
Anh Phạm Tấn Hiệp bên đầm nuôi hàu và sản phẩm hàu sữa vừa thu hoạch.
Cầm trên tay những phần quà trung thu, các trẻ em nghèo ở ấp Phong Thạnh, thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ - TPHCM hớn hở trong lễ hội trăng rằm. Người mang niềm vui đến cho các em là anh Phạm Tấn Hiệp, chủ doanh nghiệp Hiệp Phát Đạt ở thị trấn Cần Thạnh. “Các em thiếu nhi ở ngoại thành vốn chịu nhiều thiệt thòi nên việc bù đắp cho các em là điều tôi luôn mong ước” - anh Hiệp tâm sự.
Không an phận nghèo
Anh kể: “Hồi trước, ba tôi làm nghề đóng tàu nhưng sau đó nghề đánh bắt xa bờ gặp khó khăn nên ông đã bỏ nghề. Lớn lên, tôi vừa đi học vừa đi làm để phụ giúp gia đình. Trong thời gian này, thấy nhu cầu xây dựng của huyện ngày càng tăng, tôi bàn với gia đình mở cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng. Năm 2000, cửa hàng ra đời. Tôi vay thêm 100 triệu đồng để đóng chiếc ghe chuyên chở vật liệu xây dựng khi cần thiết”.
Khi việc kinh doanh phát triển, anh đầu tư thêm xe ben, xe tải, cần cẩu… phục vụ nhu cầu san lấp, xây dựng các công trình. “Thế nhưng, trong cuộc sống, đôi khi có những việc xảy ra không như ý mình mong muốn. Năm 2007, chiếc ghe chở vật liệu bị bão đánh chìm. Rồi xe tải, xe ben lại thay nhau hư hỏng. Thấy vậy, gia đình khuyên không nên tiếp tục công việc làm ăn này nhưng tôi không chịu vì nếu gặp thất bại mà nản lòng thì sẽ không bao giờ thành công” - anh cho biết.
Vượt qua khó khăn, anh sửa lại xe, chú tâm vào việc kinh doanh hơn. Anh chia sẻ: “Bây giờ làm ăn cạnh tranh dữ lắm nên ngoài việc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng hàng hóa, tôi còn để ý tới thời gian, tiến độ thi công. Nhờ đó, khách hàng tin tưởng tìm đến ngày càng nhiều”.
Sẵn sàng thử sức
Khi đã thành công ở lĩnh vực kinh doanh, anh lại để ý đến thế mạnh khác của huyện Cần Giờ, đó là nuôi trồng thủy hải sản. Anh quyết định thử sức ở lĩnh vực này bằng cách thuê 5 ha đất nuôi hàu thử nghiệm. Khác với nhiều người, anh chọn đất đầm thay vì nuôi trên sông.
Lý giải cho việc nuôi hàu trong đầm, anh Hiệp cho biết nếu nuôi ngoài sông, vào mùa lạnh, số lượng hàu chết hơn phân nửa; còn nuôi trong đầm, nhiệt độ ổn định, hàu chết chỉ khoảng 20%. Nhờ kinh nghiệm đó mà chỉ 6 tháng sau, trong vụ thu hoạch đầu anh đã lãi được 50 triệu đồng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, anh thu hoạch được khoảng 60 tấn hàu. Công việc này đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Chưa chịu dừng lại ở đó, năm ngoái, anh lại “có hứng thú” với mô hình nuôi chim yến trong nhà. Tìm đến nhiều nơi, trong đó có cả mô hình nuôi yến thành công tại xã Tam Thôn Hiệp, anh học hỏi kinh nghiệm nuôi yến. Giữa năm 2010, anh quyết định đầu tư 1,8 tỉ đồng xây dựng nhà nuôi chim yến tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ. Đến nay, đã có gần 200 chú chim yến tụ hội về và bắt đầu cho tổ.
Ông chủ nghĩa tình
Ở thị trấn Cần Thạnh, nhiều người biết đến Phạm Tấn Hiệp bởi anh không chỉ thành công trong kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương mà còn là ông chủ nghĩa tình. Trong những chương trình văn hóa, văn nghệ của huyện, anh thường xuyên hỗ trợ xe vận chuyển cũng như kinh phí cho các giải thưởng. Dịp lễ, Tết nào anh cũng đóng góp để chăm lo cho bà con nghèo, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện công việc kinh doanh rất tất bật nhưng anh vẫn tranh thủ học thêm các khóa quản trị kinh doanh và giám đốc điều hành. Tại thị trấn Cần Thạnh, anh còn là Chi hội trưởng Chi hội Ngoài quốc doanh của Hội Liên hiệp Thanh niên thị trấn với 16 thành viên. Anh Hiệp tâm sự: “Từ công việc của bản thân mình trong những năm qua, tôi rút ra được kinh nghiệm là làm gì cũng phải quyết tâm, tự tin, yêu công việc của mình và không sợ thất bại”.
