Các tổ thảo luận hoạt động sôi nổi
Mỗi tổ thảo luận sẽ có hai bạn điều hành nhằm mục đích thu thập và tổng hợp ý kiến của các đại biểu trẻ em
Chủ đề về phòng, chống tai nạn, bạo lực, xâm hại trẻ em trở nên “nóng” tại tổ thảo luận số 3, khi các đại biểu “Quốc hội trẻ em” thẳng thắn chia sẻ câu chuyện bản thân từng là nạn nhân của bạo lực từ ngôn từ xúc phạm, đến nhóm anti tấn công khiến bản thân rơi vào stress, thậm chí mất niềm tin vào bản thân.
Chị Nguyễn Phạm Duy Trang, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, Trưởng Ban tổ chức lắng nghe những chia sẻ từ các đại biểu trẻ em tham gia Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ nhất -2023
Bạn Trần Thị Tuyết My (trường THCS Nguyễn Công Trứ, Bà Rịa – Vũng Tàu) bị cô lập, tấn công vì đã đứng ra phản đối bạo lực, bảo vệ bạn. Tuy nhiên, My đã bản lĩnh vượt qua tất cả, vì em đã được tiếp xúc với tổ tư vấn tâm lý học đường từ sớm nên được trang bị kỹ năng làm chủ cảm xúc.
Các đại biểu trẻ em đại diện tỉnh, thành phố nơi các em sinh sống chia sẻ góc nhìn hai chủ đề “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em” và “bảo vệ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng”.
Bạn Tuyết My cho rằng “bạo lực học đường nhiều lúc đến từ những điều rất nhỏ, có khi chỉ là hiểu nhầm hay không thích một điều gì đó ở bạn. Vì vậy, thầy cô cần thực sự quan tâm sát sao học sinh để có phát hiện kịp thời diễn biến tâm lý học sinh, từ đó có sự nắm bắt, điều chỉnh kịp thời, không để mọi việc đi quá xa”. Tuyết My chia sẻ.
Sự tập trung cao độ của đại biểu trẻ em vì đây là hai chủ đề mà các em rất quan tâm
Bảng Giải pháp tại tổ thảo luận số 4 được các em đưa ra đối với chủ đề “Phòng, chống tai nạn thương tích, bạo lực, xâm hại trẻ em”
Đại diện các nhóm chia sẻ
Đại diện các nhóm chia sẻ
Tại tổ thảo luận số 4, Bạn Tạ Mai Anh (THCS Thái Thụy, Thái Bình) bày tỏ sự quan tâm tới vấn đề đuối nước “tai nạn đuối nước ở trẻ em thực sự là vấn đề nhức nhối, dù có nhiều giải pháp nhưng do hiếu hiểu biết, chưa trang bị kiến thức đầy đủ, lơ là, chủ quan của gia đình đối với con em mình nên gây ra những hậu quả đáng tiếc”.
Đại diện các nhóm chia sẻ
Trao đổi về nguyên nhân, các bạn đã nêu ra rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ gia đình, nhà trường, xã hội cùng như chính bản thân các em. Đó là sự thiếu hiểu biết, không có chỗ dựa về tinh thần, tự ti sợ hãi, kiểm soát quá mức, phân biệt dân tộc, vùng miền; nội dung chưa kiểm duyệt; thờ ơ, vô cảm của xã hội; bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh; ràng buộc tình cảm; giáo viên chưa công tâm, hời hợt; phương pháp tuyên truyền còn đại trà
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại chương trình
Các bạn nêu ra các giải pháp như: Bản thân tự làm một tuyên truyền viên để có thể chia sẻ cho các bạn xung quanh; Có chính kiến riêng, tích cực tìm hiểu thông tin để tránh xa các tệ nạn xã hội; Cung cấp kiến thức cho cha mẹ và thông qua các lớp truyền thông và tài liệu để phụ huynh biết cách quản lý và hỗ trợ trẻ em sử dụng Internet an toàn; Cha mẹ cần học cách thấu hiểu con cái để có thể trở thành một người bạn để con chia sẻ.
CTG |