Các chuyên gia chia sẻ với sinh viên tại buổi tọa đàm “Tự lập về tài chính dễ hay khó?". |
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, anh Lâm Tùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ và phát triển sinh viên Việt Nam, hiện nay, mối lo về tài chính cá nhân trong quá trình theo học đại học đang trở thành một gánh nặng đối với nhiều sinh viên. “Gánh nặng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, chất lượng học tập của các bạn. Thông qua buổi tọa đàm, chúng tôi mong muốn sẽ tạo ra tâm lý vững vàng, tự tin trong việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên, loại bỏ bớt những lo nghĩ để nâng cao chất lượng học tập”, anh Lâm Tùng chia sẻ.
Thông qua buổi tọa đàm với chủ đề “Tự lập về tài chính dễ hay khó?” nhằm đưa tới cho sinh viên một hướng đi hiệu quả hơn trong việc cân đối tài chính cũng như giải tỏa những thắc mắc, tâm tư của sinh viên về việc này. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức mong muốn, thông qua buổi tọa đàm, sẽ tạo ra tâm lý vững vàng, tự tin trong việc quản lý tài chính cá nhân của sinh viên, loại bỏ bớt những lo nghĩ để nâng cao chất lượng học tập.
![]() |
Chia sẻ về việc sinh viên làm thế nào để tránh tình trạng thâm hụt chi tiêu trong quá trình học, chị Nguyễn Thị Ngọc Trang, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Quỹ Trí tuệ Việt cho rằng, điều quan trọng nhất là cần phân biệt giữa khái niệm cần và muốn. Mỗi bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng kinh tế gia đình và nhu cầu bản thân. Từ đó, xác định rõ và ưu tiên những chi phí thật sự cần thiết như: tiền trọ, ăn, uống, điện, nước, dụng cụ học tập, chi phí giáo dục... Biết kiểm soát bản thân để hạn chế sa đà vào những chi phí mà bạn muốn nhưng quá tầm tay, bởi chi phí này có hay không nó cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của sinh viên.
![]() |
Chị Trang đưa ra lời khuyên: “Các bạn cần vạch rõ các bước như sau: Bước 1 là phải quản lý chi tiết các hạng mục chi tiêu, phân bổ tỷ trọng thu nhập cho các khoản tương ứng, đặc biệt là khoản tiết kiệm và đầu tư phải tối thiểu là 20% trên mức thu nhập của mình. Bước 2 là xác định mức chi tiêu tối thiểu và tối đa để làm hạn mức nhắc nhở bản thân chi tiêu thông minh và luôn tìm kiếm các cơ hội để có thêm nguồn thu nhập, cả chủ động và bị động. Bước nữa là tự tin đầu tư vào bản thân để nâng cao giá trị vì đó là tiền đề tăng trưởng thu nhập trong tương lai, chẳng hạn học ngoại ngữ, tham gia các lớp học kỹ năng quản trị và phát triển bản thân...”.
![]() |
CTG