Không an phận nghèo
Anh kể: “Hồi trước, ba tôi làm nghề đóng tàu nhưng sau đó nghề đánh bắt xa bờ gặp khó khăn nên ông đã bỏ nghề. Lớn lên, tôi vừa đi học vừa đi làm để phụ giúp gia đình. Trong thời gian này, thấy nhu cầu xây dựng của huyện ngày càng tăng, tôi bàn với gia đình mở cửa hàng mua bán vật liệu xây dựng. Năm 2000, cửa hàng ra đời. Tôi vay thêm 100 triệu đồng để đóng chiếc ghe chuyên chở vật liệu xây dựng khi cần thiết”.
Khi việc kinh doanh phát triển, anh đầu tư thêm xe ben, xe tải, cần cẩu… phục vụ nhu cầu san lấp, xây dựng các công trình. “Thế nhưng, trong cuộc sống, đôi khi có những việc xảy ra không như ý mình mong muốn. Năm 2007, chiếc ghe chở vật liệu bị bão đánh chìm. Rồi xe tải, xe ben lại thay nhau hư hỏng. Thấy vậy, gia đình khuyên không nên tiếp tục công việc làm ăn này nhưng tôi không chịu vì nếu gặp thất bại mà nản lòng thì sẽ không bao giờ thành công” - anh cho biết.
Vượt qua khó khăn, anh sửa lại xe, chú tâm vào việc kinh doanh hơn. Anh chia sẻ: “Bây giờ làm ăn cạnh tranh dữ lắm nên ngoài việc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng hàng hóa, tôi còn để ý tới thời gian, tiến độ thi công. Nhờ đó, khách hàng tin tưởng tìm đến ngày càng nhiều”.
Sẵn sàng thử sức
Khi đã thành công ở lĩnh vực kinh doanh, anh lại để ý đến thế mạnh khác của huyện Cần Giờ, đó là nuôi trồng thủy hải sản. Anh quyết định thử sức ở lĩnh vực này bằng cách thuê 5 ha đất nuôi hàu thử nghiệm. Khác với nhiều người, anh chọn đất đầm thay vì nuôi trên sông.
Lý giải cho việc nuôi hàu trong đầm, anh Hiệp cho biết nếu nuôi ngoài sông, vào mùa lạnh, số lượng hàu chết hơn phân nửa; còn nuôi trong đầm, nhiệt độ ổn định, hàu chết chỉ khoảng 20%. Nhờ kinh nghiệm đó mà chỉ 6 tháng sau, trong vụ thu hoạch đầu anh đã lãi được 50 triệu đồng. Hiện nay, trung bình mỗi năm, anh thu hoạch được khoảng 60 tấn hàu. Công việc này đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.
Chưa chịu dừng lại ở đó, năm ngoái, anh lại “có hứng thú” với mô hình nuôi chim yến trong nhà. Tìm đến nhiều nơi, trong đó có cả mô hình nuôi yến thành công tại xã Tam Thôn Hiệp, anh học hỏi kinh nghiệm nuôi yến. Giữa năm 2010, anh quyết định đầu tư 1,8 tỉ đồng xây dựng nhà nuôi chim yến tại xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ. Đến nay, đã có gần 200 chú chim yến tụ hội về và bắt đầu cho tổ.
Ông chủ nghĩa tình
Ở thị trấn Cần Thạnh, nhiều người biết đến Phạm Tấn Hiệp bởi anh không chỉ thành công trong kinh doanh, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương mà còn là ông chủ nghĩa tình. Trong những chương trình văn hóa, văn nghệ của huyện, anh thường xuyên hỗ trợ xe vận chuyển cũng như kinh phí cho các giải thưởng. Dịp lễ, Tết nào anh cũng đóng góp để chăm lo cho bà con nghèo, thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện công việc kinh doanh rất tất bật nhưng anh vẫn tranh thủ học thêm các khóa quản trị kinh doanh và giám đốc điều hành. Tại thị trấn Cần Thạnh, anh còn là Chi hội trưởng Chi hội Ngoài quốc doanh của Hội Liên hiệp Thanh niên thị trấn với 16 thành viên. Anh Hiệp tâm sự: “Từ công việc của bản thân mình trong những năm qua, tôi rút ra được kinh nghiệm là làm gì cũng phải quyết tâm, tự tin, yêu công việc của mình và không sợ thất bại”.
Điển hình làm kinh tế giỏi
Chị Trần Thị Thanh Thanh, Bí thư Đoàn thị trấn Cần Thạnh, kể: “Cách đây 2 năm, thấy gia đình bà Lê Thị Xê thuộc diện chính sách, lại neo đơn khó khăn, anh Hiệp đã đứng ra nhận phụng dưỡng. Tháng nào anh cũng đến thăm, hỗ trợ tiền cho bà. Dịp lễ - Tết, ngoài tiền phụng dưỡng, anh còn tặng quà để động viên... Ghi nhận những đóng góp của Phạm Tấn Hiệp, tháng 3-2011, Thành đoàn TPHCM đã biểu dương anh là một trong 15 gương “Thanh niên làm kinh tế giỏi”. |
Theo Người lao động