|
BGK đặt nhiều câu hỏi cho Trúc My xoay quanh sự khác biệt của dự án, chi phí sản xuất cụ thể, tác động của việc sản xuất với môi trường cũng như yêu cầu My phải chứng minh được đầu ra của sản phẩm và lợi nhuận.
Giám khảo Đình Bá nhận xét: “Dự án có nhiều ý tưởng tổng quát nhưng chưa đi vào chi tiết. Dự án của em dựa trên các số liệu về gạch xây dựng nhưng chi phí đầu tư và công nghệ ban đầu chỉ mới tập trung vào gạch con sâu. Đây là công nghệ rất đơn giản và với chi phí khoảng 2 tỉ đồng thì các nhà máy tái chế chất thải đều có thể tự đầu tư. Em cần nói rõ sự khác biệt và tính cạnh tranh. Để hiệu quả nhất, em nên xây dựng nhà xưởng gần ngay khu vực sản xuất rác thải".
Giám khảo Trọng Quân đánh giá: “Ý tưởng tận dụng rác thải tái chế để sản xuất gạch rất phù hợp với nhu cầu của xã hội cũng như xu thế phát triển của nền kinh tế”. Bà Phan Thị Tuyết Mai – Phó BTC Giải thưởng khuyên Trúc My nên tập trung vào hướng nghiên cứu, tư vấn và bán công nghệ.
Giám khảo Trọng Quân khuyên Đinh Thị Minh Huân – sinh viên ĐH Ngoại Thương TP.HCM đào sâu suy nghĩ để tạo sự khác biệt cho dự án “Kênh marketing cho internet và cửa hàng vừa và nhỏ trong TP.HCM”. Giám khảo Đình Bá cũng lo ngại việc thiếu kiến thức về lĩnh vực công nghệ sẽ gây khó khăn cho Huân khi khởi nghiệp.
|
Phương Hảo tự tin giới thiệu thế mạnh cạnh tranh của mình: ”Điểm khác biệt nhất của dự án là nước chấm đặc biệt và giá cả cạnh tranh“.
Giám khảo Đình Bá góp ý cho Phương Hảo: ”Tôi trăn trở về cách em chọn sản phẩm. Nếu em mở nhà hàng riêng chỉ để kinh doanh gỏi cuốn thì số lượng khách hàng sẽ giới hạn. Tôi nghĩ em nên đa đạng hóa sản phẩm để khách hàng có nhiều sự lựa chọn."
Giám khảo Trọng Quân có ý kiến khác: Tôi lại nghĩ ý tưởng của em khá thú vị và độc đáo khi tập trung khai thác một loại hình gỏi cuốn. Vị trí tốt, nguồn cung cấp đảm bảo và có chiến lược tiếp thị bài bản. Tôi thấy ý tưởng sẽ khả thi nếu em tập trung vào chất lượng món ăn.
Giám khảo Đình Bá cũng nhắc chung các thí sinh ”Các em có nhầm lẫn là hay áp sở thích cá nhân cho thị trường. Kinh doanh phải nói đến tính hiệu quả.
Phương Thị Bích Liên - sinh viên ĐH Ngoại Thương TP.HCM mang đến cuộc thi dự án “Cửa hàng phụ tùng xe máy Dạ Lim” được phát triển dựa trên việc kinh doanh sẵn có của gia đình. Giám khảo Trọng Quân đánh giá: ”Phát huy việc kinh doanh của gia đình là tốt và đây là cơ sở thuận tiện. Em có kiến thức và kỹ năng để chuyên nghiệp hóa mô hình kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, dự án em đưa ra chưa có gì khác biệt so với các cửa hàng tương tự khác. Nhiều mục tiêu của em chưa thể hiện rõ như thân thiện thì thân thiện ra sao. Em quyết định bán sỉ hay bán lẻ chỉ nên tập trung vào một đối tượng”.
Nguyễn Thiện Bảo - sinh viên ĐH Ngoại Thương TP.HCM tự hào giới thiệu món “bánh tráng trứng” mà Bảo đã sáng tạo theo công thức đặc biệt. Món bánh này sẽ là một trong những sản phẩm độc đáo của dự án “Cửa hàng thức ăn nhanh Việt Nam”. Bảo đã có phần trình bày và phản biện rất sôi nổi về dự án. Thí sinh này cũng đã triển khai kinh doanh bước đầu trong 1 năm qua tại thành phố Vũng Tàu.
|
Thí sinh cuối cùng trong ngày, Huỳnh Đặng Vân Anh - sinh viên ĐH Ngoại Thương TP.HCM trình bày ý tưởng giày đi mưa cho cư dân thành thị. Giám khảo có lời khen Vân Anh đã phát hiện được nhu cầu của xã hội nhưng dự án chưa hoàn chỉnh và khuyên Vân Anh nên học hỏi trau dồi thêm tại các khóa học sáng tạo.
Giám khảo Anh Thư cũng góp ý “Khi các bạn có ý tưởng, hãy khoan biến nó là một công ty kinh doanh. Trước hết phải nghiên cứu kỹ ý tưởng và khi có cơ hội thì liên kết với các doanh nghiệp để tận dụng nguồn lực sẵn có”.
Các thí sinh và giám khảo đã có phần trò chuyện chân thành và cảm động ở cuối buổi thi. Trần Phương Hảo và Đinh Thị Minh Huân chia sẻ, giải thưởng là cơ hội để các bạn viết ra giấy dự án mà mình đã ấp ủ bấy lâu. Cũng nhờ giải thưởng, các bạn mới tập trung nghiên cứu, tìm tòi thông tin và học được rất nhiều điều bổ ích và thực tế mà các lý thuyết học được ở trường không thể cung cấp.
Kết quả ngày 24/12
- Trần Phương Hảo: sinh viên ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM - Dự án ”Gỏi cuốn Việt – Tuyệt nước chấm”.