![]() |
Theo ông Trịnh Thành Thịnh, GĐ phân phối của Mega Star cho rằng, vai trò của người đứng đầu thực hiện chức năng lãnh đạo hoặc quản lý nhiều hay ít, phụ thuộc vào tổ chức bộ máy của DN đó.
Hiện tại có 4 cấp độ tổ chức bộ máy trong 1 DN, từ cao xuống thấp bao gồm: tổ chức theo mô hình ERP; ISO; hiện đại và thuận tiện. Và cơ cấu DN phổ biến ở Việt Nam chủ yếu ở 2 cấp Hiện đại hoặc Thuận tiện.
Ông Thịnh nói: Nếu DN tổ chức theo mô hình thuận tiện, tức là theo nguyên tắc tập trung quyền hạn; không tổ chức theo chức năng; quan hệ cá nhân nhiều hơn nên vai trò quản lý nhiều hơn và được coi trọng hơn, đặc biệt là quản lý nhân sự.
Còn nếu cấu trúc của DN theo mô hình hiện đại, ngược lại quyền hạn sẽ bị phân tán; cơ cấu tổ chức được thực hiện theo chức năng; quan hệ công việc nhiều hơn nên vai trò lãnh đạo sẽ nhiều hơn và được đề cao hơn vai trò nhà quản lý.
“Như vậy, tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức DN và từng hoàn cảnh cụ thể, các chủ DN sẽ vẫn phải “phân thân” để có thể chèo lái con thuyền DN đi đến được đích đã xác định”, ông Thịnh nói.
Lãnh đạo thông minh: giao quyền tối đa
Nhưng ông John Vong, Cố vấn cao cấp của Tập đoàn Sacombank, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn hơn 17 nước khác nhau và với hơn 250 nhà quản trị hàng đầu thế giới, lại đưa ra một cái nhìn mới cho các nhà lãnh đạo DN Việt. Ông cho rằng, nhà lãnh đạo không nên kiêm luôn chức năng của nhà quản lý.
Ông John bình luận: Các hoạt động trong các công ty Việt Nam rất “rắc rối” bởi vì nhà lãnh đạo cùng một lúc vừa muốn làm trọng tài, vừa lại muốn làm cầu thủ. Cuối cùng, tự mình “xử phạt” chính mình!
|
Ông John nói rằng hiện các nhà lãnh đạo của Việt Nam đang nhầm lẫn khái niệm “chiến lược” và chiến thuật. Vai trò của nhà lãnh đạo là định hướng chiến lược. Nhưng khi nói đến chiến lược phải là một kế hoạch hành động lâu dài từ 10 - 20 năm. Còn chiến lược như các nhà lãnh đạo Việt Nam đưa ra trong 1, 2 hoặc 5 năm, đó không gọi là chiến lược mà phải gọi đó là “chiến thuật” (technicals). Đưa ra các chiến thuật thì không phải là chức năng của nhà lãnh đạo. Đó là chức năng của một nhà quản lý.
Và khi đề cập đến việc, các nhà lãnh đạo DN Việt phân thân nhiều vai diễn khác nhau, ông John nói: Nhà lãnh đạo không thể là siêu nhân! Các bạn dù không ngủ để làm việc nhưng mỗi ngày các bạn cũng chỉ có 24h mà thôi. Các bạn sẽ không đủ thời gian để làm hết tất cả mọi việc!
“Một viên gạch ráp với các viên gạch khác tối đa chỉ có 6 mặt. Nhà lãnh đạo cũng chỉ có thể có tối đa 6 người thân cận nhất bên mình mà thôi”, ông John ví von.
Do đó, một nhà lãnh đạo thông minh sẽ là người thực hiện nguyên tắc giao quyền một cách tối đa. Và theo ông John, trong ma trận thực thi – giao quyền, phương thức giao quyền dựa trên sự tôn trọng (Empower & Respect) sẽ là phương thức lãnh đạo hiệu quả nhất. Cách lãnh đạo này sẽ khuyến khích lòng trung thành và sự tận tâm của nhân viên đối với công ty. Còn các cách lãnh đạo khác đều không bền vững (Xem sơ đồ ma trận phía dưới).
|
Cuối cùng, ông John Vong kết luận: Một DN không chỉ dựa vào một người duy nhất, DN đó có rất nhiều rủi ro. Các nhà đầu tư chỉ quyết định đầu tư vào một DN khác khi DN đó có một hệ thống quản trị tốt chứ không phải là vấn đề tài chính.
Theo Tầm Nhìn