 1), từ chuồng bò đến chuồng thỏ, sang chuồng dê, chuồng chim, chuồng lợn, chuồng gà... và lẫn trong tiếng đùa nghịch của những đứa trẻ thành phố lần đầu được biết đến, được trò chuyện, được chăm sóc những con vật nuôi có thực ngoài đời chứ không phải chỉ qua sách, tivi hay Internet...
Qua cầu treo lắt lẻo, tốp học sinh đến khu trồng cây, khu bắt cá. Khu bắt cá có hai loại: bể bêtông và “ao” bùn mini. Cứ tưởng đám trẻ thành phố chưa bao giờ biết đến bùn đất sẽ xúm lại với bể bêtông để vớt cá bằng những cái vợt cho... sạch sẽ, ai ngờ chúng chẳng nề hà gì thi nhau ào xuống ao mini đục ngầu bùn đất.
Thật ra vẫn có những thoáng... sợ bẩn, sợ tanh trong ánh mắt hay bước chân dè dặt của trẻ, nhưng cái cảm giác là lạ, thinh thích của lần đầu tiên được chơi với đất đã nhanh chóng cuốn hết đi...
“Ở đây có nhiều trò chơi như: thầy đồ viết chữ, nặn tò he, xem núi lửa phun trào, làm đồng hồ cát, kim tự tháp Ai Cập, trồng cây, bơi thuyền, cưỡi ngựa... Nhưng con vẫn thích nhất là cho bò ăn cỏ và lội xuống ruộng úp cá. Con bò có mùi hôi và con cá thì nhớt nhưng con vẫn muốn được sờ tay vào chúng” - bé Phương Lê, lớp 1A6 Trường tiểu học Lê Quý Đôn, hồn nhiên nói.
Còn anh Ngô Vương Đức - cả buổi sáng theo chân cô con gái Ngô Trang Linh đang học lớp 4A Trường tiểu học Thành Công A đến Erahouse (cơ sở 2) vào vai phi công, hải quân, bộ đội Điện Biên Phủ, nghệ nhân làm gốm Bát Tràng, làm tranh dân gian Đông Hồ... và tập cưỡi ngựa - chia sẻ: “Trẻ con thành phố cứ tưởng chẳng thiếu thứ gì nhưng thật ra lại thiếu rất nhiều thứ. Mà thiếu nhất là không gian vui chơi với những kiến thức thực tế từ nông nghiệp. Vì thế, chúng tôi thật sự quan tâm tới những giờ ngoại khóa ở các trang trại giáo dục như thế này. Đúng là chi phí đắt hơn nhưng hiệu quả mang lại thì lớn hơn nhiều...”.
Bà chủ của Erahouse - thạc sĩ Đặng Lưu Hoa (vốn là giảng viên Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) có cách lý giải riêng: “Trẻ con thành phố mới biết gọi tên về con trâu, con bò, con ngựa... theo sách vở, tivi, Internet mà thiếu hiểu biết về thực tế. Lỗi này là do cách giáo dục lâu nay chỉ có lý thuyết. Tôi nhận ra điều đó từ chính những tháng ngày lăn lộn với đồng đất, lăn lộn với những câu hỏi rất đỗi ngây thơ của trẻ về thế giới xung quanh. Vậy nên từ Erahouse 1, tôi phát triển ra Erahouse 2 (cùng đặt địa điểm ở đê Vàng) và mới nhất là vườn khoa học Erahouse ở tầng 3 trung tâm thương mại Savico, đường Nguyễn Văn Linh, Long Biên. Ba năm qua, khi các trường học ở nội thành Hà Nội và người nội ô biết đến chúng tôi thì Erahouse luôn ở tình trạng quá tải, có ngày đón đến 2.500 học sinh. Mừng bao nhiêu tôi lại thương trẻ thành phố bấy nhiêu”.
Theo TT