Những giọt nước mắt tự hào ở Trường Sa: Thắp lên tình yêu đất nước

Trong đoàn công tác số 10 ra thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 (tỉnh Khánh Hòa), chúng tôi vô cùng cảm phục khi gặp hai vợ chồng già vượt sóng tới Trường Sa và một cô gái có tình yêu mãnh liệt với biển đảo Tổ quốc. Họ đã thắp lên tình yêu đất nước trong trái tim mỗi người.

Hai vợ chồng già vượt sóng đến Trường Sa

Đó là ông Lê Trọng Cát (72 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Thu Hà (66 tuổi), trú ngõ Xã Đàn 2 (phố Nam Đồng, Q.Đống Đa, Hà Nội). Trong đoàn công tác với hơn 200 đại biểu, ông Cát là người cao tuổi nhất và có lẽ cũng là một trong những người hiếm hoi ở tuổi U.80 vẫn dấn thân đến với Trường Sa, bởi đây là hành trình gian nan, thử thách.

Không chỉ dũng cảm bước đi, mà họ còn là cặp đôi rất tích cực tham gia các hoạt động trẻ do T.Ư Đoàn và Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp tổ chức trong suốt hành trình. Ngay đêm đầu tiên trên tàu, khi diễn ra buổi giao lưu văn nghệ kỷ niệm Ngày truyền thống Hải quân nhân dân VN, mặc dù có hàng trăm người say sóng, không thể tham dự chương trình nhưng họ vẫn xuất hiện trên sân khấu biểu diễn văn nghệ với các đại biểu. Đặc biệt, hai vợ chồng ông Cát đã rất hào hứng tham gia các cuộc thi trên tàu với những tiết mục ấn tượng. Khi tham gia cuộc thi "cặp đôi hoàn hảo", họ đã lên sân khấu trình diễn bằng ngôn ngữ ký hiệu và cho biết đó là câu: "Chúng tôi yêu Trường Sa" của người khiếm thính.

Những giọt nước mắt tự hào ở Trường Sa: Thắp lên tình yêu đất nước - Ảnh 1.Hai cụ già nắm tay nhau trên nhà giàn DK1/2 Phúc Tần

Bà Hà chia sẻ trước đây hai vợ chồng là giáo viên dạy trẻ khiếm thính, nên rất thấu hiểu thiệt thòi của các em. Với lần đi Trường Sa này, hai vợ chồng bà sẽ về lan tỏa những thông tin về Trường Sa tới người khiếm thính, để không một đối tượng nào không biết về Trường Sa.

Nói về hành trình đến với Trường Sa, bà Hà tâm sự hai vợ chồng bà thường xuyên cùng nhau đến các vùng biên giới, hải đảo vì có một tình yêu rất lớn với những nơi này. "Chồng tôi từng là người lính, chúng tôi đã trải qua các cuộc chiến tranh nên rất thấu hiểu những mất mát, đau thương của dân tộc và sự gian lao của người lính. Mặc dù tuổi đã cao, chúng tôi vẫn mong một lần được đặt chân tới Trường Sa, một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, để động viên các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ cao cả giữ vững chủ quyền nơi đảo xa", bà Hà chia sẻ.

Lan toả tình yêu biển đảo 

Mặc dù tuổi cao, nhưng hai cụ đi hết các điểm của hành trình và không bỏ qua điểm đảo nào. Vào những lúc biển động, chiếc cano chở đại biểu lên đảo có lúc bị sóng đẩy lên cao rồi lại vùi xuống biển, nhưng hai cụ vẫn vững vàng vượt sóng để đến với 7 đảo. Thậm chí, nhà giàn là điểm gian nan nhất vì không dễ tiếp cận và rất nguy hiểm cho những ai sợ độ cao, nhưng hai cụ vẫn chiến thắng bản thân leo lên và trở về an toàn.

Những giọt nước mắt tự hào ở Trường Sa: Thắp lên tình yêu đất nước - Ảnh 2.Vợ chồng cụ Cát tự hào đứng trên “quảng trường” ở đảo Trường Sa lớn

 

 

"Trước khi đi, chúng tôi đã tìm hiểu từ rất nhiều người đã đi rồi, nên đã chuẩn bị thuốc men và rèn luyện sức khỏe. Dù chân đau nhưng chúng tôi vẫn quyết tâm đi và không bỏ điểm nào, bởi nhất định phải đến được và hạnh phúc vì đến được Trường Sa", cụ ông hào hứng nói.

Khi đã trải qua các điểm đảo, cụ bà xúc động nói: "Khi đến đây, chúng tôi đã rất cảm phục tinh thần của chiến sĩ và người dân, vì ở tuyến đầu xa xôi, sự giao lưu liên lạc với con người rất khó khăn, nhưng họ rất kiên cường, bản lĩnh, vững vàng bảo vệ Tổ quốc". Cụ ông cũng chia sẻ dù tuổi cao nhưng khi nhìn thấy lớp trẻ, lại như thấy mình ngày xưa đã vượt Trường Sơn đi chiến đấu.

"Những gian nan, khó khăn bây giờ còn lớn hơn cả ngày xưa. Ở Trường Sơn, tôi vẫn được giao tiếp với nhiều người, nhưng ở đây thì không thể. Họ phải xa gia đình, xa đất liền và sống với biển khơi. Ý chí, nghị lực, sự hy sinh của các chiến sĩ ở đây là không gì so sánh nổi", cụ Cát rưng rưng chia sẻ.

Cụ Hà cho biết với những gì đã trải nghiệm, cụ sẽ về nói với con cháu mình và thế hệ trẻ về sự tri ân và lòng biết ơn với những người đã sẵn sàng hy sinh bảo vệ đất nước. "Mình đã quay và chụp nhiều hình ảnh xúc động, sau khi về mình sẽ họp gia đình và họp bạn bè, kể về hành trình của mình để chia sẻ về tình yêu biển đảo", cụ Hà cho biết.

Những giọt nước mắt tự hào ở Trường Sa: Thắp lên tình yêu đất nước - Ảnh 3.Chị Hà My tặng quà chiến sĩ trên đảo Đá Thị - V.T

Mang Trường Sa về đất liền

Trong đoàn công tác, một người trẻ đã gây xúc động lớn bằng những vần thơ viết về Trường Sa.